Blog

Thái độ là gì? Những thái độ nào nên xuất hiện trong con người bạn?

22/02/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Không phải hành vi, thái độ mới chính là thuật ngữ đang được quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy rất nhiều từ “thái độ” sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Vậy bạn hiểu thái độ là gì và theo bạn có tất cả bao nhiêu kiểu thái độ có thể tồn tại trong con người.

Có thể bạn và nhiều người khác hiểu rõ khái niệm thái độ là gì nhưng bạn có chắc là định nghĩa được nó một cách chuẩn xác? Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn giải tỏa những thắc mắc về vấn đề này, cùng theo dõi nhé.

1. Tổng quan về thái độ

1.1. Bạn hiểu thái độ là gì?

Khái niệm thái độ là gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, vậy thái độ là gì?

Thực tế, thái độ chính là một trong những trạng thái cảm xúc của con người được thể hiện thông qua các hành vi như cử chỉ, hành động, lời nói, thậm chí là nét mặt,...

Bạn hiểu thái độ là gì?

Bên cạnh đó, thái độ cũng được hiểu là trạng thái cảm xúc khi con người đưa ra nhận xét, đánh giá và phản ứng đối với thế giới xung quanh mình.

Dựa theo những nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học trên thế giới thì hiện nay thái độ được cấu tạo từ 3 thành phần bao gồm nhận thức, ảnh hưởng và hành vi. Trong đó tất cả các thái độ của con người đều được chia thành 2 loại là thái độ tiêu cực và thái độ tích cực.

1.2. Tìm hiểu bản chất thực sự của thái độ

Mặc dù bạn đã có trong tay định nghĩa chuẩn xác với khái niệm thái độ là gì tuy nhiên rất ít người có thể hiểu rõ bản chất của thuật ngữ này. Để hiểu rõ khái niệm này thì trước hết hãy hiểu rõ bản chất của thái độ bạn nhé.

Những phân tích chi tiết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ đâu là bản chất thực sự của thái độ. Cùng khám phá các thành phần cấu tạo nên thái độ trước nhé:

1.2.1. Thái độ được tạo ra từ nhận thức của con người

Đây chính là thành phần quan trọng nhất của thái độ con người, ngoài cách gọi “nhận thức” thì người ta còn gọi thành phần này là “kiến thức nền” bởi đây chính là sự hiểu biết về thế giới xung quanh của con người, từ những hiểu biết này họ sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan nhất về những sự vật hay hiện tượng đang diễn ra trước mắt.

Mỗi người sẽ có sự nhận thức khác nhau về một sự vật, hiện tượng nào đó và đương nhiên với nhận thức của mình thì họ sẽ thể hiện một thái độ phù hợp.

Ví dụ: Tôi cho rằng việc trộm cắp tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật nhưng có người lại có nhận thức khác về điều này,... 

1.2.2. Thái độ được tạo thành từ ảnh hưởng

Có thể bạn chưa hiểu rõ về “ảnh hưởng” trong thái độ tuy nhiên nó thực sự đơn giản. Bạn có thể hiểu rằng sự ảnh hưởng ở đây chính là những cảm nhận cá nhân về các sự vật, hiện tượng bên ngoài.

Tìm hiểu bản chất thực sự của thái độ

Những cảm xúc này thực tế chưa được bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hành vi cụ thể.

Ví dụ: Mỗi khi gặp người yêu thì bạn đều có tâm trạng hồi hộp khó tả, mặc dù 2 người chưa cần nói bất cứ thông tin gì thì thứ cảm xúc này vẫn xuất hiện một cách bất ngờ.

1.2.3. Hành vi chính là biểu hiện của thái độ

Có lẽ hành vi chính là thành phần cấu tạo của thái độ được bộc lộ rõ rệt nhất của con người, chỉ cần nhìn vào những hành vi trước mắt thì đối phương đã có thể đánh giá chính xác thái độ của bạn là gì.

Ví dụ: Bạn thường không thích bạn của mình lừa dối mình tuy nhiên đến 1 ngày bạn lại biết người bạn đó lại làm điều mà bạn ghét. Sau đó bạn có thể tỏ thái độ giận dỗi, bực tức, thậm chí không nói chuyện với họ,...

2. Những thái độ tồn tại trong con người

Như đã nói, thái độ con người được chia thành 2 loại đó là thái độ tích cực và thái độ tiêu cực. Tuy nhiên trong mỗi loại này lại có những thái độ cụ thể hơn, vậy chúng là gì hãy cùng tôi tìm hiểu ngay nội dung bên dưới nhé.

