Blog

Khám phá các rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp nhất

02/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro nhất định. Để có thể kinh doanh hiệu quả và xuất khẩu hàng hóa một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần phải biết quản lý các rủi ro. Vậy rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa là gì? Cùng tìm hiểu các rủi ro và cách quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu nhé!

1. Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là những sự việc không may mắn, không tốt đẹp xảy ra trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Khi làm việc với các đối với đối tác, khách hàng ở nhiều quốc gia khác, doanh nghiệp không thể tránh khỏi các rủi ro khi kinh doanh.

Lúc này, doanh nghiệp cần phải quản lý rủi ro một cách hiệu quả để giảm thiểu những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, hạn chế được tối đa các rủi ro xảy ra.

Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp có thể hợp tác với nhiều đối tác khác nhau, tự tin trong quá trình gia hạn tín dụng, gia tăng các khoản thanh toán lợi nhuận để củng cố hay tăng trưởng các mối quan hệ kinh doanh và khi cần thiết có thể đầu tư vào mối quan hệ khách hàng.

Cách quản lý rủi ro tốt nhất chính là đối mặt với rủi ro và tìm cách khắc phục nó. Để hiểu rõ hơn các rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu và cách giảm thiểu rủi ro, hãy tìm hiểu phần tiếp theo nhé!

2. Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu và cách hạn chế, giảm thiểu rủi ro

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều rủi ro khác nhau, như ảnh hưởng của môi trường, kinh tế chính trị, hoạt động kinh doanh quốc tế, văn hóa và quy tắc làm việc giữa các quốc gia khác nhau,... Do vậy, có nhiều rủi ro khác nhau xảy ra với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa.

2.1. Rủi ro chính trị

2.1.1. Tìm hiểu rủi ro về chính trị

Khi kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể đối mặt với nhiều rủi ro nhất định và khi kinh doanh ra khỏi phạm vi trong nước, hầu hết doanh nghiệp đều gặp phải vấn đề về chính trị, khiến việc kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay đổi ít hoặc nhiều. Rủi ro chính trị của một quốc gia càng ít khi hệ thống tài chính, kinh doanh và xã hội của quốc gia đó càng ổn định.

Tìm hiểu rủi ro về chính trị

Nếu tình hình chính trị của một nước nào đó xấu đi hoặc có sự chuyển biến, doanh nghiệp kinh doanh của nước đó có thể gặp phải rủi ro như chính phủ tịch thu tài sản khiến chuyển tiền ra, vào nước này khó khăn và tỷ lệ quy đổi tiền có sự thay đổi lớn. Khi khách hàng của bạn gặp phải tình hình chính trị bất ổn hoặc chính phủ thay đổi chính sách thì có thể không trả được nợ cho bạn.

2.1.2. Giảm thiểu rủi ro chính trị

Rủi ro về chính trị trong quá trình xuất khẩu hàng hóa có thể giảm thiểu trực tiếp hoặc khó dự đoán, nên các doanh nghiệp nên theo dõi kỹ càng tình hình chính trị của nước mà bạn kinh doanh, khi đó bạn hoàn toàn có thể hạn chế được rủi ro tài chính nếu có quy trình rõ ràng.

Ví dụ: Khi tình hình chính trị của quốc gia đó xấu đi, để giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn thì doanh nghiệp nên giảm hạn mức tín dụng cho khách hàng tại nước này. Bạn có thể tham khảo các chính sách bảo hiểm như bảo hiểm tín dụng và khi thay đổi tình hình chính trị, bạn sẽ được bù đắp những tổn thất gặp phải.

2.2. Rủi ro pháp lý và cách hạn chế rủi ro

Trên khắp thế giới, mỗi quốc gia đều quy định khác nhau về luật pháp, đối với quốc gia này, thông lệ đó có thể là bình thường nhưng với quốc gia khác, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng. Bởi vậy, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ phải gặp trở ngại với những hạn chế trong kinh doanh như tiền tệ, hợp đồng, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ và trách nhiệm pháp lý với sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu.

Rủi ro pháp lý và cách hạn chế rủi ro

Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu về pháp lý, bạn nên thuê người có chuyên môn hay cố vấn pháp lý am hiểu luật pháp địa phương hoặc được chứng minh kinh nghiệm. Doanh nghiệp không nên “dính” vào những cuộc tranh chấp pháp lý liên quan tới luật pháp ở quốc gia khác. Và nhờ những người tư vấn có kinh nghiệm, bạn có thể lường trước, tránh được hay đối phó chủ động với những vấn đề pháp lý ở quốc gia khác. 

2.3. Rủi ro tín dụng, tài chính

2.3.1. Rủi ro về tín dụng và tài chính gồm có gì?

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh trên phạm vi quốc tế, doanh nghiệp của bạn có thể gặp phải rủi ro khi khách hàng không trả được nợ hay không thanh toán. Do đó, một công ty thường phải đối mặt với rủi ro tín dụng xuất khẩu trong quá trình kinh doanh.

Với khách hàng trong nước, để họ trả tiền nợ đã là điều khó khăn và với khách hàng ở quốc gia khác, điều này còn khó hơn rất nhiều. Và không phải quốc gia nào cũng đều cung cấp hay có thông tin chi tiết về mức độ tín nhiệm hay lịch sử giao dịch của khách hàng, do đó có thể gặp phải nhiều khó khăn khác nhau.

