Terabyte được biết đến là một thuật ngữ chỉ đơn vị đo lường trên các thiết bị điện tử có thể kể tới điển hình như laptop, điện thoại, thẻ nhớ, bộ nhớ, dung lượng, ổ cứng. Vậy terabyte là gì và cách sử dụng đơn vị này như thế nào? Có thể thực hiện những phép quy đổi đơn vị nào với Terabyte? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu nhiều hơn về Terabyte và cách quy đổi đơn vị này thật chính xác.
MỤC LỤC
Terabyte, trong hệ thống đơn vị đo lường được viết tắt là TB, là một thuật ngữ quen thuộc dùng trong ngành máy tính để chỉ mức dung lượng lưu trữ của ổ cứng của các thiết bị điện tử như vừa nêu trên. Hẳn chúng ta đều biết, ổ cứng đóng vai trò quan trọng đối với máy tính và một số thiết bị điện tử vì nó có nhiệm vụ lưu trữ các chương trình hoạt động, hệ điều hành và toàn bộ dữ liệu khác cần thiết để đảm bảo máy tính và các thiết bị có thể hoạt động.
Lịch sử của Terabyte nói đúng hơn chính là một hành trình dài đi từ Megabyte để trở thành Terabyte. Hành trình ấy bắt đầu từ thời gian cuối những năm 80 của thế kỷ trước, máy tính chỉ đạt được bộ nhớ trung bình khoảng chừng 20MB để có thể chứa được tất cả dữ liệu, hệ điều hành và thậm chí có cả các trò chơi. Thời điểm ấy, game Mario 1 có dung lượng chỉ hơn 100 KB nên không gian lưu trữ khá thoải mái.
Tới khoảng thời gian giữa những năm 90 của thế kỷ XX, mức dung lượng này đã đạt tới 80MB. Vài năm sau đó, thế giới đón nhận sự ra đời của hệ điều hành đồ họa với kỷ lục chiếm dụng tới hàng trăm Megabyte. Nó khiến cho dung lượng ổ cứng cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu về lưu trữ.
Dấu mốc 2005 có lẽ đặc biệt hơn cả để đánh dấu sự xuất hiện của ổ cứng có dung lượng lớn hàng trăm Gigabyte. Người dùng không còn phải lo lắng về việc sử dụng thiết bị điện tử là máy tính để lưu trữ dữ liệu.
Dần dà, thời gian trôi đi song hành với những thành tựu đáng nể trong mảng đồ họa, nhạc video, ra đời cả những phần mềm giàu chức năng chỉnh sửa có thể cài đặt trên máy tính. Từ nhu cầu của người làm về đồ họa, edit, chỉnh sửa quả thực rất lớn. Nhu cầu thực tiễn này thúc đẩy nhu cầu cần mua lượng lớn không gian lưu trữ cho máy tính của họ, buộc các nhà sản xuất phải liên tục tìm ra các phương án nâng cấp dung lượng để đáp ứng người dùng.
Cho đến tận ngày nay, thế giới công nghệ với những đỉnh cao đã vươn tới được thì câu chuyện làm sao nâng cấp dung lượng lưu trữ cho ổ cứng không còn là một nhiệm vụ thách thức nữa. Các nhà sản xuất không ngừng cung cấp cho con người những giá trị công nghệ tuyệt vời nhất như chuyện ổ cứng có khả năng lưu trữ nguồn dữ liệu khổng lồ. Sự bão hòa thành tựu này đã đem đến sự hạ nhiệt về giá thành của ổ cứng nên bất cứ người dùng nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận để mua và sử dụng.
Tuy chi phí ổ cứng có sự giảm xuống thế nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, chức năng của chúng không có gì phải chê trách khi ngày một cải tiến hơn về chức năng như khả năng lưu trữ được gia tăng, kích thước lưu trữ dữ liệu giảm, có hiệu suất hoạt động nhanh, những khả năng như sao lưu, kiểm tra dữ liệu cũng trở nên nhạy bén và mượt hơn.
Điển hình cho thành tựu tuyệt vời trong công cuộc cải tiến dung lượng lưu trữ được đặt trên những chiếc máy tính xách tay bởi hiện nay có rất nhiều dòng laptop được sản xuất với dung lượng lưu trữ lớn hơn 1 TB.
Đa phần, đơn vị sản xuất sẽ tính toán sản xuất ổ cứng bằng hệ thập phân, dẫn đến dung lượng Terabyte được tính như sau:
Tính theo hệ thập phân thì 1TB = 1000 GB
Tính theo hệ nhị phân thì 1 TB = 1024 GB.
