Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng. Vì thế mà ngày lễ theo phong tục tập quán hay tín ngưỡng tâm linh cũng cực kỳ phong phú. Tuy nhiên, đặc trưng và nổi bật nhất chắc hẳn vẫn là ngày tết cổ truyền, ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Vậy, tết cổ truyền là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của tết cổ truyền ra sao? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên đán, tết ta, tết âm lịch, tết cả hay đơn giản chỉ là tết. Đây là một dịp lễ đón chào năm mới tính theo âm lịch của các quốc gia vùng văn hóa Đông Á, bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan và không thể thiếu đó chính là Việt Nam. Tuy nhiên, theo sự chuyển biến của lịch sử và thời đại thì hiện nay, Nhật Bản đã không còn đón Tết theo âm lịch nữa. Chính vì thế mà những quốc gia trên thế giới vẫn đón năm mới theo lịch âm gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Đài Loan.
Với người Việt, tết cổ truyền đã trở thành một nét truyền thống văn hóa đặc trưng và khó có thể bỏ hay thay thế được. Vì thế, cho dù sinh sống tại Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào khác thì tết cổ truyền vẫn luôn được thực hiện một cách trọn vẹn nhất có thể để họ có thể nhớ về quê hương, người thân cũng như cảm nhận được phần nào không khí Tết đặc trưng nơi quê nhà.
Vào ngày tết cổ truyền sẽ có rất nhiều hoạt động cũng như phong tục ngày tết đặc trưng được diễn ra. Vì thế mà không khí trong những ngày tết cổ truyền thường rất sôi nổi, vui vẻ để hy vọng một năm mới khởi sắc cũng như thuận lợi nhất. Vậy, nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục ngày tết cổ truyền như thế nào? hãy cùng theo dõi những thông tin tiếp theo đây nhé.
Tết cổ truyền sẽ được tính vào ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch âm. Vì thế mà thời gian diễn ra tết cổ truyền sẽ chậm hơn so với tết dương lịch (hay còn gọi là tết tây) từ 1 cho đến 2 tháng. Nguyên nhân chính là bởi quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch, do đó mà tết nguyên đán sẽ diễn ra vào khoảng 21/1 - 9/2.
Tính tổng toàn bộ thì dịp tết cổ truyền sẽ diễn ra trong 7 - 8 ngày cuối của năm cũ và 7 ngày đầu của năm mới (tức là từ ngày 23 tháng Chạp cho tới hết ngày 7 tháng Giêng). Trong khoảng thời gian này, người dân Việt Nam sẽ tất bật để chuẩn bị cho việc đón tết, thực hiện các phong tục đặc trưng nhất của dịp lễ này và hướng đến một năm mới bình an, vui vẻ, phấn khởi, thuận lợi nhất trong các vấn để của cuộc sống.
Sự ra đời của ngày tết cổ truyền vẫn còn là một vấn đề gây ra khá nhiều tranh cãi. Nhiều nguồn thông tin cho rằng tết cổ truyền của nước ta được bắt nguồn từ Trung Quốc do sự ảnh hưởng văn hóa của quốc gia này trong 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, nếu chiếu theo dữ kiện trong văn học từ truyền thuyết “Bánh chưng bánh dày” thì nước ta đã đón tết cổ truyền trước cả giai đoạn 1000 năm bắc thuộc, tức thời Vua Hùng.
Cùng với đó, Khổng Tử cũng đã viết rằng: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Chính vì vậy mà ta cũng có thể đưa ra giả thuyết rằng tết cổ truyền bắt nguồn từ chính Việt Nam mà không phải là du nhập từ nước nào khác.
Thực tế thì cho dù nguồn gốc của tết cổ truyền ra sao thì đây vẫn là một ngày lễ lớn và vô cùng quan trọng với những đất nước có truyền thống này. và ở mỗi quốc gia khác nhau thì các phong tục, quan niệm dân gian trong ngày tết cũng có sự khác biệt nhất định. Điều này giúp cho tết cổ truyền trở nên độc đáo, thú vị hơn rất nhiều.
