Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều nghĩa, lớp nghĩa, vô cùng phong phú và nhiều từ đồng nghĩa với nhau. Ở cấp Tiểu học, trong môn Tiếng Việt, chúng ta đã được học về sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, liệu bạn còn nhớ sự vật là gì? Sự vật có những loại nào? Để có thể hiểu hết thông tin về sự vật và có thể dạy các em học sinh dễ dàng, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ngoài việc học trên lớp, bố mẹ nên kèm cặp cho các bé Tiểu học học thêm ở nhà để con có thể nắm được những kiến thức, nền tảng căn bản, đặc biệt là môn Tiếng Việt và Toán. Bởi các bé đang tuổi ăn tuổi lớn, khá ham chơi và chưa thực sự tự giác trong quá trình học tập hay làm bài tập về nhà, do đó mà khi tiếp xúc với các khái niệm mới sẽ gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, trong đó có khái niệm về sự vật.
Đối với người lớn, khái niệm sự vật là gì có vẻ đơn giản, nhưng đối với các bé lớp 2 và 3, khi học tiếng Việt về sự vật, các bé có thể lúng túng và chưa nắm chắc kiến thức, dẫn tới hiểu sai khái niệm. Bởi vậy, để làm tốt các bài tập liên quan và có nền tảng căn bản tốt, bé cần hiểu được sự vật là gì và các từ chỉ sự vật.
Vậy sự vật là gì? Sự vật là danh từ sử dụng để chỉ con người, cây cối, đồ vật, khái niệm đơn vị nào đó… Còn trong tiếng Việt, sự vật sẽ ám chỉ những điều tồn tại và dễ dàng phân biệt với những tồn tại khác, có ranh giới để phân biệt rõ ràng. Nói một cách dễ hiểu hơn, sự vật là những thứ con người có thể nhận biết, nhìn thấy, là những thứ tồn tại hữu hình.
Từ chỉ sự vật là các danh từ phản ánh về con người, đơn vị, vật, hoặc hiện tượng nào đó có khái niệm mang tính bao quát, nhờ vậy có thể phản ánh được quy mô, tính chất, hình ảnh được mô phỏng cụ thể của chủ thể, được thể hiện trong ngôn từ biểu đạt thông qua thực tế khách quan.
Trong đó, từ chỉ sự vật gồm có các từ chỉ sự vật cụ thể như:
- Sự vật chỉ con người, bộ phận trên cơ thể con người.
- Sự vật chỉ con vật và các bộ phận trên con vật.
- Sự vật chỉ các vật dụng, đồ vật mà chúng ta thường thấy hàng ngày như: Bàn, ghế, nồi, bếp, đũa, thìa, bát, cốc nước…
- Sự vật chỉ thời gian và thời tiết như: Gió, bão, nắng, mưa, mùa đông, mùa hè, mùa thu, mùa xuân…
- Sự vật chỉ thiên nhiên như: Sông, suối, núi, đồi, biển, ao, hồ, mây, rừng cây, hoa, lá, quả…
Danh từ chỉ sự vật là những danh từ nói về từng cá thể người, vật hay nói về tên địa danh, hiện tượng, tên địa phương nào đó. Chẳng hạn như: Giáo viên, học sinh, y tá, bác sĩ, tác phẩm, Hà Nội, Đà Nẵng, hồ Ba Bể…
Sự vật có đặc điểm là mô phỏng chính xác và cụ thể các chủ thể thông qua các thực tế khách quan, phản ánh cái con người có thể nhận biết và tồn tại, đồng thời phản ánh tính chất và hình ảnh nào đó.
Chúng ta có thể chia sự vật thành các nhóm riêng biệt, cụ thể như sau:
- Danh từ chỉ người: Danh từ chỉ người thuộc một phần trong các danh từ để chỉ các sự vật và danh từ chỉ người là tên riêng, nghề nghiệp, chức vụ của một chủ thể nào đó. Chẳng hạn: Lại Văn Sâm, Chủ tịch nước, Giám đốc, Giáo viên, Công an…
- Các danh từ chỉ đồ vật: Các danh từ chỉ đồ vật là những vật mà con người thường xuyên sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như: Đũa, bát cơm, bút, vở, sách, thước, ô tô, xe đạp, máy tính, điện thoại, cuốc, gậy,...
