Blog

Trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc: Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

09/01/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây? Bạn có thể mang lại những gì cho công ty? Hầu hết buổi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ luôn hỏi tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty của họ. Chính vì vậy, câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?" trở thành một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất.  Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây nhé?”

1. Nhà tuyển dụng thực sự muốn gì?

Điều người phỏng vấn muốn là một câu trả lời thật, chất lượng từ ứng viên. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ quan tâm của bạn đối với công việc và công ty, đồng thời để kiểm tra xem liệu bạn có dành thời gian để nghiên cứu công ty hay không.

Khi phỏng vấn những ứng viên tiềm năng, người phỏng vấn muốn xác định xem ứng viên nào là người thực sự mong muốn công việc và sẽ thực sự nỗ lực để cải thiện công ty, trái ngược với những ứng viên chỉ cần một công việc, bất kể công việc đó là gì và không cần biết vị trí đó đòi hỏi ra sao.

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?"

Ứng viên cần chuẩn bị sẵn sàng và thể hiện sự hiểu biết về công ty. Câu trả lời của ứng viên sẽ thể hiện rằng họ có là người phù hợp với văn hóa và sứ mệnh của công ty hay không. 

2.1. Tìm hiểu thông tin về công ty

Ứng viên có thể tìm kiếm thông tin trên Google hoặc website chính thức của công ty trong phần "Giới thiệu về chúng tôi". Đồng thời, ứng viên có thể tìm hiểu về các mục tiêu của công ty trên trang web của họ, xem xét xem liệu các mục tiêu đó có tương thích với các mục tiêu cá nhân của bạn hay không. 

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin trả lời tốt câu hỏi này hơn, từ đó gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Đương nhiên bạn sẽ không thể tìm hiểu tất cả mọi thứ về công ty chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là khi bạn chỉ là người xem bên ngoài, nhưng hãy cố gắng tìm kiếm nhiều thông tin nhất có thể. Hãy xem trang web của công ty, đọc báo cáo hàng năm của họ và theo dõi họ trên mạng xã hội. Hãy trang bị bản thân với thật nhiều kiến thức về công ty để bạn có thể sẵn sàng, tự tin trả lời câu hỏi này. 

2.2. Tìm điểm chung giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu công ty

Gắn kết các kỹ năng của bạn với mục tiêu của công ty. Dựa trên những tìm hiểu của bạn về công ty, hãy gắn kết các kỹ năng trong công việc của bạn với những kỹ năng cần thiết để giúp công ty đạt được thành công của họ. Liệu bạn và những kỹ năng của bạn có thể đóng góp được gì cho công ty? (Đừng kể lể về những kỹ năng không liên quan)

2.3. Trả lời chân thành, ngắn gọn

Hãy thẳng thắn, mặc dù bạn muốn những kỹ năng của mình đúng trọng tâm và phù hợp với các mục tiêu của công ty nhất có thể, đừng phóng đại hay nói dối về khả năng của bản thân. 

Đồng thời, giữ cho câu trả lời của bạn đủ ý nhưng ngắn gọn nhất có thể vì bạn sẽ không muốn mắc lỗi khi đang phỏng vấn xin việc. Luyện tập và chuẩn bị trước sẽ giúp bạn sẵn sàng cũng như tự tin thể hiện bản thân mình hơn. 

2.4. Những điều không nên nói

Đừng tập trung câu trả lời vào các đặc quyền của công ty. Đừng chỉ chăm chăm tập trung vào lợi ích và đặc quyền của công ty. Họ có thể có một chế độ bảo hiểm y tế tốt hoặc có một chính sách nghỉ ốm nhiều cho nhân viên, nhưng đừng đề cập đến những điều như vậy trong lúc trả lời loại câu hỏi này. 

Đừng đề cập đến vấn đề tiền lương. Đừng nói về vấn đề mức lương trừ khi người phỏng vấn tự đề cập đến.

Đừng đề cập đến những vấn đề quá tế nhị hoặc mang tính cá nhân. Đừng khơi gợi, bắt đầu bất kỳ cuộc hội thoại mang tính cá nhân nào với người phỏng vấn. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn là người thiếu chuyên nghiệp. 

3. Các câu trả lời tham khảo cho câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?"

Dưới đây là một số ví dụ về các câu trả lời mẫu hay nhất, chúng có thể sẽ giúp bạn định hình được câu trả lời cho riêng mình. 