Không phải tự dưng mà tết cổ truyền trở thành một ngày lễ lớn và quan trọng của nước ta. Thực tế thì dịp lễ này chứa đựng rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người Việt cũng như những người dân ở các quốc gia đón năm mới theo âm lịch khác.
Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán chính là một sự khởi đầu của năm mới. Ở đây, tết còn được gọi là “tiết”, biểu thị cho thời tiết với quy luật vận hành 4 mùa trong năm là Xuân, Hạ, Thu và Đông. Đông qua, Xuân tới, đó là một chu trình lặp lại với sự kết thúc và khởi đầu mới. Cộng với sự ảnh hưởng của nền nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc vào thiên nhiên nên tết nguyên đán chính là sự biểu thị về thời điểm chuyển giao của trời đất.
Dịp Tết cổ truyền cũng là dịp để con cháu trong nhà có thể bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với ông bà, tổ tiên mình thông qua mâm ngũ quả, mâm cơm được chuẩn bị đầy đủ, trang trọng nhất đặt trên bàn thờ.
Dựa theo quan niệm xưa thì ông bà, tổ tiên cũng sẽ quay lại để đón tết cùng với con cháu cũng như cầu phúc và phù hộ cho con cháu trong gia đình mình được may mắn, bình an nhất.
Một trong những ý nghĩa quan trọng của dịp lễ tết cổ truyền đó chính là sự may mắn. tết cổ truyền đánh dấu cho một năm mới lại đến, đây sẽ là cơ hội cho những sự thay đổi, phát triển của mỗi người. Vì thế mà ai cũng mong muốn có một năm mới tràn ngập niềm vui, mọi thứ suôn sẻ, thuận lợi và gặp vận khí tốt hơn. Do đó mà dịp đi chùa đầu năm cũng trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của đầu năm mới theo tết âm lịch.
Không phải tự nhiên mà tết lại gắn với sự “sum vầy” khi cả một năm, mọi người đều có cho mình những dự định riêng để phát triển. Vì thế mà việc xa người thân, xa gia đình là điều khó tránh khỏi. Để gia đình có thể sum vầy và quây quần bên nhau thì cần có một dịp thật đặc biệt và đó chính là dịp tết cổ truyền.
Trong thời điểm tết cổ truyền diễn ra, hầu hết, mọi hoạt động, công việc đều sẽ được gác lại, vì thế mà đây là thời điểm để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một guồng quay trong năm mới. Do đó mà mọi người sẽ trở về với gia đình của mình để sum họp và hỏi thăm lẫn nhau, đồng thời, đây cũng là dịp để con cháu trong nhà bày tỏ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng với ông bà, cha mẹ dành cho mình.
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng và đa dạng về văn hóa, chính vì thế mà tôn thờ thần linh cũng là một nét đặc trưng trong văn hóa người Việt. Dịp tết cổ truyền cũng sẽ là thời điểm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần tự nhiên vì đã giúp cho một năm mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi hay ra khơi đánh bắt,...
Trong những câu chúc đầu năm mới ta sẽ thường thấy câu nói “thêm tuổi mới” là vô cùng quen thuộc. Việc bắt đầu một năm mới cũng có nghĩa là mọi người sẽ thêm tuổi mới, vì vậy mà đây sẽ là dịp sinh nhật chung của tất cả mọi người.
Chính điều này mà trong đầu năm mới, người ta sẽ chúc nhau những lời lẽ tốt đẹp nhất để hướng tới một năm thuận lợi, an nhàn và may mắn.
Nếu như đã hiểu được tết cổ truyền là gì và ý nghĩa của ngày tết thì theo bạn, các phong tục đặc trưng của dịp lễ này ra sao?
