Blog

Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý cảm xúc trong việc dạy học

25/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cảm xúc con người luôn là vấn đề khó giải thích nhất, vui buồn tức giận có thể thay đổi một cách nhanh chóng trong mọi tình huống. Để quản lý bản thân trong mọi hành động, lời nói, suy nghĩ sao cho đúng đắn không phải điều dễ dàng khi xung quanh chúng ta có rất nhiều yếu tố không tác động ảnh hưởng đến. Quản lý cảm xúc là kỹ năng cần phải trau dồi đối với thế hệ trẻ, đặc biệt không thể thiếu đối với những người truyền đạt tri thức cho các bạn. Quản lý cảm xúc đối với giáo viên khi giảng dạy là quan trọng để đánh giá chất lượng buổi học hay chất lượng giáo viên có thực sự tốt không. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu về phương pháp quản lý cảm xúc trong nghề nhà giáo sao cho giáo viên rèn luyện được kỹ năng chuyên môn sư phạm hoàn hảo nhất.

1. Tầm quan trọng của quản lý cảm xúc đối với giáo viên

Nghề nhà giáo là một nghề cao quý, giáo viên là những người truyền đạt tri thức cho học sinh sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Đòi hỏi về một giáo viên chuyên nghiệp không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn biết rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng, một kỹ năng mà giáo viên không thể thiếu trong việc đem lại hiệu quả giảng dạy là quản lý cảm xúc bản thân. Quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, quản lý cảm xúc của bản thân là biết bản thân suy nghĩ gì, nên làm gì, không bị tác động bởi những vấn đề hay yếu tố không tốt ảnh hưởng đến cảm xúc của mình, quản lý cảm xúc đồng nghĩa với việc bản thân làm chủ trong cảm xúc của chính mình.

Đối với nghề nhà giáo, quản lý cảm xúc của giáo viên không chỉ xảy ra trong các hoạt động tâm lý của cá nhân người giáo viên đó mà cảm xúc còn liên quan qua sự tương tác với cá nhân khác. Môi trường trường học và lớp học là nơi mà giáo viên có những cảm xúc phức tạp phải trải qua và được trải nghiệm với từng đối tượng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và ban lãnh đạo. Tầm quan trọng trong việc quản lý cảm xúc của giáo viên luôn được đề cao.

1.1. Quản lý cảm xúc tốt phát triển các kỹ năng cho giáo viên

Cảm xúc của giáo viên được thể hiện qua sự yêu, vui, buồn, giận. Những tâm trạng với những tình huống cụ thể, yếu tố tác động đến tâm trạng của giáo viên chủ yếu là quá trình học tập của sinh viên. Khi giáo viên biết quản lý cảm xúc của mình trước những các bạn học sinh khó bảo, khó nghe, trước những tình huống gây khó khăn cho giáo viên thì lúc đó giáo viên đã đặt cái tôi thấp xuống, sự nhẫn nhịn cũng như làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ giúp thầy cô luôn có sự ứng xử đúng đắn trong môi trường dạy học. Quản lý cảm xúc tốt thầy cô sẽ biết cách giải quyết mọi vấn đề xảy ra một cách bình tình, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với phụ huynh và học sinh đạt hiệu quả cao. Môi trường giáo dục đòi hỏi về nề nếp, quy định, kỷ cương cao và quản lý cảm xúc với những thái độ tích cực có văn hóa giúp thầy cô hoàn thành tốt vai trò của người lái đò mang tri thức cho thế hệ trẻ.

1.2. Quản lý cảm xúc trong giảng dạy đem lại chất lượng buổi học tốt

Giáo viên được đánh giá về năng lực giỏi là giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn am hiểu tốt mà còn phải biết quản lý mọi suy nghĩ, lời nói của bản thân. Một buổi học đạt hiệu quả hay không, học sinh tiếp thu bài tốt không đều thể hiện qua cách giảng dạy của thầy cô. Sự giảng dạy ở đây là có sự kết hợp về dạy kiến thức và phong cách giảng dạy. Thầy cô có kiến thức giỏi nhưng không biết truyền đạt kiến thức như nào để học sinh hiểu, hay quát mắng, khó chịu khi học sinh không hiểu bài gây ra sự xung đột và không hợp tác trong việc học tập. Quản lý cảm xúc của chính giáo viên là rất quan trọng để buổi học đạt chất lượng tốt, biết cách ứng xử cũng như tạo niềm yêu thích cho các bạn trẻ trong việc tiếp thu kiến thức cho thấy buổi học đã thành công ngay từ giai đoạn đầu, việc tiếp theo là sự giữ gìn cúng như phát huy kiến thức đó như nào là trách nhiệm của học sinh.

