Blog

Telesales là gì? Bản mô tả công việc telesales mới nhất

05/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Telesales là công việc mới xuất hiện những năm gần đây tuy nhiên tốc độ phát triển và phủ sóng của ngành nghề này ngày càng tăng cao. Đây chính là cơ hội việc làm cho nhiều ứng viên đang tìm việc làm. Telesales là gì? việc làm telesale làm gì? Hãy để vieclam123.vn giúp bạn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này này thông qua bản mô tả công việc telesales dưới đây

1. Telesales là gì?

Telesales là hình thức bán hàng qua điện thoại bằng cách tư vấn, giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cho khách hàng. Nhân viên telesales sử dụng kịch bản có sẵn để gọi điện chốt đơn ngay trên điện thoại. 

telesales là gì?

Những năm gần đây hình thức bán hàng telesales được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ bởi đây là hình thức tiếp cận khách hàng nhanh chóng vì vậy nhiều doanh nghiệp hiện nay chú trọng đào tạo đội ngũ telesales để đảm bảo về kiến thức, kỹ năng cho họ dễ dàng trong việc tiếp cận thuyết phục khách hàng.

2. Mô tả công việc telesales mới nhất

Nghe về telesales chỉ là làm việc trên điện thoại tuy nhiên một nhân viên telesales thực hiện những công việc xung quanh nhiệm vụ gọi điện thoại. Và nếu đọc xong bản mô tả chi tiết về công việc telesales dưới đây của Vieclam123 mà bạn thấy hứng thú thì đừng ngần ngại mà không tạo ngay một mẫu cv telesales để đi ứng tuyển luôn nhé.

2.1. Phân tích data khách hàng

Các nhân viên telesales đều được cung cấp một lượng data có sẵn từ bộ phận marketing của công ty. Tuy nhiên trước khi thực hiện gọi điện thì người làm công việc telesales sẽ thực hiện phân tích data các đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng ưu tiên để có thể tư vấn hiệu quả hơn.

Việc phân tích này có thể dựa theo khu vực khách hàng, tìm hiểu trước về thông tin chủ số điện thoại để có thể tìm ra những đối tượng có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm. Phân tích data cũng giúp cho tránh gặp phải tình trạng trùng lặp số điện thoại đã tư vấn và cũng có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt đầu cuộc gọi nhằm nâng cao chất lượng mỗi một lần tương tác qua điện thoại với khách hàng.

2.2 Gọi điện tư vấn 

Công việc chính của nhân viên telesales là gọi điện cho khách hàng giới thiệu về sản phẩm dịch vụ. Nhiệm vụ của nhân viên telesales phải đưa đến những nội dung thông tin hấp dẫn qua cuộc gọi và theo kịch bản có sẵn, lắng nghe tập trung tương tác với khách hàng để nắm được nhu cầu từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Thông qua việc gọi điện thoại để tư vấn thuyết phục khách hàng sau đó đi đến chốt đơn là nhiệm vụ quan trọng mang lại lợi nhuận cho công ty. 

Dựa theo phân tích data ban đầu để tiến hành gọi điện cho những khách hàng ưu tiên trước, lúc này nhân viên telesales ngoài việc tư vấn cũng phải lắng nghe những vấn đề thắc mắc của khách hàng để giải đáp chi tiết thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn cách sử dụng chi tiết. Công việc này cần phải thực hiện hàng ngày và đều đặn theo đúng quy trình đã được đào tạo.

2.3. Lưu thông tin khách hàng và đơn hàng

Đối với những cuộc gọi chốt đơn thành công thì nhân viên telesales phải lưu trữ thông tin khách hàng cụ thể họ tên địa chỉ nhận hàng hoặc cách thức giao dịch thanh toán dịch vụ,... Những thông tin này giúp cho đơn hàng có tỉ lệ thành công cao nên nhân viên telesales phải đảm bảo ghi chính xác đầy đủ. 

Bên cạnh việc lưu giữ thông tin đơn hàng thì công việc telesales cần thực hiện hướng dẫn khách hàng chi tiết sử dụng và nhận dịch vụ, sản phẩm về ngày nhận, số tiền phải thanh toán, số lượng khi nhận để không xảy ra nhầm lẫn hay những vấn đề ngoài ý muốn với đơn hàng. Tất cả thông tin về sản phẩm khách hàng không được tari nhiệm trực tiếp mà chỉ nghe qua điện thoại nên việc chốt được đơn chắc chắn và có được niềm tin từ khách hàng là rất quan trọng.

