Blog

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức

11/04/2023

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản lý là một chức vụ quen thuộc mà hầu hết các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đều cần phải có. Nhưng bạn có biết quản lý là làm gì không? Chức năng thực sự của quản lý là gì? Quản lý có quan trọng không? Tất cả sẽ được bật mí ngay tại bài viết này của vieclam123.vn nhé.

1. Khái quát chung về vị trí quản lý

1. Quản lý là làm gì?

Quản lý là làm người quản trị cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các công việc thiết lập chiến lược, điều phối nhân sự cấp dưới để hoàn thành các mục tiêu chung. Để quản lý hiệu quả cần tận dụng các nguồn lực sẵn, dựa vào tài chính, thiên thời, công nghệ mà bạn đang có.

Quản lý là làm gì?

1.2. Chức năng chính của quản lý là làm gì?

1.2.1. Giao tiếp và giữ mối quan hệ

Người quản lý có chức năng giao tiếp, trò chuyện với cấp trên, cấp dưới, đối tác để giữ quan hệ hoà khí, làm việc thuận lợi hơn. Quản lý chính là người liên kết các thành viên trong một tập thể để có thể hoạt động đúng theo kế hoạch. 

Không chỉ vậy, khi ra ngoài thì quản lý chính là gương mặt đại diện cho ban lãnh đạo công ty để thoả thuận, hợp tác và ký kết những hợp đồng giá trị. Có thể nói, quản lý chính là cầu nối giữa lãnh đạo cấp cao với nhân viên, giữa công ty với các đối tác quan trọng.

1.2.2. Cập nhật thông tin hai chiều

Tiếp theo, người quản lý cần cập nhật thông tin theo phương thức hai chiều. Có nghĩa là quản lý sẽ nhận lệnh từ cấp trên để phổ biến cho cấp dưới cũng và thu thập ý kiến phản hồi của nhân viên cấp dưới phản ánh với ban lãnh đạo.

Quản lý cập nhật thông tin hai chiều

Thông tin được truyền qua quản lý sẽ được tổng hợp, chắt lọc sao cho dễ hiểu với từng đối tượng. Quản lý cũng sẽ cập nhật tin tức từ bên ngoài để hỗ trợ thêm các hoạt động khác trong công ty. Nói chung, khi làm quản lý thì bạn cần cập nhật liên tục thông tin xung quanh và ứng biến kịp thời.

1.2.3. Đưa ra quyết định cuối cùng

Chức năng quan trọng nhất của người quản lý chính là đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Việc đưa ra quyết định còn dựa trên nhiều yếu tố nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng với mỗi bước đi của mình nhé.

2. Nhiệm vụ cốt lõi của người quản lý là làm gì?

2.1. Đặt mục tiêu cụ thể và xác định phương hướng hoạt động

Từ mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp, người quản lý có nhiệm vụ đề ra những mục tiêu nhỏ hơn đồng thời thiết lập các chiến lược, phương hướng hoạt động để đạt được. Càng lên cao thì các mục tiêu quản lý các lớn và đòi hỏi tính thực chiến nhiều hơn.

Xem thêm: Phong cách quản lý là gì và những thắc mắc liên quan?

Nhiệm vụ của quản lý là làm gì?

Khi đó, người quản lý cần đưa ra kế hoạch những việc cần làm theo ngày, tuần, tháng hoặc quý, năm để nhân viên thực hiện theo. Từng mốc thời gian hoặc công việc cần làm đều phải có mục tiêu cần đạt được nhằm tối ưu năng suất lao động.

2.2. Tổ chức thực hiện tuần tự theo kế hoạch

Sau khi có kế hoạch và mục tiêu thì quản lý sẽ chia nhỏ các đầu việc cho nhân viên cấp dưới theo từng chuyên môn để họ bắt tay vào làm. Đây chính là nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động của quản lý. Việc tổ chức cần làm tuần tự theo từng mốc thời gian đã được đưa ra trước và không được bỏ sót bất kỳ hoạt động nào trừ khi có sự thay đổi từ cấp trên.

2.3. Chỉ huy và điều hướng các hoạt động

Bên cạnh đó, quản lý cần làm công tác chỉ huy, điều hướng các hoạt động để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nếu bị trễ deadline hoặc gặp sự cố không ngờ tới thì quản lý cần nhanh chóng giải quyết, khắc phục để có phương án thực thi tốt nhất.

