Blog

Một số phương pháp quản lý lớp học hiệu quả giáo viên cần biết

25/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để có thể quản lý lớp học hiệu quả, các bạn gia sư  và giáo viên thường mất khá nhiều thời gian. Hãy cùng chúng tôi điểm danh một số phương pháp lớp học hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trị học sinh nói chuyện trong giờ

Để giảm tình trạng học sinh nói chuyện trong giờ, giáo viên cần phải thu hút được sự chú ý của các em. Trước tiên, bài học phải đảm bảo thú vị, các bài giảng nhàm chán là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng học sinh nói chuyện trong giờ. Đặc biệt đối với các bộ môn xã hội như Văn, Tiếng Anh, nếu bài giảng bạn đem tới không có sức hút, tình trạng học sinh nói chuyện trong giờ là điều tất nhiên. Vì thế, trước tiên, các bạn cần phải chuẩn bị giáo án thật kỹ lưỡng trước khi lên lớp.

Ngoài yếu tố bài giảng, có rất nhiều yếu tố khác khiến học sinh nói chuyện trong giờ học. Giáo viên nên giúp cho học sinh hiểu vấn đề và nêu rõ tác hại của việc nói chuyện trong giờ học. Dù ở bất cứ cấp nào, ngày từ những buổi học đầu tiên, bạn đã nên nói rõ về vấn đề này để giảm thiểu tình trạng mất trật tự trong giờ.  Vị trí đứng của bạn cũng cần phải bao quát được toàn bộ lớp học. Thông thường, các học sinh ngồi ở những vị trí cuối lớp hoặc khuất tuần nhìn sẽ rất dễ mất trật tự. Bạn có thể có những hình phạt từ nhắc nhở, khiến trách tới việc viết bảng kiểm điểm, không cho học sinh tiếp tục tiết học để cảnh cáo khiến cho các em trở nên trật tự và tập trung hơn ở những tiết học tiếp theo.

Khi phát hiện học sinh nói chuyện trong giờ, bạn cũng có thể tạm thời dừng bài giảng lại. Khi không gian xung quanh hoàn toàn yên tĩnh học sinh sẽ ý thức được hành động của mình, và dừng việc nói chuyện lại.

Một điều vô cùng quan trọng khi trị học sinh nói chuyện trong giờ chính là thái độ điềm tĩnh của giáo viên. Sự mất bình tĩnh của bạn như quát lớn, đạp ghế, ném đồ, sẽ càng khiến cho tình trạng tệ hại hơn ở các tiết học tiếp theo đồng thời còn khiến học sinh có những ấn tượng không tốt đẹp về bạn. Cách này không có hiệu quả trong việc quản lý lớp học của bạn thậm chí còn gây ra rất nhiều những hậu quả xấu mà bạn không lường trước được. Việc  học sinh chống đối thách thức giáo viên, có thái độ chống cũng thường xuất phát từ sự mất bình tĩnh của giáo viên.

2. Phương pháp quản lý học sinh làm bài tập về nhà

Không làm bài tập về nhà cũng là một trong những hiện tượng thường gặp của học sinh. Vậy phải làm như thế nào để có thể xử lý tình hình này?

Trước tiên, các bạn cần phải xem khối lượng giao bài đã phù hợp hay chưa? Các bài tập có quá khó hay không.? Có thể điểm danh một vài nguyên nhân dưới đây dẫn tới tình trạng học sinh không chịu làm bài tập về nhà

·         Học sinh cho rằng môn học đó là môn phụ

·         Khối lượng bài quá nhiều khiến các em không thể hoàn thành hết

·         Giáo viên không kiểm tra bài tập về nhà

·         Ỷ lại vào các bạn học khá khi bài tập là bài làm nhóm

·         Bố mẹ không quan tâm tới bài vở của con

Với những nguyên nhân như trên, các bạn có thể có những phương pháp để quản lý học sinh làm bài tập về nhà như sau

Thứ nhất, học sinh cần phải thấy được sự quan trọng của môn học. Dù bạn dạy môn học gì cũng cần phải cho học sinh hiểu được ý nghĩa của môn học. Khi giáo viên tự có suy nghĩ mình dạy “môn phụ” thì chắc chắn, bạn sẽ rất khó có thể quản lý được việc làm bài  tập về nhà của học sinh. Dù bạn dạy Văn, Toán hay Giáo dục công dân, Lịch sử,.... bạn cũng cần phải để cho học sinh thực sự tôn trọng môn học, tôn trọng giáo viên. Khi đó, việc quản lý học sinh hoàn thành bài tập về nhà sẽ trở nên dễ dàng vô cùng.

