Blog

Plugin là gì? Plugin mang lại những lợi ích như thế nào cho website?

21/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Plugin là một khái niệm rất quen thuộc với những webmaster – người quản trị website. Plugin giúp những webmaster điều chỉnh hiển thị, nội dung, tính năng… cho website của mình mà không cần trực tiếp tác động đến code. Nhờ vậy mà việc vận hành các website trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Vậy plugin là gì? Tại sao nên cài đặt plugin để vận hành website?  Đâu là những plugin thông dụng nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu về plugin qua bài viết sau đây nhé!

1. Plugin là gì? Những thông tin bạn cần biết về plugin

1.1. Plugin là gì?

Plugin là công cụ mà những người lập trình và vận hành website sử dụng rất phổ biến. Plugin không được cài đặt trực tiếp trên các website người dùng truy cập, mà được cài đặt trong WordPress.

Plugin được sử dụng rất phổ biến trong WordPress

Có thể bạn chưa biết, WordPress là một hệ quản trị mã nguồn mở cho phép người sử dụng tạo dựng và xuất bản website. Theo thống kê, có đến hơn 75 triệu website được tạo dựng và vận hành thông qua WordPress. Con số này đủ để chứng minh rằng đây là một nền tảng mà tất cả những người làm việc trong lĩnh vực lập trình web đều phải thông thạo.

Về bản chất, Plugin là một phần mềm được tích hợp vào trong WordPress. Bởi vì WordPress được viết bằng ngôn ngữ PHP nên plugin cũng được viết bằng ngôn ngữ này. Số lượng plugin hiện nay là không thể nào đếm hết. Plugin được viết với nhiều mục đích và mỗi plugin lại cung cấp một hoặc một vài tính năng chuyên biệt.

1.2. Đặc điểm của plugin

Plugin là một trong những thành phần cốt lõi của WordPress. Hiểu theo cách này thì plugin là công cụ không thể thiếu nếu bạn không muốn phải “vọc vạch” các đoạn code để chỉnh sửa các website mình đang quản lý.

Plugin giúp chỉnh sửa website mà không cần sử dụng code

Đa số các plugin đều được cung cấp miễn phí. Bên cạnh đó cũng có không ít plugin phải trả phí, hay còn được gọi là plugin phiên bản “Premium”. Những plugin loại này sở hữu những ưu điểm cực kỳ tuyệt vời và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy số tiền mình đã bỏ ra là rất cứng đáng.

Thông thường plugin có thể được cài đặt trực tiếp từ thư viện vào giao diện admin của WordPress. Hoặc nếu không thì bạn có thể tải trước plugin về rồi sau đó upload lên WordPress.

Plugin có tác dụng giúp chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm các tính năng cho website. Điều này có nghĩa là bạn cài đặt nhiều plugin thì website cả bạn sẽ có nhiều tính năng hơn. Tuy nhiên việc quá “tham lam” và lạm dụng plugin sẽ khiến tốc độ tải trang web chậm hơn. Vì vậy, hãy cân nhắc về điều này và chỉ nên sử dụng những plugin cần thiết nhất.

1.3. Phân loại Plugin

Plugin có rất nhiều kiểu, mỗi plugin thường cung cấp nhiều hơn một chức năng. Bởi sự đa dạng về chức năng và số lượng lên đến hàng ngàn, bởi vậy không có tiêu chí nào hoàn hảo để phân loại plugin. Những nhóm plugin liệt kê dưới đây được phân loại dựa trên nhu cầu của các website.

Có đến hàng ngàn plugin vô cùng đa dạng

1.3.1. Plugin giúp tối ưu website

Như tên gọi, plugin thuộc nhóm này là những công cụ giúp các website “thô sơ” được tinh chỉnh tối ưu hơn. Tối ưu ở đây có thể là về giao diện, thao tác sử dụng, hình ảnh, nội dung, các chức năng, tốc độ tải trang… Plugin giúp tối ưu website là những công cụ không thể thiếu đối với các webmaster. Một số plugin tiêu biểu nhất thuộc vào nhóm này có thể kể đến như: WP Super Cache, W3 Total Cache, WP Super Minify, WP-Optimize, EWWW Image Optimizer…

1.3.2. Plugin giúp bảo mật dữ liệu

Nếu không có biện pháp bảo mật thì dữ liệu trên một website có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà nhóm plugin bảo mật dữ liệu trở thành công cụ  rất cần thiết. Bên cạnh đó, các plugin cũng giúp chống lại các vị tấn công website và giữ cho website hoạt động ổn định. Một số plugin bảo mật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Wordfence Security — Firewall & Malware Scan, Sucuri Security, iThemes Security, All In One WP Security & Firewall, BulletProof Security…

1.3.3. Plugin giúp lưu trữ dữ liệu

Plugin thuộc nhóm không cung cấp các khoảng trống để lưu trữ dữ liệu tương tự như công nghệ điện toán đám mây. Công dụng của các plugin thuộc nhóm này đó là tạo ra các bản backup từ những dữ liệu mà người sử dụng nhập vào trên WordPress.

