Blog

Software engineering là gì? Thông tin chi tiết ngành kỹ sư phần mềm

05/01/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Software engineering được dịch sang tiếng Việt là kỹ sư phần mềm. Đây là ngành học đang ngày càng hot trên thế giới bởi sự phát triển của Internet và thời đại công nghệ số. Vậy muốn trở thành kỹ sư phần mềm Software engineering giỏi, bạn cần trang bị những kiến thức gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Software engineering là gì?

Software trong tiếng Anh được dịch ra là phần mềm, là các chương trình máy tính phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của con người. Phần mềm có thể được chia làm nhiều loại như những phần mềm “phổ thông” là loại phần mềm hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như MS Windows, Adobe Photoshop,... hoặc phần mềm “tùy chỉnh” hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể và được thiết kế theo yêu cầu của họ.

Phân chia theo chức năng, phần mềm có thể được chia thành 8 loại, bao gồm:

  • Phần mềm hệ thống (System Software)

  • Phần mềm thời gian thực (Real time Software)

  • Phần mềm nhúng (Embedded Software)

  • Phần mềm quản lý (Business Software)

  • Phần mềm khoa học và công nghệ (Engineering and Scientific Software)

  • Phần mềm văn phòng (Office Software)

  • Phần mềm web (Web-based Software)

  • Phần mềm trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)

Software Engineering là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan mật thiết tới việc thiết kế, sản xuất phần mềm. Kỹ sư phần mềm là người thực hiện việc sáng tạo nên các phần mềm đó sao cho phần mềm được tạo ra thỏa mãn nhu cầu người dùng, chất lượng cao, hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn với chi phí hợp lý nhất.

Một phần mềm hiệu quả được tạo nên cần phải có độ tin cậy cao, tính hiệu quả, khả năng bảo trì, tiến hóa để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu và được người tiêu dùng chấp nhận sử dụng trong cuộc sống của họ.

Nếu bạn yêu thích công việc lập trình thì hãy vào Vieclam123 tìm việc phù hợp và tạo CV develper để ứng tuyển ngay nhé.

2. Kiến thức nền tảng của ngành Software engineering là gì?

Ngành Software engineering (kỹ sư phần mềm) vốn là một ngành có bao hàm rất rộng và nhiều thay đổi được cập nhật liên tục theo thời đại. Theo tổng hợp của IEEE Computer Society -một tổ chức trong ngành phần mềm quy tụ những kỹ sư giàu kinh nghiệm nhất, kiến thức trong ngành Software engineering bao gồm kiến thức về hai mảng chính là Technologies (Công nghệ), và Programming Languages (Ngôn ngữ chương trình). 

Học kỹ sư phần mềm cần có nền tảng trong lĩnh vực Toán học (Mathematics Foundation), nền tảng máy tính (Computing foundation) và nền tảng kỹ sư (Engineering Foundation).

Tổng hợp những kiến thức trọng tâm trong ngành kỹ sư phần mềm bao gồm:

  • Software Requirements 

  • Software Construction

  • Software Design

  • Software Maintenance

  • Software Configuration Management

  • Software Testing

  • Software Engineering Management

  • Software Engineering Models and Methods

  • Software Engineering Process

  • Software Quality

  • Software Engineering Economics

Người học ngành kỹ sư phần mềm không nhất thiết phải am hiểu tất cả các kiến thức này mà chỉ cần nắm vững một vài mảng kiến thức là có thể làm tốt công việc trong ngành. Tuy nhiên, để trở thành một Software Engineer chuyên nghiệp, bạn cần phải học hỏi thật nhiều để có thể xây dựng hệ thống Software ngày càng hoàn thiện, chất lượng tốt, vận hành ổn và biết cách bảo trì.

Cùng tìm hiểu cụ thể những kiến thức nền tảng trong ngành được liệt kê ở bên trên là muốn nói về nội dung kiến thức nào nhé.

1. Programming Languages (Ngôn ngữ lập trình)

Biết cách sử dụng ngôn ngữ lập trình là yêu cầu bắt buộc cho lập trình viên công nghệ thông tin. Kỹ sư phần mềm không nhất thiết phải biết sử dụng tất cả các ngôn ngữ lập trình nhưng cũng cần phải biết sử dụng một số ngôn ngữ lập trình phổ biến. 

Một số ngôn ngữ lập trình được yêu thích có thể kể đến như: Rust, Python, TypeScript, Kotin, WebAssembly, Swift, Clojure, Elixir, Go, C#, JavaScript, Dart,SQL, HTML/CSS, F#, Bash/Shell/PowerShell, Scala, Java, C++, R, Ruby, PHP, C, …

2. Software Requirements (Những yêu cầu phần mềm)

Software Requirements là bản tập hợp những chủ đề liên quan đến việc thu thập, đánh giá, phân tích, mô tả phần mềm. Một số topics (Chủ đề) có thể kể đến như:

  • Requirements Classification 

  • Conceptual Modeling

  • Formal Analysis

  • System Requirement Specifications

  • Model Validation

Tạo được bản Software Requirements rõ ràng, cụ thể sẽ giúp team phát triển phần mềm làm việc hiệu quả hơn, tạo ra sản phẩm đúng với yêu cầu được đề ra. 

Các bước cần thiết để tạo thành bản Software Requirements như sau:

Tạo bản outline => Xác định mục đích của sản phẩm => Mô tả ý tưởng sản phẩm => Chi tiết từng yêu cầu => Phê duyệt Software Requirements.