- Các danh từ chỉ con vật: Danh từ chỉ con vật nói đến các sinh vật sống, các loài vật, muông thú đang sinh sống và tồn tại trên Trái Đất, gồm có: Con mèo, con chó, con ngựa, con chuột, con gián, con muỗi, con rắn, con trâu…
- Các danh từ chỉ hiện tượng: Đây là danh từ để chỉ những điều mà chúng ta có thể sử dụng giác quan cơ thể để cảm nhận, các hiện tượng xã hội như (cướp bóc, chiến tranh, đói nghèo, xung đột, áp bức…) và các hiện tượng xảy ra theo thời gian, không gian (như các hiện tượng tự nhiên: Động đất, mưa, nắng, sấm, bão. lũ lụt, hạn hán…)
- Các danh từ chỉ khái niệm: Các danh từ chỉ khái niệm cũng là sự vật, tuy nhiên ta không thể sử dụng các giác quan của cơ thể để cảm nhận chúng, như suy nghĩ, ý nghĩa, tinh thần, động lực,... Các danh từ này sẽ chỉ các khái niệm trừu tượng và không dùng để chỉ chất liệu, vật thể hay đơn vị sự vật cụ thể.
Các khái niệm này chúng ta không thể cụ thể hóa hay vật chất hóa chúng mà chúng chỉ tồn tại trong ý thức, nhận thức con người. Hiểu một cách đơn giản, khái niệm chỉ những điều mà con người không thể cảm nhận trực tiếp, không có hình thù cụ thể và chúng ta không thể sử dụng giác quan để cảm nhận chúng, không thể nếm bằng miệng, ngửi bằng mũi, nghe bằng tai hay nhìn bằng mắt.
- Danh từ chỉ đơn vị: Danh từ chỉ đơn vị có thể hiểu là đơn vị của các sự vật và dựa theo ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng, chúng ta có thể chia danh từ chỉ đơn vị căn cứ theo đặc trưng của chúng thành các loại nhỏ hơn như:
+ Danh từ chỉ các đơn vị tự nhiên: Đây là các danh từ chỉ loại hay chỉ rõ các loại sự vật, chẳng hạn như chiếc, cái, cục, con, miếng, lát, mẩu, bức, tấm, ngôi, hạt, quyển, cây, tờ, sợi, hòn…
+ Danh từ chỉ các đơn vị: Đây là các danh từ sử dụng để tính toán, đong đếm, cân đo các sự vật, nguyên liệu, vật liệu hay chất liệu như: cân, tấn, tạ, yến, lít, mililit, gang, sải, thước, mét, cen-ti-met…
+ Danh từ chỉ các đơn vị ước chừng: Đây là các danh từ sử dụng để chỉ những sự vật tồn tại dưới dạng số nhiều, tập thể, để tính toán hay đếm các sự vật này, như: Đôi, bộ, bọn, cặp, tụi, đám, bó, dãy, nhóm, các, những, nhúm, đàn,...
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Đây là các danh từ để chỉ những thời gian trôi qua cụ thể như: Buổi, ngày, tuần, tháng, năm, giờ, phút, giây, quý, mùa vụ…
+ Danh từ chỉ tổ chức, đơn vị hành chính, gồm có ban, bộ, ngành, tiểu đội, trung đội, liên đội, thôn, đường, xã, xóm, phường, thị trấn, huyện, tỉnh, quốc gia, lớp, tổ…
Trong quá trình sự vật, hiện tượng phát triển, vận động vô tận và cái mới sẽ xuất hiện, ra đời phủ định cho cái cũ, và cái mới hơn luôn xuất hiện để phủ định. Vậy nên ta có thể thấy, khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là sự phủ định của phủ định.
Quá trình sự vật, hiện tượng phát triển luôn theo khuynh hướng vận động đi lên, cái mới luôn xuất hiện, thay thế hoặc kế thừa cái cũ và ngày càng phát triển theo trình độ cao hơn. Tuy nhiên, để xuất hiện cái mới không phải điều dễ dàng mà cần trải qua quá trình đấu tranh, và cái mới sẽ chiến thắng cái cũ theo quy luật chung.
Mặc dù vậy, chúng ta nên vững tin về tất thắng của cái mới và không vẽ ra các ảo tưởng về cái mới ra đời dễ dàng, đây mới là khuynh hướng phát triển chính của sự vật, hiện tượng. Đồng thời không nên có thái độ phủ định hết thay, bao biện hay bảo thủ.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu được sự vật là gì cũng những thông tin khác về sự vật. Hiểu một cách đơn giản thì sự vật là danh từ để chỉ con người, cây cối, đồ vật, chỉ các khái niệm, hiện tượng thiên nhiên, chỉ những cái tồn tại hữu hình và chúng ta có thể cảm nhận được. Hãy theo dõi các bài viết của vieclam123.vn để cập nhật và bổ sung các thông tin hữu ích nhất nhé!
Khi học tiếng Việt, có thể bạn đã gặp phải những câu thơ, đoạn văn có chứa từ hay cụm từ nhân hóa. Vậy nhân hóa là gì? Truy cập bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin về nhân hóa nhé!
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023