UpdraftPlus là một trong những plugin được sử dụng phổ biến nhất

Plugin hỗ trợ backup dữ liệu giúp hạn chế tác động của những sự cố mất kết nối internet hoặc sập nguồn điện. Một số plugin tiêu biểu thuộc nhóm này có thể kể đến như: UpdraftPlus, BackupBuddy, BackWPUp, Duplicator, BackUpWordPress, WPVivid…

2. Plugin mang lại những lợi ích gì cho website?

Lập trình website truyền thống chủ yếu sử dụng các đoạn code. Khi có một đề xuất thay đổi tính năng đã có hoặc thêm tính năng mới, lập trình viên sẽ mất rất nhiều thời gian để code, test và hoàn thiện. Sau khi toàn bộ code được đưa lên host thì website mới được cập nhật những tính năng mới.

Plugin ra đời đã giúp giải quyết vấn đề trên một cách nhanh chóng hơn. Nếu bạn vận hành một trang web bằng WordPress, tất cả những gì bạn cần làm là thêm một plugin vào trong WordPress. Bạn có thể cài đặt plugin để thêm một tính năng cho website hoặc gỡ bỏ plugin để xóa bớt một tính năng ra khỏi website.

Với sự hỗ trợ của plugin, bạn có thể tinh chỉnh website mà không cần biết cách viết code. Bạn chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để tìm kiếm và cài đặt plugin cho website. Hơn nữa, hầu hết các plugin đều có độ hoàn thiện cao, chính vì vậy bạn sẽ hiếm khi phải “đau đầu” vì việc khắc phục lỗi trên website. Đây là ưu điểm vượt trội hơn của việc sử dụng plugin so với việc viết code.

Ngoài ra, khi cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ plugin cũng không có ảnh hưởng gì đến cấu trúc và hoạt động của website.

Cài đặt và gỡ bỏ plugin không ảnh hưởng gì đến vận hành website

3. Một số plugin thông dụng nhất hiện nay

Như vậy, bạn đã biết được plugin là gì và tại sao nói plugin ưu việt hơn rất nhiều trong quản trị website so với việc viết code.

- WooCommerce

Với sự lên ngôi của thương mại điện tử thì WooCommerce nghiễm nhiên trở thành một trong những plugin được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. WooCommerce cung cấp giao diện trang giỏ hàng, tùy chọn giao hàng với nhiều phương án khác nhau, hay thậm chí là cả tính năng thanh toán đơn hàng qua thẻ tín dụng và nhiều tính năng tối ưu khác. Đây là plugin gần như bắt buộc phải có nếu bạn muốn xây dựng và vận hành một website thương mại điện tử.

- WordFence Security

Không quá lời khi nói WordFence Security là plugin hỗ trợ bảo mật website hàng đầu hiện nay. WordFence Security cung cấp những tính năng bảo mật xuất sắc, có thể giúp bạn ngăn chặn các cuộc tấn công dạng Local Hack, SQL Injection, XSS… WordFence Security cũng được ưa chuộng bởi khả năng quét và ngăn chặn các đoạn mã độc nguy hiểm. Dữ liệu website cũng được bảo mật tốt hơn với tính năng mật khẩu 2 lớp.

WordFence Security giúp bảo mật dữ liệu trên website

- Yoast SEO

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực marketing thì Yoast SEO là công cụ không thể thiếu cho kooxi website. Yoast SEO giúp chuẩn hóa SEO để website có thứ tự hiển thị cao hơn trong công cụ tìm kiếm Với plugin này, người dùng sẽ kiểm tra được xem bài viết hoặc website đã được tối ưu hóa chuẩn SEO hay chưa. Nếu chưa, Yoast SEO sẽ đề xuất phương án tối ưu hóa bài viết và website để đạt chuẩn SEO.

- Elementor Page Builder

Elementor Page Builder sẽ khiến Front-end trở thành một thứ không thực sự cần thiết. Bạn sẽ không cần đến Front-end nếu bạn biết cách sử  dụng Elementor Page Builder. Khi sử dụng plugin này, bạn có thể dễ dàng kéo thả các element để tạo nên những giao diện website bắt mắt. Elementor Page Builder giúp việc thiết kế website trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn không cần biết code mà vẫn có thể trực tiếp chỉnh sửa giao diện của một website trên chính website đó.

- Smush Image Compression and Optimization

Đây là plugin giúp bạn tối ưu hình ảnh trên website về kích cỡ, chất lượng và dung lượng của ảnh. Ảnh được tối ưu hóa sẽ giúp tăng tốc độ tải trang nhanh hơn.

Tối ưu hóa hiển thị ảnh bằng Smush Image Compression and Optimization

- Google XML Sitemap

Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm có thể nhận biết được câu trúc của một website. Tuy nhiên, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tạo ra một sitemap thông qua các quy trình truyền thống.

Với Google XML Sitemap, quá trình tạo sitemap trở nên rất đơn giản. Không chỉ tạo sitemap tối ưu cho Google, plugin này còn giúp cho website được index nhanh hơn trên cả Yahoo, Bing… Sitemap sẽ giúp website của bạn được đánh giá cao hơn và dễ lên top hơn.

Qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu được plugin là gì và tại sao với những website được vận hành bởi WordPress lại cần đến plugin. Tác dụng của plugin là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng những plugin thực sự cần thiết, tránh việc cài đặt quá nhiều plugin sẽ khiến tốc độ tải trang giảm xuống rõ rệt và gây ra sự khó chịu cho khách truy cập.

Tik Tok là gì?

Tik Tok là gì? Tik Tok có cách thức hoạt động ra sao? Tìm hiểu đặc điểm của Tik Tok và các thuật ngữ thường được sử dụng qua bài viết sau đây nhé!

Tik Tok là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022