Bạn có biết Siri là gì và nó có ứng dụng như thế nào với cuộc sống?
Bạn có biết Siri là gì và nó có ứng dụng như thế nào với cuộc sống?
Cùng với Alexa, Cortana, … Siri cũng được tạo ra với vai trò là một trợ lý ảo xếp vào hàng cao cấp, hiện đại bậc nhất. Vì thế, siri vẫn được chọn lựa để tích hợp trong nhiều dòng thiết bị công nghệ thông minh, đem đến cho người dùng nhiều tiện ích trong quá trình sử dụng. Vậy bạn đã biết rõ về người trợ lý này hoạt động như thế nào trên những thiết bị bạn đang sử dụng hay chưa? Đọc bài viết dưới đây để có hiểu biết rõ ràng siri là gì nhé!
Siri là một trợ lý ảo về giọng nói được trang bị trong các thiết bị điện tử nhà Apple. Siri do đó tương đương giống như Alexa đến từ nhà Amazon hay trợ lý Cortana của ông lớn Microsoft hoặc “cô thư ký” Google Assistant của “cây đại thụ” trong giới internet Google. Với rất nhiều tiện ích, Siri được Apple tận dụng, phủ sóng khắp các thiết bị “của nhà làm ra” như iPhone, Mac, iPad, Apple TV, Apple Watch, HomePod.
giống như một cô thư ký vậy, bạn yêu cầu làm gì, siri sẽ thực hiện cho bạn thông qua việc điều khiển bằng giọng nói. Theo đó, cô thư ký này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng làm một vài công việc mà không cần phải chạm tay trên thiết bị. Mặc dù, trợ lý ảo này chưa được hỗ trợ tiếng Việt thế nhưng cách vận hành siri lại vô cùng đơn giản và có phần thú vị. Bạn chỉ cần nói “Hey, Siri”, vậy thôi, siri đã nhận lệnh của bạn rồi đó.
Bạn sẽ giao việc cho Siri thông qua cơ chế giọng nói trên thiết bị. Nhưng những nhiệm vụ nào thì Siri có thể tiếp nhận, nhiệm vụ nào thì không? Theo cách tiếp cận quen thuộc nhất từ những người dùng của Apple, mọi người đều sẽ biết đến khả năng của Siri khi có thể tiếp nhận được mọi loại câu hỏi của người dùng, các câu hỏi từ đơn giản cho tới phức tạp, các câu hỏi đa dạng chủ đề như về thời tiết, điểm số, chủ đề thể thao, tình hình sức khỏe, câu hỏi về cân nặng, lượng calo của thức ăn, …
Không những thế, trợ lý ảo này còn có thể tự động thao tác bật tắt mọi cài đặt trên máy, đặt báo thức, đặt lời nhắc nhở, tìm kiếm nội dung, tự động gửi tin nhắn hay gọi thoại, … Quả thực với những mô tả trên, bạn hoàn toàn nhận ra được sự tiện ích của Siri và hình dung được siri quả thực xứng đáng trở thành người trợ lý ảo cao cấp, đa năng đúng không nào.
Trước khi có thể sử dụng Siri thì bạn cần phải cài đặt Siri. Các bước thực hiện không quá khó, chỉ cần tỉ mỉ thực hiện lần lượt những bước sau đây là bạn sẽ nhanh chóng biến Siri trở thành trợ lý ảo cho chính mình.
Bước 1: Chọn Settings => Siri
Bước 2: Kéo mở chế độ chức năng trợ lý ảo
Bước 3: Tùy chỉnh cài đặt các tùy chọn kèm theo một cách phù hợp theo nhu cầu tận dụng siri của bạn.
Có 3 cách giúp bạn gọi thành công Siri chỉ trong một nốt nhạc cực kỳ đơn giản, hiệu quả.
Cách 1: Hãy nhấn và giữ phím Home trên máy trong vòng 2 giây.
Cách 2: Bạn nói câu lệnh để “đánh thức” Siri là “Hey Siri”. Khi nói, cố gắng tập trung nói to, rõ ràng câu từ để điện thoại của bạn có thể thu nhận âm thanh giọng nói.
Cách 3: Nếu như bạn có dùng Earpods thì chỉ cần nhấn giữ nút giữa ở trên Earpods là Siri được kích hoạt.