2.1. Thái độ tích cực cần trang bị ở mỗi người

Không phải trường hợp nào bạn cũng cần tỏ rõ những thái độ tích cực sau đây, người thông minh sẽ biết cách vận dụng chúng đúng thời điểm.

2.1.1. Thái độ nhiệt tình

Khi một ai đó rất nhiệt tình với bạn, luôn muốn giúp đỡ bạn trước mà không đòi hỏi bất cứ sự đáp trả nào vậy thì bạn sẽ tỏ thái độ thế nào?

Đương nhiên là cũng tỏ lại thái độ vui vẻ và đón nhận đối với họ rồi. Đây chính là cách hành xử cần thiết để duy trì các mối quan hệ trong xã hội.

Thái độ nhiệt tình

Ngược lại, khi bạn nhiệt tình với người khác có nghĩa là bạn đang truyền tới họ nguồn năng lượng vô cùng tích cực, bạn đang làm cho những người xung quanh nghĩ rằng còn nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, vì vậy sự yêu thương sẽ được lan tỏa trong cộng đồng một cách hiệu quả.

Nói là vậy nhưng nhiệt tình cũng có 2 loại đó là nhiệt tình ở mức vừa phải và nhiệt tình ở mức thái quá. Bạn cần phân biệt rõ 2 loại thái độ này để có cách hành xử cho phù hợp với hoàn cảnh nhé.

Rõ ràng nhiệt tình là một thái độ tích cực được khuyến khích trong cuộc sống, tuy nhiên nên tránh sự nhiệt tình thái quá để đảm bảo hình ảnh cũng như gia tăng giá trị cho bản thân mình nhé.

2.1.2. Thái độ lạc quan, yêu đời

Sự lạc quan và yêu đời chính là thái độ tích cực mà mỗi người cần trang bị để đối phó với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Khi bạn là người lạc quan, tư duy của bạn cũng sẽ tích cực, mọi việc bạn làm luôn có cơ hội thành công bởi trong đó không có sự bàn chùn.

Những người lạc quan hay yêu đời luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, chính cách suy nghĩ này đã khiến những người xung quanh có thêm năng lượng tích cực để đối mặt với những thử thách của mình.

Thái độ luôn được thể hiện qua hành vi, chính vì thế sẽ chẳng có ai đánh giá bạn là một người lạc quan, yêu đời trong khi bạn không hành động. Hơn nữa, những người lạc quan thường biết cách an ủi và xoa dịu nỗi đau của người khác, vì vậy nếu bạn có thể làm được những điều này thì thật là trân quý.

2.1.3. Thái độ biết ơn với những người đã giúp mình

Thái độ biết ơn với những người đã giúp mình

Biết ơn chính là thái độ giúp hình thành nên đạo đức, nhân cách của con người. Thường những người có phẩm chất đạo đức tốt, có trí tuệ thì họ không cần đáp trả khi giúp đỡ người khác, tuy nhiên những người được giúp đỡ mặc dù không muốn nhưng vẫn cần tỏ thái độ biết ơn đối với người giúp đỡ mình.

Trong cuộc sống này, có rất nhiều điều mà bạn cần biết ơn như biết ơn cha mẹ vì đã sinh thành và nuôi dưỡng bạn, biết ơn thầy cô vì đã dạy cho bạn những bài học quý giá, biết ơn bạn bè vì đã cho bạn biết cách nhìn nhận cuộc sống một cách thiết thực, biết ơn sếp và đồng nghiệp vì đã cho bạn cơ hội và sự nghiệp,...

Dù mọi thứ xảy ra có tốt đẹp hay tồi tệ thì đó cũng là bài học quý giá để bạn biết ơn cuộc sống này, tất cả những gì xảy ra trong quá khứ chính là nền tảng để bạn trở thành con người như hiện tại. 

Một người có thái độ biết ơn sẽ luôn biết tập trung cải thiện những gì mình thiếu, họ sẽ biết quý trọng tất cả những gì mà họ có và luôn tìm cách để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Vì vậy hãy luôn sống với thái độ biết ơn để tạo ra nhiều hơn giá trị trong cuộc sống bạn nhé.

2.2. Một số thái độ tiêu cực cần tránh xa

Bên cạnh những thái độ tích cực mà chúng ta nên trang bị thì cũng tồn tại một số thái độ mang tính tiêu cực. Với những thái độ này bạn cần tránh xa để không biến bản thân thành người tiêu cực nhé.