1.3. Quản lý cảm xúc còn nhận được sự yêu thích của học sinh, phụ huynh

Khi quản lý được cảm xúc của chính mình là khi đó giáo viên làm chủ trong suy nghĩ và hành động của mình, cảm xúc không chỉ biểu hiện qua thái độ mà còn thể hiện qua lời nói, cử chỉ. Khi có hành động một cách chừng mực, khéo léo thì giáo viên rất dễ dàng nhận được sự yêu thích của học sinh, phụ huynh. Phụ huynh thực sự yêu mến những giáo viên luôn lễ phép, khéo léo trong cách giao tiếp cũng như năng lực bản thân giỏi, có như thế mới truyền đạt tri thức cho con em họ một cách hoàn hảo được. Người ta thường đánh giá một người khác qua thái độ cư xử đầu tiên, qua lời ăn tiếng nói nên quản lý cảm xúc trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể là rất quan trọng để trở thành giáo viên vừa có chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt.

2. Nguyên nhân gây ra việc quản lý cảm xúc không hiệu quả

Tầm quan trọng của quản lý cảm xúc được thể hiện rõ ở các ý trên nhưng duy trì cảm xúc của chính mình không hề đơn giản, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn đến cảm xúc không tốt, đặc biệt đối giáo viên, môi trường dạy học yêu cầu những đòi hỏi về kỹ năng bản thân cao, môi trường có sự va chạm với nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý giảng dạy của giáo viên. Một số nguyên nhân gây ra quản lý cảm xúc bản thân không hiệu quả.

2.1. Nguyên nhân do chính giáo viên

Cảm xúc là do chính giáo viên làm chủ, chỉ có giáo viên mới biết được bản thân làm gì để phục vụ trong công việc giảng dạy của mình. Khi giáo viên không tự tin vào kiến thức bản thân thì cảm xúc sợ hãi xuất hiện, sợ hãi khi không biết đứng trước lớp giảng dạy thì học sinh có hiểu kiến thức mình truyền đạt không, sợ dạy học sinh không kỹ dẫn đến kiến thức hỏng. Mọi tâm lý cảm xúc đều do bản thân suy nghĩ ra, những suy nghĩ tiêu cực là dễ dàng thấy. Chính cách cư xử, thái độ là nguyên nhân khiến giáo viên hình thành sự khó tính, khó chịu, hay cáu bẩn với mọi người xung quanh, không kiềm chế được cảm xúc hay quản lý cảm xúc không đem lại hiệu quả. Khi chính bản thân giáo viên không tin vào khả năng bản thân mình thì học sinh, phụ huynh đâu thể tin tưởng giáo viên trong việc giảng dạy được, cơ hội sẽ không đến và thành công khó đạt được trong công việc dạy học.

2.2. Nguyên nhân từ phía học sinh

Nguyên nhân khiến cho quản lý cảm xúc của giáo viên không có hiệu quả một phần do ý thức của học sinh. Đối tượng chính mà giáo viên tiếp xúc là những bạn học sinh, độ tuổi với tâm lý thay đổi theo thời gian, sự ương bướng, tính cách khó bảo luôn là sự lo lắng của giáo viên, ảnh  hưởng tâm lý trong việc giảng dạy những cô cậu học trò như thế khiến giáo viên luôn căng thẳng, không thể làm chủ cảm xúc của mình cũng như không thể làm chủ trong suy nghĩ, trong cách quản lý cảm xúc của chính giáo viên. Việc dạy trẻ phải theo những quy tắc của nhà giáo nên dù các bạn trẻ cư xử không đúng cũng chỉ được phép nhẹ nhàng nói nhưng đối với một số học sinh cứng đầu, không sợ gì thì đó càng là điều khiến các bạn nghịch phá hơn vì nghĩ không ai làm gì được mình. Cần có những biện pháp khắt khe hơn trong trường học để giáo viên và học sinh nghiêm túc hơn trong học tập,  những quy định luôn được học sinh thực hiện và quản lý cảm xúc tốt sẽ dần xuất hiện trong kỹ năng giáo viên

2.3. Nguyên nhân từ phía phụ huynh, đồng nghiệp, lãnh đạo trường

Giáo viên dù hoàn hảo thế nào cũng không tránh khỏi những căng thẳng từ phía phụ huynh, đồng nghiệp, lãnh đạo trường, Khi nhu cầu phụ huynh đòi hỏi cao từ giáo viên về chất lượng học tập của các bạn học sinh, khi phụ huynh không biết được năng lực thực sự của con em mình như thế nào, những lời lẽ khó nghe của phụ huynh khi thấy con điểm kém luôn là điều giáo viên thấy tủi thân và xấu hổ, những lời nói nặng nề đôi khi khiến giáo viên không thể làm chủ được cảm xúc mà nói những câu nói thật gây mất lòng phụ huynh học sinh. Hay sự ghen tị năng lực giữa các đồng nghiệp trong môi trường giáo dục, những quy định  trên ban lãnh đạo đề xuống khiến cho giáo viên thấy lo lắng, không biết cân bằng cảm xúc bản thân như thế nào, không biết cân đối giữa các công việc tạo tâm lý không thoải mái và việc quản lý cảm xúc không thể phát huy được.