Trên iPhone, iPad, bạn có thể kích hoạt trợ lý ảo Siri bằng cách nhấn và giữ nút lệnh Home hoặc Side (nếu như thiết bị không có Home). Bắt đầu tính từ hệ điều hành iOS 14 trở đi thì việc bật Siri trên hai dòng thiết bị này được thực hiện ở một biểu tượng nhỏ ở cuối màn hình.
Đối với Macbook, hãy nhấp tại biểu tượng Siri trên thanh menu hoặc công cụ, cũng có thể đồng thời nhấn giữ phím lệnh cùng dấu cách. Macbook có Touch Bar thì hãy thực hiện thao tác nhấn chọn ngay biểu tượng Siri. Dễ dàng kích hoạt Siri tại các dòng Mac Air, Mac Pro phiên bản 2018, iMac Pro khi chỉ cần người dùng nói to, giọng dạc câu lệnh “Hey siri”.
Cách nói “Hey siri” cũng được ứng dụng ở trên Apple Watch khi muốn đánh thức chức năng Siri. Có một điểm cải biến mới trong cách gọi Siri ở phiên bản từ Apple Watch Series 3 trở lên đó chính là siri được phản hồi lại câu lệnh ngay cả trong trường hợp không được kích hoạt bằng lệnh “Hey Siri”. Bạn chỉ cần đưa chiếc Apple Watch tới gần miệng để đảm bảo âm thanh được nhận rõ là Siri có thể nhận lệnh yêu cầu của bạn ngay.
Đối với dòng Airpods, thế hệ đầu tiên của nó có cách kích hoạt Siri là nhấn đúp một lần. Ở thế hệ thứ hai đã có thể áp dụng câu lệnh Hey siri để kích hoạt.
Kích hoạt Siri trên Apple TV, bạn nhấn và giữ đồng thời nút trên remote. Nhận diện nút lệnh này bằng hình micro trên phím lệnh của điều khiển.
Trợ lý ảo Siri với sự phổ biến của nó ở hầu hết các thiết bị thuộc Apple nên khả năng tương thích của nó cũng phổ biến ở những thiết bị chạy hệ điều hành iOS. Nó được tích hợp cùng với iOS, macOS, tvOS và watchOS.
Siri sẽ được kích hoạt ở những thiết bị Macbook chạy từ hệ macOS sierra, toàn bộ mẫu Apple TV. Apple Watch từ thế hệ 4, 5 trở lên và mọi dòng HomePod, AirPods, iPhone hiện đại. Những thiết bị được Apple sản xuất đều có thể kích hoạt siri nhưng ở một số đời cao cấp hơn. Siri được cung cấp một cách rảnh tay, tiện lợi vô cùng khi không cần phải kết nối vào nguồn điện.
Vậy rốt cuộc Siri có sự tương thích với các thiết bị cụ thể nào? Liệt kê một vài thiết bị ở đây bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm trong đó có thiết bị mà mình đang sử dụng hay không?
- iPhone từ dòng 6s
- iPad: thế hệ 5
- iPad Pro trừ thế hệ đầu, mẫu 12,9 inch
- iPad mini 5
- iPad Air 3
- HomePod
- Apple Watch (tất cả mọi mẫu)
- iMac Pro
- Mac Air bản 2018
Nhiều dòng thiết bị của Apple đều có khả năng phản hồi lại lệnh kích hoạt siri “Hey siri” nên cơ chế của chúng sẽ dùng Bluetooth trong việc tìm kiếm thiết bị tương ứng sẽ phản hồi thay vì tất cả cùng phản hồi. Apple chia sẻ rằng, thiết bị nào có thể nghe được giọng của bạn rõ nhất thì thiết bị đó sẽ phản hồi lại bạn bằng Siri. Homepod là một thiết bị có sự nhạy bén hơn cả nên sẽ luôn phản hồi bạn trước nếu đứng cùng nhiều thiết bị khác.
Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến siri. Với chia sẻ tỉ mỉ của My, bạn không những hiểu rõ Siri là gì mà còn có được những thông tin kiến thức hữu ích vô cùng thú vị về trợ lý ảo này.
Cập nhật ngay các triển khai, trình bày nội dung mẫu CV tiếng Anh Teaching Assistant để chinh phục thành công nhà tuyển dụng. Với điều đó, cơ hội trở thành một Teaching Assistant của bạn sẽ nằm gọn trong tầm tay. Để bắt đầu, hãy học hỏi những mẹo hay trong bài viết dưới đây nhé.
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023