2.4. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Mô tả công việc telesales

Có thể hiểu nhiệm vụ này giống như công việc chăm sóc khách hàng của nhân viên telesales. Thông qua việc lưu thông tin khách hàng để tránh trùng lặp khi gọi điện tư vấn lại từ đầu gây ảnh hưởng và người nhận cuộc gọi cũng sẽ thấy rất phiền. Thay vào đó chỉ thực hiện gọi lại khi khách hàng đã nhận hàng để đảm bảo đơn hàng dudowjwc giao đúng địa chỉ và nhắc nhở lại cách sử dụng sao cho hiệu quả tốt nhất, dựa vào nhiệm vụ này để xây dựng mối quan hệ thân thiết có cho mình những khách hàng tiềm năng thân thiết, chính những khách hàng nào cũng có thể là người sẽ giới thiệu giúp bạn có thêm nhiều đơn hàng và lượng người mua hơn nữa. 

Đây là nhiệm vụ quan trọng và khá khó khăn đối với nhân viên telesales, bởi để gắn bó thân thiết và có một mối quan hệ lâu dài với người mà mình chỉ nói chuyện qua điện thoại không phải là chuyện có thể chỉ trong một hoặc hai ngày mà nó là một quá trình. 

2.5. Báo cáo tiến độ công việc 

Nhân viên telesales mỗi tháng đều có KPI phải hoàn thành nên việc báo cáo tiến độ công việc cũng giúp quản lý được kết quả công việc và chỉ tiêu cá nhân phải hoàn thành. Thông qua báo cáo có thể giúp lãnh đạo, quản lý biết được năng lực của bạn cũng giúp chính bản thân bạn biết được những sai sót còn khắc phục và phát huy ưu điểm của mình. Nhân viên telesales sẽ báo cáo về công việc, chất lượng cuộc gọi, các vấn đề phát sinh khi gọi điện cho khách.

3. Mức lương của nhân viên telesales

Mức lương của nhân viên telesales ở khoảng 5 đến 5 triệu tuy nhiên đây chỉ là lương cứng, nhân viên telesales tại nhiều doanh nghiệp sẽ được nhận mức thưởng nếu vượt chỉ tiêu cá nhân, những người làm công việc telesales đã có kinh nghiệm mức lương sẽ ở khoảng 9 đến 12 triệu. Tổng mức thu nhập có thể lên đến 15 hoặc 20 triệu. Với số tiền này thì hoàn toàn có thể gắn bó và phát triển với công việc telesales.Nhân viên telesales hoàn toàn được hưởng các quyền lợi cơ bản của người lao động và những đãi ngộ hấp dẫn. Thưởng lễ, tết và các dịp đặc biệt 

4. Bí quyết để trở thành nhân viên telesales giỏi.

4.1. Kiến thức về sản phẩm 

Tìm hiểu kiến thức về sản phẩm của công ty mới có thể giúp nhân viên tư vấn qua điện thoại hỗ trợ giải đáp được các thắc mắc của khách hàng. Kiến thức của nhân viên telesales rất rộng ngoài sự am hiểu về thông tin, đặc tính của sản phẩm thì còn phải trau dồi về chuyên ngành, kỹ năng gọi điện, các kiến thức về xã hội mới có thể đáp ứng được công việc. 

Ngoài ra, người bán hàng qua điện thoại cũng cần phải hiểu sơ qua về nhu cầu và xu hướng mua sắm của các khách hàng sắp tiếp cận để lựa chọn đưa thông tin nào hoặc không đưa thông tin nào về sản phẩm hay dịch vụ của mình đến người nghe.

4.2. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại.

Đây là kỹ năng quan trọng mà nhân viên Telesales cần có để có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Khi thực hiện tư vấn qua điện thoại việc để lại ấn tượng cho người nghe giúp cho sự tương tác giữa nhân viên telesales và khách hàng được thuận lợi thì chính là nhờ vào khả năng giao tiếp những thông tin đưa ra phải hấp dẫn với khách hàng. Vũ khí đặc biệt của telesales chính là giọng nói, cách phát âm, âm lượng mà bạn phát ra, cách bạn nhấn mạnh vào những từ hay cụm từ trọng tâm như thế nào sẽ giúp truyền tải một cách mạnh mẽ và dứt khoát những điểm mấu chốt, quan trọng đến khách hàng.

Bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe cũng cần được bạn quan tâm và củng cố. Khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng khi bạn lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ về vấn đề mà họ đang gặp phải, về sản phẩm hay dịch vụ họ đang hoặc có mong muốn sử dụng. Vì vậy, hãy chú ý nghe khi họ chia sẻ và ghi chép lại các thông tin chính.

4.3. Kỹ năng xử lý tình huống.

Trong các cuộc gọi cho khách hàng, nhân viên telesales sẽ gặp phải những tình huống không thể lường trước được như khách hàng khó tính, đòi hỏi khắt khe hay khách hàng cảm thấy bị làm phiền vì họ đã sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác.Sẽ có những khách hàng từ chối thẳng thừng hoặc cáu gắt vì nhân viên telesales làm mất thời gian của họ và dập máy ngay lập tức. Đây là những tình huống thường gặp khi bạn là telesales, vì vậy nếu gặp trường hợp này, nhân viên telesales hãy cư xử thật khéo léo, lịch sự và đừng chán nản. Hãy xem đó là bài học và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Bí quyết trở thành nhân viên telesales giỏi

4.4. Kỹ năng xây dựng kịch bản sáng tạo.

Nhân viên telesales đều sẽ có kịch bản sẵn để đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng khi thực hiện tư vấn qua điện thoại. Tuy nhiên những kịch bản này sẽ gây cứng nhắc và không thể hiện được tính chân thật khi nói chuyện với khách như một cỗ máy. Vì vậy người làm công việc telesale muốn tăng tính thuyết phục trong cuộc hội thoại thì nên đặt cái tâm và sự sáng tạo vào đẻ vẫn giữ được nội dung của những thông tin nhưng vẫn có sự khác biệt so với những kịch bản có sẵn.

Bạn không nên chủ quan cho rằng mình đã am hiểu về sản phẩm mà không cần phải chuẩn bị, điều đó khiến bạn dễ rơi vào thế bị động khi quên đi một vấn đề nào đó hoặc giới thiệu thiếu đi một số tính năng quan trọng của sản phẩm mà bạn đã định sẽ nói với khách hàng trước đó.Vì thế, dù có là một chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp tới đâu, nhưng khi đã chọn hình thức telesales, bạn vẫn cần phải chuẩn bị kỹ càng nội dung cuộc gọi để chắc chắn tất cả thông tin đều được chuyển tới khách hàng một cách đầy đủ nhất.

4.5. Kỹ năng quản lý thời gian hợp lý

Cũng như bất kỳ một nhân viên văn phòng nào, nhân viên telesales sẽ chỉ có một quỹ thời gian nhất định để làm việc và một nhân viên thông minh sẽ biết tận dụng quỹ thời gian của mình để lập kế hoạch và telesales khách hàng vào thời điểm nào cho phù hợpBạn cần phải tận dụng hai thời điểm ở trên để gọi điện và tiếp xúc với khách hàng. Bạn nên chuẩn bị danh sách gọi điện vào buổi sáng, hãy xem khách hàng là ai, cần tư vấn sản phẩm gì để trao đổi công việc tốt nhất. Khi gọi điện nên hạn chế làm các công việc khác vì đây là lúc bạn dễ nhận được đơn hàng hơn so với những khung giờ khác.

Trường hợp khách hàng yêu cầu gửi bất kỳ thông tin nào cho họ bạn nên ghi chú lại. Sau đó bạn tiếp tục gọi điện cho xong danh sách khách hàng. Cuối cùng mới gửi email đến những khách hàng có nhu cầu khác.

Ngoài ra, bạn nên tập cách giảm thời gian trên một cuộc gọi, xác định những khách hàng tiềm năng để tiếp tục trao đổi và ngưng cuộc nói chuyện với những khách hàng có thái độ không tốt hay cực đoan.

Trên đây là những thông tin về công việc telesales mà Vieclam123 đã tổng hợp. Nếu bạn yêu thích công việc này thì hãy có cho mình những kỹ năng về hiểu biết về lĩnh vực này để thành công ứng tuyển vị trí nhân viên telesales nhé. 

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023