2.4. Theo dõi, kiểm tra và đánh giá quy trình làm việc

Quản lý sẽ liên tục theo dõi, kiểm tra các hoạt động diễn ra nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Ngoài ra, quản lý cũng sẽ đánh giá quy trình làm việc của nhân viên để biết được năng suất lao động và trả công xứng đáng hoặc trao cơ hội thăng cấp. Nhiệm vụ này đặc biệt được coi trọng trong các xí nghiệp nên những việc làm quản lý công nghiệp thường được trả lương cao với yêu cầu đánh giá chính xác hiệu suất làm việc của công nhân.

Theo dõi, đánh giá quy trình làm việc

2.5. Báo cáo tiến độ công việc với lãnh đạo cao hơn

Kết thúc mỗi ngày làm việc thì quản lý cũng cần báo cáo công việc thực hiện được với cấp trên để ban lãnh đạo có thể kiểm soát được các hoạt động trong tổ chức. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng nắm được tình hình thực tế công việc, cùng quản lý suy nghĩ được những chiến lược hiệu quả hơn.

3. Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức

3.1. Tạo điều kiện phát triển chung

Quản lý là một người có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển chung. Vì họ chính là người lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm soát và đánh giá kế hoạch của mình. Theo nguyên tắc thì quản lý sẽ luôn đặt lợi ích tập thể lên trước lợi ích cá nhân. Họ luôn nỗ lực để đạt được thành quả như mong muốn, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, từ đó giúp công ty phát triển hơn.

3.2. Thúc đẩy tinh thần tập thể

Quản lý còn là người luôn giữ ngọn lửa tập thể trở nên ấm áp hơn khi luôn là người phía sau động viên, thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên, giữ vững đoàn kết trong tổ chức. Quản lý chính là người cân bằng giữa nhu cầu đơn vị, nhu cầu quản lý và nhu cầu nhân viên.

Quản lý giúp thúc đẩy tinh thần tập thể

Một tập thể vững mạnh sẽ luôn có sự nhiệt tình, hứng khởi với công việc và khao khát đạt được mục tiêu. Tinh thần đó sẽ do người quản lý khơi gợi, tạo nguồn cảm hứng để nhân viên làm việc. Thực chất tinh thần đó chỉ bắt đầu từ hành động nhỏ của người quản lý trong quá trình làm việc với cấp dưới của mình. Quản lý có tâm thì chắc chắn sẽ được cấp dưới nể phục, luôn cố gắng hoàn thành công việc xuất sắc.

3.3. Đảm bảo ổn định cộng sự

Ngoài việc giữ tinh thần máu lửa trong công việc thì quản lý cũng cần đảm bảo ổn định đối với các cộng sự của mình. Trong một tập thể sẽ có nhiều ý kiến cá nhân, việc tranh cãi là không tránh khỏi. Vì vậy, quản lý có vai trò đưa ra những nguyên tắc xử sự chung, quy định về văn hoá làm việc để ổn định về nề nếp, tác phong.

3.4. Truyền đạt kinh nghiệm cho cấp dưới

Bên cạnh đó, quản lý bao giờ cũng là người có kinh nghiệm, là những người đi trước sẽ luôn truyền đạt vốn hiểu biết của mình cho nhân viên cấp dưới. Việc này giúp hai bên hiểu nhau hơn mà cấp dưới lại được học thêm những kinh nghiệm sống đáng quý.

Quản lý truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho cấp dưới

Qua bài viết trên của vieclam123 có lẽ bạn cũng thấy quản lý mang trên mình rất nhiều trách nhiệm. Nếu bạn đã hiểu quản lý là làm gì mà vẫn muốn theo đuổi vị trí này thì có thể xem thêm các tin tuyển dụng tại trang chủ website này nhé.

Giới thiệu về công việc quản lý cấp cao

Quản lý cấp cao là một vị trí đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp tầm cỡ, giữ trọng trách điều hành doanh nghiệp vươn tới những mục tiêu vô cùng lớn. Vậy định nghĩa quản lý cấp cao là gì? Bạn hãy theo dõi bài tin tức sau của vieclam123.vn để hiểu rõ hơn nhé.

Quản lý cấp cao là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023

Vật lý y khoa là gì? Ngành hỗ trợ y tế bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Vật lý y khoa là gì? Vật lý y khoa thuộc lĩnh vực liên ngành giữa khoa học vật lý và y tế, là công cụ hữu ích, hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ con người hiện nay.

20/03/2023