3. Software Design

Software Design là bước thiết kế ý tưởng thành hiện thực, cố gắng thực hiện các yêu cầu về thiết kế trong bản Software Requirements. Thiết kế phần mềm bao gồm việc xác định cấu trúc, thành phần và giao diện phần mềm. 

Có ba cấp độ chính trong thiết kế phần mềm bao gồm:

  • Architectural Design

  • High-level Design

  • Detailed Design

4. Software Constructions ( Kiến trúc phần mềm)

Software Constructions là việc tạo dựng phần mềm thông qua code, launch , testing, debug. Đây là giai đoạn mà kỹ sư phần mềm cần bắt tay vào code, thực hiện sắp xếp các code, các chức năng, câu lệnh,... hợp lý để tạo thành phần mềm theo đúng yêu cầu. 

3. Yếu tố cần thiết để trở thành kỹ sư phần mềm

3.1. Kỹ sư phần mềm cần tố chất gì?

Kỹ sư phần mềm là người phải có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu kiến thức về phần mềm. Không những thế, kỹ sư phần mềm còn phải có những đức tính tốt như trung thực, có trách nhiệm đạo đức. Vấn đề đạo đức đối với kỹ sư phần mềm không chỉ nằm trong phạm vi hành động theo đúng quy định của pháp luật mà còn phải bảo đảm sự bảo mật trong quá trình làm việc với khách hàng. 

Nếu bạn có ước mơ trở thành kỹ sư phần mềm trong tương lai thì ngay từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần phải học tốt môn Toán học. Tư duy toán học tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học ngành Software Engineering. Những người có tư duy logic, tinh thần tập trung cao độ, khả năng tư duy trừu tượng tốt đều rất thích hợp để học trong ngành kỹ sư phần mềm.

Đối với ngành kỹ sư phần mềm này, nếu chỉ có đam mê thôi thì có lẽ chưa đủ, bạn cần phải là người có tính kỷ luật cao,tinh thần làm việc độc lập cũng như tinh thần làm việc nhóm để gắn kết chặt chẽ với những thành viên khác trong team. 

3.2. Phân biệt Coder, Programmer, Developer, Software Engineer

Coder, Programmer, Developer, Software Engineer là những thuật ngữ quen thuộc chỉ những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trách nhiệm công việc của những vị trí này lại hoàn toàn khác nhau. Vậy chúng khác nhau như thế nào?

Coder

Coder là người đảm nhận việc viết Code trong lập trình phần mềm, ứng dụng trên điện thoại,....

Programmer

Programmer là người tạo ra các chương trình phần mềm máy tính từ các ngôn ngữ lập trình cơ bản như Java, python, lisp,..

Programmer được xem là am hiểu về lập trình hơn Coder, thậm chí học còn viết được hướng dẫn cho nhiều hệ thống phần mềm khác nhau. 

Tuy nhiên, trách nhiệm của Programmer chỉ dừng lại ở việc triển khai hệ thống, tập trung vào chi tiết. Còn việc thiết kế, xây dựng cấu trúc dữ liệu trong phần mềm sẽ thuộc trách nhiệm của Developer.

Developer

Developer là người phát triển phần mềm, có khả năng tạo ra một phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị công nghệ một cách độc lập. 

Software Engineer

Software Engineer là người được xem là có hiểu biết chuyên môn cao nhất so với những vị trí kể trên. Họ là người am hiểu về lý thuyết và kỹ thuật khoa học máy tính để phát triển một phần mềm độc lập mới. Software Engineer chịu trách nhiệm từ khâu thiết kế, lập trình, tạo ra phần mềm, chạy thử đến việc bảo trì, thậm chí là thực hiện đánh giá chất lượng phần mềm. 

=> nếu xếp các vị trí nêu trên theo cấp bậc thì có thể hiểu rằng Coder nằm ở bậc thang thấp nhất, là người mới vào nghề hoặc có trình độ chuyên môn thấp, Sau đó là Programmer, Developer và cao nhất là Software Engineer là người có thể đảm nhận nhiều trọng trách khác nhau và xử lý những công việc khó nhất. 

4. Một số thuật ngữ liên quan

Khi nhắc tới thuật ngữ Software Engineering, bạn cần có được hiểu biết về một số thuật ngữ liên quan khác trong ngành như Computer Science, System Engineering,...

Computer Science

Computer Science (khoa học máy tính) là ngành liên quan đến nguyên lí và lý thuyết về máy tính nói chung. Để học tốt được ngành khoa học máy tính, bạn cần phải nắm chắc kiến thức lý thuyết về Toán học. Trong khi Software Engineering liên quan đến việc phát triển và tạo ra phần mềm dựa trên các thuật toán và ngôn ngữ để phục vụ cuộc sống của con người.

System Engineering

System Engineering (hệ thống phần mềm) là hệ thống liên quan đến mọi mặt của việc phát triển hệ thống dựa trên máy tính, tức là cả bao gồm phần cứng, phần mềm và quy trình kỹ thuật. 

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Software Engineering là gì”. Nội dung bài viết mang tính khái quát cao, giúp những bạn chưa có chút am hiểu gì về lĩnh vực này có thể có được cái nhìn tổng quát nhất. Những bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về công việc này thì có thể tìm hiểu kỹ hơn qua những giáo trình chuyên ngành nhé. Chúc các bạn học tốt và có thể nhanh chóng theo đuổi đam mê của mình. 

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023