2.2.1. Loại bỏ thái độ vùng vằng khi không đạt được ý muốn

Vùng vằng khi không đạt được điều mình mong muốn là thái độ thường xảy ra ở những bạn trẻ, và họ thường thể hiện thái độ này với bố mẹ, ông bà hoặc những người thân khác trong gia đình.

Loại bỏ thái độ vùng vằng khi không đạt được ý muốn

Những người có thái độ này là do suy nghĩ chưa thấu đáo, chưa phân tích kỹ vấn đề đã vội đánh giá sự việc một cách không đúng. Để trưởng thành và chín chắn, bạn cần loại bỏ ngay thái độ này ra khỏi mình nhé.

2.2.2. Thái độ nghi ngờ người khác khi chưa rõ nguyên nhân

Những người hay nghi ngờ người khác thường khiến người xung quanh khó chịu, nếu bạn đang sở hữu thái độ này thì cần loại bỏ ngay nhé.

Vẫn biết bạn được quyền nghi ngờ cho những người có khả năng, tuy nhiên hãy để sự nghi ngờ của mình ở trong lòng sau đó âm thầm điều tra. Tránh trường hợp nói trước mặt họ về sự nghi ngờ của mình, đó là thiếu cơ sở, bạn sẽ bị cho là người vu oan giá họa cho người khác.

Hãy tinh tế hơn trong cách bộc lộ thái độ để người khác nhìn thấy bạn là một người trưởng thành nhé.

2.2.3. Thái độ khinh thường những người yếu kém hơn mình

Thái độ khinh thường những người yếu kém hơn mình

Khinh thường người khác ra mặt chính là thái độ tiêu cực nhất mà bạn cần phải loại bỏ. Ngay cả khi người bị khinh mọi thứ đều không bằng bạn thì bạn cũng không nên tỏ thái độ này.

Đây là thái độ cư xử của những người học thức kém, luôn cho mình là cái rốn của vũ trụ và thường nhìn người bằng nửa con mắt.

Nếu bạn thường xuyên có thái độ này với những người xung quanh thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể thành công trong cuộc sống.

3. Sở hữu thái độ tích cực bạn sẽ nhận lợi ích gì?

Rất nhiều người quan tâm tới lợi ích nhận được từ việc sở hữu thái độ tích cực. Vậy hãy cùng tôi điểm danh xem những lợi ích đó là gì nhé.

Thứ nhất, khi có thái độ tích cực, bạn sẽ giảm thiểu sự căng thẳng trong cuộc sống 

Luôn thể hiện thái độ sống tích cực vừa là cách tự tạo năng lượng cho bản thân đồng thời cũng lan tỏa năng lượng tới những người xung quanh. Như vậy, khi môi trường sống của bạn toàn những điều tích cực thì chẳng phải bạn sẽ gặp thuận lợi hay sao.

Thứ hai, có thái độ tích cực bạn sẽ có nhiều mối quan hệ tốt đẹp

Bất cứ ai cũng mong muốn được làm việc với những người năng động, nhiệt huyết và có thái độ sống tích cực. Vì vậy nếu bạn sở hữu thái độ này thì sẽ được nhiều người yêu quý, có nhiều mối quan hệ tốt và những mối quan hệ này có thể giúp đỡ bạn trong công việc.

Thứ ba, thái độ sống tích cực đem lại thành công cho người sở hữu

Người ta thường nói, người có địa vị chưa chắc đã là người thành công, những người vừa có địa vị lại được nhiều người tôn trọng và yêu quý mới chính là thành công. Bạn có thấy như vậy không?

Sở hữu thái độ tích cực bạn sẽ nhận lợi ích gì?

Với thái độ sống tích cực, công việc luôn gặp thuận lợi, luôn có nhiều người giúp đỡ nên thành công tìm đến cũng là điều đương nhiên.

Với những chia sẻ vừa rồi bạn đã hiểu rõ khái niệm thái độ là gì, mong rằng trong thời gian sớm nhất bạn sẽ trang bị những thái độ tích cực và chinh phục thành công cho chính mình. Theo dõi vieclam123.vn mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.

Bạn hiểu khiêm tốn là gì?

Theo bạn khiêm tốn là gì? Nếu chưa thể định nghĩa chính xác với khái niệm này vậy thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé.

Khiêm tốn là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023