Blog

Lời hồi đáp chính xác nhất cho câu hỏi thạc sĩ là gì?

18/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Học tập có lẽ là con đường rộng lớn nhất mà mỗi chúng ta ai cũng đều phải trải qua. Hành trình đó bắt đầu từ những cấp học phổ thông cơ bản, hoàn thành và nhận được tấm bằng cử nhân đại học rồi tiếp đến những trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ,... Vậy thạc sĩ là gì? Những điều kiện và cụ thể cách phân loại các loại bằng thạc sĩ sẽ ra sao? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu ngay thông tin qua phạm vi bài viết sau đây nhé!

1. Thông tin về câu hỏi thạc sĩ là gì?

1.1. Khái niệm thạc sĩ

Nhắc đến thạc sĩ, chúng ta có thể thấy rằng đây không phải là một khái niệm quá xa lạ. Những ai quan tâm và muốn theo đuổi con đường học vấn chuyên nghiệp thì thạc sĩ luôn được coi là một trình độ được họ hướng đến. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi thạc sĩ là gì chưa?

Thạc sĩ là từ dùng để chỉ những cá nhân có học vấn, kiến thức chuyên ngành rộng và chuyên sâu. Nói như vậy là bởi, sau khi đã hoàn thành quá trình học tập và lấy được tấm bằng cử nhân, những sinh viên có hứng thú cùng ý định nghiêm túc theo đuổi chuyên sâu chuyên ngành của mình sẽ tiếp tục học lên thạc sĩ. 

Thông thường, những chương trình giáo dục đào tạo thạc sĩ sẽ được tổ chức với cường độ cao kết hợp với sự chuyên môn hóa sâu. Việc trải qua quá trình học tập từ việc nghiên cứu và giảng dạy này sẽ giúp những cử nhân của chúng ta tự định hướng cũng như sở hữu những kiến thức để theo đuổi con đường học vấn chuyên nghiệp.

Khái niệm thạc sĩ

Trên thực tế, sau khi trải qua quá trình học tập chuyên sâu và sở hữu tấm bằng thạc sĩ trên tay, những cử nhân của chúng ta sẽ có thêm được nhiều giá trị cùng những kiến thức liên ngành mà cấp đại học chưa đề cập đến. Những giá trị đó được coi là nguồn tài sản quý giá sẽ nâng đỡ và tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho người học trong con đường thăng tiến trong sự nghiệp.

1.2. Những điều kiện để trở thành một thạc sĩ là gì?

Thực tế tất cả chúng ta đều hiểu rằng, học tập là con đường duy nhất giúp chúng ta có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. Tất nhiên ở đây không có nghĩa là cứ phải học thạc sĩ thì mới được gọi là học tập chuyên sâu và nghiêm túc. Bạn có thể học ở ngoài đời, học trong sách vở, học ở trường lớp từ bạn bè, thầy cô,... Việc lựa chọn cho mình những con đường đúng đắn hoàn toàn là nằm ở quyết định của bạn. Nếu bạn muốn theo đuổi và học tập để trở thành một thạc sĩ trong tương lai thì việc nắm rõ những điều kiện và yêu cầu để được tham gia học tập sẽ là điều vô cùng cần thiết.

Những điều kiện để trở thành một thạc sĩ

1.2.1. Những điều kiện để được học thạc sĩ là gì?

Để tham gia học thạc sĩ thì điều đầu tiên mà người học cần đảm bảo đó là yêu cầu về bằng cấp. Người học thạc sĩ bắt buộc cần tốt nghiệp với đúng chuyên ngành hoặc những chuyên ngành đó cần có điểm tương đồng và phù hợp với những ngành học thạc sĩ mà bản thân đăng ký. Bên cạnh đó, những quy định về trình độ ngoại ngữ cũng sẽ được áp dụng trong quá trình tuyển sinh. Đối với yêu cầu này thì mỗi ngành sẽ có những quy định riêng và các thí sinh cần cân nhắc về trình độ ngoại ngữ của mình khi quyết định tìm hiểu và theo đuổi học tập nhé!

Ngoài những yêu cầu trên, cơ sở đào tạo cũng sẽ quyết định cho các học viên về môn thi thứ hai. Môn thi đó có thể là môn cơ sở ngành, môn cơ bản hoặc là một môn chuyên ngành do cơ sở giáo dục yêu cầu đã được đề cập đến trong hồ sơ đăng ký ban đầu đã được gửi lên các cơ quan thẩm quyền.