3. Phương pháp để quản lý cảm xúc đối với giáo viên

Quản lý cảm xúc trong mọi tình huống, mọi vấn đề cụ thể là cần thiết, nhưng không phải dễ dàng. Nhất là đối với giáo viên, những người truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ càng cần phải làm chủ được cảm xúc của chính mình. Giáo viên cần phải có phương pháp rèn luyện tu dưỡng bản thân để quản lý cảm xúc của chính mình tốt nhất.

3.1. Giáo viên quản lý cảm xúc từ việc điều chỉnh các hành động cụ thể

Giáo viên khi đứng trước tình huống hay một vấn đề khó, không kiểm soát được cảm xúc thì hãy bình tĩnh thả lòng người, hít thở sâu sẽ khiến tâm trạng dịu nhẹ đi và có hướng giải quyết tốt nhất. Hãy nhớ rằng các hành động, động tác của giáo viên có tác dụng rất lớn trong việc quản lý cảm xúc của chính giáo viên, đừng tạo tâm thế tạo áp lực cho bản thân, tâm lý sợ hãi khiến giáo viên không thể xử lý vấn đề tốt được.

3.2. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ bản thân

Người ta thường nói “con người cần có trí tuệ cảm xúc” có nghĩa là biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc ở đây là suy nghĩ chín chắc, kỹ càng trước một tình huống để quản lý cảm xúc hiệu quả. Giáo viên hãy tập cho mình thói quen nhìn người khác bằng thái độ tích cực  và nhân ái sẽ giúp giáo viên tránh được những cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn, hãy lắng nghe học sinh nhiều hơn, hiểu hơn về học trò của mình để khởi gợi mối quan hệ thầy cô và học sinh trở nên thân thiết và sự căng thẳng sẽ hạn chế dần. Hãy bình tĩnh suy nghĩ bản thân giáo viên đã có ứng xử tốt chưa, thực sự lỗi sai về phía ai, bản thân giáo viên còn thiếu gì cần bổ sung gì, giáo viên học cách chấp nhận, tiếp thu những ý kiến đúng từ phía phụ huynh, ban lãnh đạo trường để trau dồi kiến thức bản thân tốt hơn và rèn luyện được việc quản lý cảm xúc khi có sự nhìn nhận vấn đề tốt hơn.

3.3. Quản lý cảm xúc qua việc thể hiện ngôn từ nói

Khi giáo viên than vãn với đồng nghiệp hay lãnh đạo về hoàn cảnh sống hay về vấn đề học sinh đang chính tạo cho bản thân giáo viên những cảm xúc tiêu cực. Giáo viên hãy biết sử dụng ngôn từ để điều khiển cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người đối diện, hãy thẳng thắn đưa ra ý kiến với thái độ cử chỉ lễ phép với phụ huynh, ban lãnh đạo sẽ giúp giáo viên giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Ngôn ngữ không khó nói nhưng phải biết cách nói như nào thì đem lại hiệu quả cao, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn từ ngay từ những tình huống giao tiếp không chỉ trong môi trường giảng dạy mà ngay trong cuộc sống hàng ngày. Quản lý cảm xúc sẽ hiệu quả đối với giáo viên khi giáo viên nên suy nghĩ trước khi nói, biết được đối tượng mình tiếp xúc là giáo viên khác, là học sinh hay phụ huynh để có giọng điệu phù hợp nhất. Áp dụng vào mỗi đối tượng sẽ có cách giao tiếp khác nhau nên cần rèn luyện lời ăn tiếng nói như một thói quen tốt trong cuộc sống đối  với giáo viên.

3.4. Quản lý cảm xúc bằng việc hiểu tâm lý, yêu thương học sinh

Giáo viên luôn tiếp xúc trực tiếp với các bạn học sinh, là người hiểu tính cách các bạn nhất, luôn ở bên cạnh các bạn mỗi khi các bạn đến trường học tập. Khi hiểu tâm lý học sinh, giáo viên sẽ hiểu được suy nghĩ của các bạn để có ứng xử đúng đắn nhất, tính cách mỗi bạn là khác nhau. Để các bạn có tâm lý thoải mái nhất thì phương pháp giảng dạy cũng phải phù hợp. Học sinh khi có ý thức trong học tập, có sự hứng thú trong tiếp thu kiến thức mới thì mối quan hệ giữa thầy cô và học trò trở nên gần gũi hơn, thầy cô yêu thương học sinh như chính con em mình, các bạn học sinh coi trường học như ngồi nhà thứ hai với thầy cô là những người thân yêu luôn bên cạnh các bạn. Tâm lý thoải mái khiến cảm xúc luôn vui vẻ và việc quản lý cảm xúc cũng được nâng cao hơn.

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022