Rủi ro về tín dụng và tài chính

2.3.2. Giảm thiểu rủi ro về tài chính, tín dụng

Để đảm bảo giảm thiểu, hạn chế được rủi ro về tài chính, tín dụng, thì doanh nghiệp nên yêu cầu khách hàng thanh toán trước khi xuất khẩu hoặc sử dụng các hình thức đảm bảo tín dụng như thư tín dụng. Tuy nhiên, điều này có thể khiến hàng hóa bị vận chuyển chậm trễ hoặc doanh nghiệp có thể đánh mất các khách hàng tiềm năng nếu không thích thanh toán trước hoặc cung cấp tài liệu này, khiến bạn mất cơ hội kinh doanh.

Đối phó với rủi ro tín dụng xuất khẩu, có lẽ cách hiệu quả nhất là sử dụng bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm này sẽ cung cấp thông tin tín dụng về khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, thanh toán cho các trường hợp khách hàng không thể trả nợ, giúp các nhà kinh doanh đưa ra quyết định đúng đắn.

2.4. Rủi ro chất lượng và cách đối phó rủi ro

Chất lượng của hàng hóa có thể bị khách hàng khiếu nại trong quá trình nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh. Có thể, hàng hóa, sản phẩm của bạn không đạt đúng yêu cầu, chất lượng như đã thỏa thuận trước đó. Trong một số trường hợp, người mua hàng cố tình khiếu nại sản phẩm của bạn kém chất lượng dù nó đã đạt chất lượng nhằm mục đích thương lượng giảm giá các sản phẩm đó và đạt được lợi thế nhất định.

Rủi ro chất lượng hàng hóa và cách đối phó rủi ro

Để đối phó với rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu về chất lượng, doanh nghiệp nên thuê một bên thứ ba độc lập, trước khi hàng hóa được vận chuyển thì bên này sẽ kiểm tra hàng hóa. Hoặc trước khi giao dịch bất kỳ đơn hàng nào đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể gửi trước mẫu cho khách hàng để họ tự kiểm định sản phẩm và đánh giá chất lượng.

2.5. Rủi ro vận chuyển và Logistics

2.5.1. Tìm hiểu về rủi ro vận chuyển và Logistics

Bước đầu trong quá trình kinh doanh hàng hóa là thực hiện bán hàng xuất khẩu, và điều quan trọng hơn cả, hàng hóa cần phải được vận chuyển an toàn và nhanh chóng tới tay khách hàng. Khi đó, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có thể gặp phải rủi ro về hậu cần (Logistics) và vận chuyển, tùy theo các yêu cầu vận chuyển và hàng hóa được vận chuyển mà các rủi ro này có thể khác nhau.

Một số khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển hàng hóa, hậu cần như một số hàng hóa hết hạn sử dụng, một số lại yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa phải, không được tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, hay các loại hàng hóa dễ vỡ, cần phải đóng gói kỹ càng hoặc sắp xếp cẩn thận trước khi tới tay khách hàng. Các lô hàng cần phải được theo dõi, kiểm tra kỹ càng bởi nếu xảy ra điều gì bất chắc, người mua có thể từ chối hoàn toàn lô hàng hoặc thương giảm giá.

2.5.2. Quản trị rủi ro vận chuyển và Logistics

Để giảm thiểu được rủi ro về hậu cần, vận chuyển, doanh nghiệp nên chú trọng tới thủ tục theo dõi lô hàng và kiểm soát chất lượng trong toàn bộ quá trình giao nhận hàng hóa. Bạn nên lựa chọn những công ty vận tải, Logistics có chuyên môn cao, chuyên nghiệp để vận chuyển hàng hóa an toàn nhất. Bên cạnh đó, một số công ty sẽ giảm thiểu tổn thất do trục trặc và chậm trễ khi xuất khẩu hàng hóa bằng việc cung cấp các bảo hiểm.

Quản trị rủi ro vận chuyển và Logistics

2.6. Rủi ro về ngôn ngữ, văn hóa và cách quản trị rủi ro

Trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu với khách hàng tại nhiều nước khác nhau thì sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo… khiến việc giao tiếp, làm việc có thể gặp phải bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, đòi hỏi các bên cần có sự tin tưởng nhất định, tránh ảnh hưởng đến thói quen ứng xử, giờ làm việc, hành vi đạo đức hay thói quen của khách hàng khi có nền văn hóa khác nhau.

Ngoài ra, khác biệt về văn hóa có thể gây khó chịu, hiểu lầm cho khách hàng, vô tình khiến họ khó chịu, căng thẳng, khiến cho việc vận chuyển hay bán sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Để ngăn chặn những rủi ro này, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên thuê người dân địa phương hay một người có kinh nghiệm và am hiểu về văn hóa của địa phương đó, hoặc doanh nghiệp có thể tập trung vào các quốc gia nhập khẩu sản phẩm của họ để tăng cường sự hiện diện của các nhà xuất khẩu, mối quan hệ hợp tác và giải quyết những vấn đề xảy ra ở địa phương.

Trên đây là những rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp thường gặp và cách khắc phục những rủi ro đó hiệu quả. Rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa là không thể tránh khỏi, doanh nghiệp nên có cách quản trị rủi ro phù hợp nhất để hạn chế, giảm thiểu rủi ro tối đa nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chú trọng từng khâu trong tất cả các quá trình từ sản xuất tới kinh doanh để đem lại kết quả tốt nhất.

Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Bạn đã biết học quản trị kinh doanh ra làm gì hay chưa? Truy cập bài viết dưới đây để biết được học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì nhé!

Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023