Những điều kiện để được học thạc sĩ

1.2.2. Những lưu ý khác về điều kiện học thạc sĩ là gì?

Về cơ bản, khi đã đáp ứng được những yêu cầu phía trên là người học có thể đăng ký và tham gia quá trình đào tạo để trở thành thạc sĩ. Tuy nhiên nếu bạn nằm trong diện đối tượng ở một số trường hợp đặc biệt thì những lưu ý sau đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

Đối với những công dân nước ngoài thì nếu muốn theo học thạc sĩ họ sẽ cần có trình độ tiếng Việt thấp nhất là bậc 4 dựa trên khung năng lực tiếng Việt dùng cho người đã tốt nghiệp đại học được giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc người nước ngoài. Bên cạnh đó, tùy theo mỗi cơ sở giáo dục mà người học còn cần đáp ứng được trình độ về ngôn ngữ thứ hai (nếu có).

Những điều kiện về bằng cấp và chứng chỉ cần được đảm bảo về sự đầy đủ trong quá trình tham gia. Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ những điều kiện của cơ sở đào tạo cũng là điều mà chắc chắn các ứng viên cũng cần chuẩn bị để có thể theo đuổi con đường này một cách thành công.

Những lưu ý khác về điều kiện học thạc sĩ

2. Những loại bằng thạc sĩ đang có hiện nay

Nhiều người vẫn tưởng rằng chỉ có một loại bằng thạc sĩ, tuy nhiên trên thực tế thì trình độ học vấn này lại sở hữu những loại bằng và chứng nhận khác nhau. Các loại bằng thạc sĩ sẽ bao gồm bằng học thuật, bằng nghiên cứu và bằng thạc sĩ chuyên môn.

Đối với bằng thạc sĩ học thuật thì đây sẽ là chương trình giáo dục được đào tạo với nguồn kiến thức liên quan đến lĩnh vực tự nhiên xã hội tổng quát như khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Đối với bằng thạc sĩ nghiên cứu thì được phân là bao loại đó là:

Master of Research (MRes) (đào tạo sinh viên trở thành nghiên cứu sinh) 

Master by Research (MPhil) (đào tạo chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể). Bằng cấp này sẽ rất phù hợp với những ai muốn tiếp tục học tập chuyên  sâu hơn trong tương lai với các trình độ cao hơn như tiến sĩ, giáo sư.

Master of Studies (MSt) là loại bằng chỉ được cung cấp ở một số trường học nhất định.

Những loại bằng thạc sĩ đang có hiện nay

Cuối cùng là bằng thạc sĩ chuyên môn. Đây được xem là giấy tờ bằng cấp còn được coi là bằng thạc sĩ chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo của bằng thạc sĩ này sẽ được đi sâu vào mục đích giúp người học theo đuổi các ngành nghề cụ thể trong tương lai và được tập trung vào một chuyên môn nhất định.

Dù lựa chọn học tập bất cứ lĩnh vực nào thì việc nghiêm túc túc theo đuổi đến cùng chắc chắn sẽ giúp các bạn đạt được những thành công trong tương lai. Đạt được chứng chỉ thạc sĩ, người học sẽ có cơ hội phát triển và tiếp tục theo đuổi những trình độ cao hơn nếu thực sự có nhu cầu. Tấm bằng và những kiến thức nhận được cũng sẽ trở thành những hành trang vững chắc giúp con đường sự nghiệp của người sở hữu rộng mở hơn trong tương lai.

Tấm bằng và những kiến thức nhận được sẽ trở thành những hành trang vững chắc

Những chia sẻ vừa rồi cũng đã khép lại bài viết về câu hỏi thạc sĩ là gì của chúng tôi. Dẫu biết rằng học tập là điều không hề dễ dàng thế nhưng với sự chăm chỉ, kiên trì và cố gắng không ngừng chắc chắn sẽ giúp bạn đạ được những điều mà mình mong muốn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe, niềm vui và đừng quên thường xuyên ghé thăm chúng tôi để đón đọc những chia sẻ thú vị hơn nữa nhé!

Trả lời chi tiết cho câu hỏi phẩm chất là gì?

Bạn đã từng nghe qua đến hai từ phẩm chất và muốn tìm hiểu ý nghĩa cũng như khái niệm chính xác? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất cũng như những kiến thức thú vị xoay quanh câu hỏi phẩm chất là gì?

Phẩm chất là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023