Đây là phong tục không thể thiếu của người Việt khi chuẩn bị cho dịp tết sắp đến. Vào ngày 23 tháng Chạp thì các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ và một con Cá chép để phóng sinh sau khi đã thắp hương xong.
trong quan niệm của người Việt thì vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công, ông Táo sẽ phải về chầu trên Thiên Đình để báo cáo những sự việc xảy ra trong gia đình. Và cá chép chính là vật cưỡi để ông Công, ông Táo có thể bay về chầu Trời vì vậy mà việc phóng sinh cá chép có ý nghĩa là cung cấp vật cưỡi cho ông Công, ông Táo.
Thấy bánh chưng là thấy tết, chính vì thế mà trong dịp tết cổ truyền sẽ không thể thiếu được hoạt động gói bánh chưng, bánh tét. Đây là loại bánh không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền và mỗi gia đình đều cần có bánh chưng để bày trong mâm cỗ cúng tổ tiên, thần linh.
Bánh chưng không chỉ là một món ăn mà việc gói bánh chưng cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần lại với nhau. Cùng nhau thực hiện những hoạt động đặc trưng mang hương vị ngày Tết, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện dịp cuối năm và cùng nhau thức để trông nồi bánh chưng,... Đó sẽ là những kỷ niệm mà ai cũng sẽ nhớ mãi và khó có thể quên được.
Những ngày cuối năm sẽ chẳng thể nào thiếu được công tác dọn dẹp nhà cửa. Việc dọn dẹp sẽ giúp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng hơn, đồng thời, dọn bỏ hết những điều không vui, không suôn sẻ ra khỏi nhà để hướng tới những điều may mắn trong năm mới.
Không những vậy, đây cũng sẽ là hoạt động mang đến những kỷ niệm cho các thành viên trong gia đình. Cùng nhau dọn dẹp, cùng nhau sắm sửa và trang hoàng không gian trong nhà để đón nhận những điều tích cực, may mắn nhất của năm mới.
Mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt trong dịp tết âm lịch. Do vậy mà bày mâm ngũ quả chính là nét phong tục đặc trưng trong văn hóa đón chào năm mới theo âm lịch của người Việt ta, hướng đến một năm sung túc “vừa đủ xài”.
Tảo mộ là dịp để các thành viên trong gia đình tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên khi dọn dẹp lại ngôi mộ của tổ tiên và thắp hương thăm viếng. Đây là hoạt động thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính của con cháu với những người quá cố trong gia đình mình.
Vào đêm giao thừa, mâm cơm cúng tất niên và bài khấn sẽ cần được chuẩn bị chỉn chu, đàng hoàng. Điều này mục đích cho việc cúng giao thừa được thuận lợi nhất, để thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới được suôn sẻ và may mắn hơn.
Xông đất chính là việc mà một người được xem là hợp tuổi với gia chủ sẽ vào nhà đầu tiên trong đầu năm mới để gia chủ coa một năm thuận lợi và may mắn. Đây là quan niệm xa xưa của người Việt khi người đầu tiên bước chân vào nhà trong năm mới sẽ có ý nghĩa rất lớn tới tình hình của gia đình trong năm đó. Vì thế mà việc lựa chọn người hợp tuổi để xông đất đầu năm nhằm hướng tới sự hy vọng về một năm thuận lợi nhất cho gia đình.
Những ngày đầu năm mới sẽ không thể thiếu được những lời chúc ý nghĩa mang đầy may mắn và phong bao lì xì đỏ chót để hướng tới những sự vui vẻ và niềm vui trong tương lai. Chúc tết và lì xì chính là những hoạt động đặc trưng của ngày tết và được trẻ con vô cùng yêu thích, nhất là khi nhận bao lì xì vô cùng sặc sỡ và bắt mắt.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về ngày tết cổ truyền. Mong rằng, thông qua bài viết của vieclam123.vn, bạn đã hiểu được tết cổ truyền là gì cũng như nắm bắt được các phong tục đặc trưng trong dịp lễ đặc biệt này của người Việt nhé!
Tết Hàn Thực là gì? Ý nghĩa và phong tục của ngày tết Hàn Thực ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết về ngày tết đặc beiejt này qua bài viết sau nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023