Ví dụ 1: 

“ Công ty bạn nổi tiếng trên toàn thế giới về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tôi lại có nhiều kinh nghiệm trong mảng tiếp thị các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Những điều này khiến tôi bị hấp dẫn bởi các cơ hội mà vị trí này có thể đem lại”

=> Từ câu trả lời này, người phỏng vấn sẽ thấy rằng bạn đã tìm hiểu về công ty từ việc mặt hàng chính của công ty là gì cho đến thế mạnh của họ. Hơn nữa, câu trả lời cũng cho thấy những mục tiêu sự nghiệp cá nhân của bạn khá phù hợp, tương đồng với mục tiêu phát triển của công ty. 

Ví dụ 2: 

“Doanh nghiệp của bạn được biết đến với sự tận tâm trong việc cải thiện, làm cho công ty ngày càng phát triển, trở nên tốt đẹp hơn theo chiều hướng tích cực cho cả nhân viên và các cộng đồng ngoài công ty. Và tôi rất muốn có cơ hội được sử dụng 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo của mình để góp phần hỗ trợ, làm thay đổi cả công ty và cộng đồng cùng bạn.”

=> Những người phỏng vấn sẽ muốn biết rằng liệu một ứng viên cho vị trí công việc có thực sự quan tâm đến việc phát triển công ty hay không. Câu trả lời trên thể hiện rằng bạn sẽ quyết tâm sử dụng các kỹ năng công việc có sẵn của mình để phát triển cũng như cải thiện lợi nhuận của công ty.

Ví dụ 3: 

“Công ty bạn không phải chỉ là một mô hình dẫn đầu trong ngành cùng với nguồn tài chính dồi dào và một bộ máy tổ chức kinh doanh hiệu quả, tôi còn theo dõi công ty bạn trên trang Facebook và Twitter cá nhân - nơi mà người sử dụng các sản phẩm của công ty hoạt động rất nhiệt tình. Trên thực tế, bản thân tôi cũng là một người sử dụng sản phẩm của công ty và tôi rất mong muốn được tham gia vào quá trình phát triển cũng như phân phối sản phẩm.”

=> Bạn đã đi xa hơn cả việc tìm hiểu về công ty trong ví dụ này. Bạn đã không chỉ xem xét mô hình kinh doanh và nguồn lực tài chính tài chính của công ty (có thể thông qua tìm hiểu từ nguồn tin thân cận hoặc đọc bản báo cáo thường niên của công ty) mà còn theo dõi họ trên mạng xã hội. Bạn thậm chí đã sử dụng qua sản phẩm của họ. Bạn quan tâm đến việc giúp đỡ họ phát triển loại sản phẩm đó. Người phỏng vấn sẽ rất thích một câu trả lời như thế này.

Ví dụ 4: 

“Công ty bạn có danh tiếng rất tốt. Các đồng nghiệp cũ của tôi làm việc ở đây và họ đánh giá rất cao mức độ sẵn lòng của quý công ty trong việc cho phép nhân viên tự do đưa ra những ý tưởng lớn và được đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong các chiến dịch mới.”

=> Người phỏng vấn sẽ cảm thấy rất hài lòng khi biết bạn đã nói chuyện với những người khác đang làm việc tại công ty để xác định xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.

Ví dụ 5: 

“Tôi biết rằng công ty của bạn hiện đang nỗ lực hết mình để mở rộng thị trường ra quốc tế. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực bán hàng toàn cầu suốt năm năm qua, vì vậy, tôi vô cùng chắc chắn rằng bản thân có thể giúp ích cho quý công ty đạt được mục tiêu này.

=> Bạn đã tìm hiểu mục tiêu và các kế hoạch trong tương lai của công ty cũng như xác định được các kỹ năng công việc cần có của bạn mà phù hợp với mục tiêu của họ trong tương lai.

Tổng hợp lại, một số lí do bạn nên đưa vào trong câu trả lời của mình như:

  • Danh tiếng của công ty

  • Danh tiếng của người lanh đạo

  • Thương hiệu sản phẩm

  • Văn hóa, giá trị công ty

4. Các mẹo để trả lời câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?"

Các câu hỏi có thể được hỏi tiếp theo 

Tổng kết

  • Tìm hiểu kỹ càng về công ty và văn hóa làm việc nơi đây.

  • Gắn kết các kỹ năng công việc của bạn với vị trí mà bạn đang phỏng vấn cùng những mục tiêu của công ty.

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

  • Hãy thực hành và chuẩn bị trước câu trả lời.

Với những chia sẻ của vieclam123.vn trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trả lời tốt câu hỏi  "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?" và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023