Thủ quỹ là gì? Làm thế nào để trở thành thủ quỹ trong doanh nghiệp?
Thủ quỹ là gì? Làm thế nào để trở thành thủ quỹ trong doanh nghiệp?
Trong mỗi doanh nghiệp, thủ quỹ là một vị trí quan trọng, giống như một “cánh tay phải” đắc lực xử lý các hoạt động thu chi, đảm bảo dòng tiền được sử dụng vào mục đích chính đáng và không bị thất thoát. Đây là một công việc mang tính đặc thù, đòi hỏi những kỹ năng, yêu cầu riêng. Vậy thủ quỹ là gì? Công việc của thủ quỹ là gì? Làm thế nào để trở thành thủ quỹ? Cùng tìm hiểu các thông tin về thủ quỹ qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Thủ quỹ là những người giám sát tiền mặt trực tiếp trong các công ty, doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động tài chính luôn minh bạch bằng cách quản lý các vấn đề về tài chính hiệu quả. Nhân viên thủ quỹ cần phải chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động phát sinh liên quan tới tiền bạc và theo dõi sát sao dòng tiền thu chi.
Người thủ quỹ cần phải có tầm nhi về cơ hội đầu tư, tài trợ, đánh giá các rủi ro qua những hướng dẫn về chính sách tài chính, để có thể cải thiện, duy trì tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thủ quỹ là người chuẩn bị các báo cáo liên quan và cần có khả năng dự đoán về nhu cầu cho vay tài chính.
Chưa kể, để đảm bảo công ty xoay được dòng tiền, để chuẩn bị cho các chi phí đầu tư và vận hành, bạn có thể sẽ đảm nhiệm làm người tư vấn các khoản đầu tư thanh toán hay các khoản vay.
Ngoài việc biết được khái niệm thủ quỹ là gì, để hiểu rõ hơn về thủ quỹ, chúng ta cùng tìm hiểu các công việc mà thủ quỹ cần thực hiện nhé!
Đây là một vị trí có trách nhiệm cao và đảm bảo doanh nghiệp luôn có chi phí để đầu tư, vận hành một cách tốt nhất, tránh xảy ra thất thoát. Cụ thể, dưới đây là bảng mô tả công việc của thủ quỹ đầy đủ nhất dành cho bạn.
Công việc cơ bản nhất của một thủ quỹ chính là thanh toán các khoản giao dịch và chịu trách nhiệm thanh toán các đơn hàng do đối tác cung cấp. Trong trường hợp cần thiết, họ cần phải lưu lại toàn bộ các thông tin giao dịch để đối chứng, đảm bảo những thông tin giao dịch này hợp pháp, chính xác, được các bên liên quan xác nhận rõ ràng, gồm các hóa đơn, giấy tờ liên quan trực tiếp tới việc thu chi. Đồng thời, thủ quỹ cần đảm bảo quá trình thanh toán trong công ty diễn ra đúng yêu cầu.
Ban lãnh đạo là người quyết định các hoạt động thu chi của doanh nghiệp, tuy nhiên người nắm giữ quỹ trong doanh nghiệp vẫn là thủ quỹ. Bởi vậy, những hoạt động liên quan tới công việc thu chi cần đục thủ quỹ quản lý, kiểm soát chặt chẽ và đây chính là trách nhiệm của vị trí này.
Ví dụ như các hoạt động chi trả, đầu tư có các bộ phận phụ trách làm đúng các giấy tờ hợp pháp và thủ quỹ là người gửi tới ban lãnh đạo để xét duyệt.
Thủ quỹ là người chi trả các đề xuất thu chi được ban lãnh đạo gửi trực tiếp và các khoản chi cần có sao kê, chứng từ, chữ ký xác nhận rõ ràng để có thể đối chứng khi cần thiết.
Để xử lý các vấn đề rủi ro, một thủ quỹ cần nắm vững nghiệp vụ tài chính và có trách nhiệm đảm nhiệm các công việc đối chiếu, kiểm kê giấy tờ, hoạt động hợp pháp cùng với kế toán để có thể xác định được những số liệu trùng khớp.
Hiện nay, vị trí thủ quỹ và kế toán vẫn còn bị nhầm lẫn, thế nhưng hai công việc có bản chất khác nhau. Kế toán quỹ là những người đảm bảo hiệu quả, minh bạch trong công việc.