Một Terabyte có giá trị tính trên cơ số 10 theo cơ số thập phân, còn được định nghĩa là một nghìn tỷ byte hay quy đổi ra thành một nghìn Gigabyte. Ngoài ra, đôi khi một TB còn được tính tương đương với dung lượng 1099 x 109 B (byte).
Sở dĩ có những cách biến đổi khá khác nhau như vậy là vì xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong ngành công nghiệp máy tính, công nghệ. Trong đó là sự mâu thuẫn giữa cách quy đổi theo quan điểm truyền thống trong việc sử dụng cơ số 2 và tiền tố nhị phân với tiêu chuẩn mới của ngành công nghệ khi chấp nhận tiêu chuẩn thập phân SI trực quan, đưa nó vào sử dụng rộng rãi.
Con người dùng hai hệ quy đổi để đo lường cho Terabyte.
- Đo lường theo Byte (B): 1 byte đổi bẳng 8 bit
- Đo lường theo Kilobyte (KB):
+ 1 KB = 10001B (tính theo hệ IS - hệ thập phân)
+ 1 KB = 10241=210byte (tính theo hệ nhị phân)
- Đo lường theo Megabyte (MB)
+ 1 MB = 10002byte (tính theo hệ IS)
+ 1 MB = 10242 = 220 byte (tính trong hệ nhị phân)
- Đo lường theo đơn vị Gigabyte (GB)
+ 1 GB = 10003 byte (theo hệ IS)
+ 1 GB = 10243 = 230 byte (theo hệ nhị phân)
- Đo lường theo đơn vị Terabyte (TB)
+ 1 TB = 10004 byte (hệ IS)
+ 1 Terabyte = 10244 = 240 byte (hệ nhị phân)
- Đo lường theo đơn vị Petabyte (PB)
+ 1 PB = 10005 byte trong hệ IS
+ 1 Petabyte = 10245 = 250 byte (hệ nhị phân)
Với những quy đổi trên, bạn có biết 1 TB sẽ bằng bao nhiêu B? Hãy thử tự mình làm phép tính để tìm ra con số thú vị nhé.
Với hệ thống đo lường, chúng ta biết được rằng, Terabyte chính là tiền tố tính cho 1 ngàn tỷ, hoặc được rút gọn thành 1012. Những nhà làm quảng cáo sẽ dựa vào đây, sử dụng chúng để kinh doanh bán ổ flash hay ổ cứng, SSD cho người dùng.
Ngành khoa học máy tính sẽ sử dụng terabyte theo hệ số nhị phân để phục vụ cho việc tính toán các dữ liệu. Một vài tổ chức khác lại không sử dụng thuật ngữ Terabyte mà dùng Terabyte nhằm phân biệt với hệ nhị phân. Đơn vị đo lường này được viết tắt là TiB. Kéo theo đó các đơn vị quy đổi khác cũng có sự quy ước lại thành KiB, MiB,...
Bạn có thể khám phá khả năng lưu trữ của 1 TB dựa vào những con số cụ thể sau đây. Và điều này chắc chắn cũng sẽ là một điều tuyệt vời, không uổng công bạn dành thời gian tìm hiểu về thuật ngữ này.
1TB có thể lưu trữ được: 200 ngàn bài hát có dung lượng 123 KPps, kéo dài trong khoảng thời gian 5 phút; 250 ngàn bức hình được chụp ở độ phân giải 12MP; 250 bộ phim, tương đương 500 giờ phát cho một video nếu phát trên định dạng HD. Ngoài ra, bạn sẽ phải bất ngờ với con số 6,5 nghìn trang tài liệu lưu trữ dưới định dạng PDF, các file tài liệu văn phòng, các bài thuyết trình. Con số này tương đương với 1,3 ngàn chiếc tủ để đựng hồ sơ trong thực tế đấy nhé.
Còn rất nhiều điều thú vị đến từ thuật ngữ Terabyte. Và thật may mắn khi chúng ta có dịp để khám phá Terabyte là gì và khai thác những điều vô cùng thú vị về nó. Còn thông tin gì thú vị mà bạn tìm hiểu được liên quan đến đơn vị đo lường này thì bạn đọc hãy chia sẻ để tất cả mọi người cùng biết, cùng chinh phục kiến thức nhé!
Tìm hiểu thông tin về Cookie sẽ mở ra cho chúng ta những hiểu biết cần thiết trong ngành công nghệ máy tính. Nếu bạn đang theo đuổi ngành công nghệ thông tin hoặc có hứng thú khám phá kiến thức thuộc về chuyên ngành này thì đừng bỏ lỡ bài viết chia sẻ về Cookie thông qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023