Khi đã biết được thủ quỹ là gì và bản mô tả công việc của thủ quỹ, bạn có tò mò rằng làm thế nào để trở thành thủ quỹ hay không?
Trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay công ty, thủ quỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vậy vị trí này đòi hỏi khá nhiều yêu cầu. Bên cạnh trình độ về chuyên môn, thủ quỹ cần phải có những kiến thức, kỹ năng liên quan tới pháp luật và sở hữu những kỹ năng nghề nghiệp riêng biệt. Dưới đây là những yêu cầu đối với vị trí thủ quỹ.
Yêu cầu về trình độ của thủ quỹ cần tốt nghiệp các trường Cao đẳng trở lên với các chuyên ngành liên quan như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính… Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc với vị trí này trong các doanh nghiệp, hay làm nhiệm vụ liên quan tới quỹ tiền trong phòng kế toán với vị trí tương đương thì đặc biệt được đánh giá cao.
Thủ quỹ cần phải thành thạo tin học văn phòng, nếu có khả năng sử dụng tin học văn phòng nâng cao thì càng tốt. Đồng thời, tiếng Anh của thủ quỹ cần thuộc trung bình khá trở lên, có các kiến thức liên quan tới quỹ tiền mặt, pháp luật, thành thạo sử dụng các phần mềm, máy đếm tiền, máy tính tiền… Thủ quỹ cũng là người tỉ mỉ, trung thực và cẩn thận trong cả những việc nhỏ nhất.
Thủ quỹ cần phải nắm được các điều lệ hoạt động, kinh doanh, và nghiệp vụ kinh doanh của những đơn vị mà mình thực hiện để hiểu hơn về quỹ tiền mặt hoạt động như thế nào. Tùy theo mỗi doanh nghiệp, chi phí thu chi sẽ khác nhau, thủ quỹ cần nhanh chóng nắm được thể lệ thu chi, chế độ thu chi tiền mặt của đơn vị và theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, thủ quỹ cần có kỹ năng thực hiện thủ tục quan hệ tiền mặt giữa ngân hàng và khách hàng và có kỹ năng về thu chi, kiểm đếm, bảo quản và đóng gói tiền mặt. Các kỹ năng như ghi chép, xử lý chứng từ, mở sổ sách, làm báo cáo thống kê, thu chi quỹ tiền mặt cần được cập nhật rõ ràng. Các công cụ sử dụng trong công tác quỹ tiền mặt cần phải thành thạo.
So với các ngành nghề khác, mức lương của thủ quỹ thuộc tầm trung và tùy theo nhiệm vụ, tính chất công việc, trách nhiệm trong mỗi doanh nghiệp mà mỗi vị trí thủ quỹ sẽ có mức lương khác nhau, ở nhiều ngưỡng quy định.
Mỗi nhân viên thủ quỹ trung bình sẽ có mức lương khoảng 6 triệu đến 8,4 triệu đồng một tháng. Trong một số doanh nghiệp, nếu thủ quỹ gánh vác nhiều đầu việc, giữ vị trí chủ chốt, đảm đương nhiều công việc, trách nhiệm thì mức lương mà họ nhận được khoảng 14 triệu đồng một tháng.
Tuy vậy, để có thể đạt được mức lương này, người thủ quỹ cần phải có những kiến thức, sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, phương diện pháp luật và những kỹ năng chuyên môn cơ bản.
Khi càng có chuyên môn, càng hiểu biết thì thủ quỹ càng có nhiều cơ hội để nâng cao mức thu nhập của mình. Đồng thời, khi có kinh nghiệm ấn tượng thì bạn có thể có được mức lương đáng nể hơn và thăng tiến lên những vị trí khác.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được thủ quỹ là gì và những thông tin cơ bản về vị trí này. Trong các doanh nghiệp, thủ quỹ đóng vai trò quan trọng, quản lý dòng tiền, thu chi, hạn chế những hoạt động thất thoát trong doanh nghiệp. Để trở thành thủ quỹ, bạn cần đảm bảo có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như am hiểu về pháp luật. Nếu đang tìm việc làm thủ quỹ, hãy truy cập ngay vieclam123.vn để tìm việc ngay hôm nay nhé!
Thủ quỹ và kế toán là hai vị trí hoàn toàn khác biệt về bản chất công việc. Thế nhưng, thủ quỹ có được làm kế toán không và cần phải có yêu cầu gì để trở thành kế toán? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023