Thứ hai, bạn nên cho học sinh làm bài tập vừa sức với khả năng của các em. Những bài tập quá khó dễ khiến các em nản và bỏ cuộc. Hiện tượng không làm bài tập về nhà dần dần sẽ trở thành một thói quen. Trong các đề thi, các kiến thức đại trà chiếm phần đa điểm số. Vì thế, hãy cho học sinh làm bài theo kiểu dễ trước, khó sau, tránh tình trạng cho quá nhiều bài tập nâng cao khiến học sinh cảm giác môn học quá khó để chinh phục.

Thứ ba, hình thức giảng dạy của bạn tuyệt đối không được đi mãi theo một lối mòn đã cũ. Điều này khiến cho học sinh của bạn cảm giác nhàm chán và không muốn làm bài tập về nhà. Bạn cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, truyền được cho hứng thú học tập cho học sinh. Khi học sinh cảm giác thích thú với môn học, các em sẽ tự khắc hoàn thành bài tập về nhà mà không cần bạn phải ép buộc.

Thứ tư, giáo viên cần nhờ sự kết hợp của phụ huynh về việc quản lý làm bài tập về nhà của học sinh. Những đối tượng học sinh nhỏ tuổi như học sinh tiểu học thường chưa biết được tầm quan trọng của việc học và dễ bị thu hút bởi cuộc sống bên ngoài hơn. Vì thế, phụ huynh cần theo dõi sát sao việc hoàn thành bài tập về nhà của các bé.  Khi đó,giáo viên sẽ quản lý học sinh việc làm bài tập về nhà một cách dễ dàng hơn.

Thứ năm, giáo viên cần quản lý nghiêm việc làm bài tập về nhà của học sinh bằng cách thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập về nhà. Có rất nhiều hình thức để các bạn có thể áp dụng. Bạn không nhất thiết phải kiểm tra toàn bộ bài tập về nhà của cả lớp mà chỉ cần kiểm tra xác suất. Nếu phát hiện học sinh không làm bài tập về nhà, hãy đưa ra một số hình phạt như chép phạt, yêu cầu phải hoàn thiện bài tập ngay vào buổi hôm sau, phạt trực nhật,… Khi bạn thường xuyên kiểm soát, tình trạng không làm bài tập về nhà của học sinh sẽ được hạn chế rất nhiều.

3. Phương pháp quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong giờ

Hiện nay smartphone rất có sức hút đối với học sinh. Không hiếm trường hợp học sinh sử dụng  thiết bị này trong giờ học thay vì tập trung nghe giảng. Rất nhiều giáo viên băn khoăn chưa biết xử lý vấn đề này ra sao? Làm thế nào để có thể quản lý và hạn chế tối đa việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Tất cả học sinh hầu như đều được trang bị một chiếc điện thoại để bố mẹ dễ dàng liên lạc và quản lý. Điện thoại sẽ là công cụ hỗ trợ khá đắc lực cho các em trong việc tìm kiếm thông tin và giải trí. Tuy nhiên, các bạn nên có những biện pháp phù hợp để tránh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ. Bạn có thể đưa ra quy định phạt nếu học sinh sử dụng điện thoại trong giờ như tạm giữ điện thoại một thời gian, yêu cầu các em mời phụ huynh để phối hợp cùng với học sinh xử lý tình trạng này. Học sinh thường rất dễ “quá trớn” nếu như các bạn “dễ tính”. Vì thế, hãy nghiêm khắc đối với tất cả các trường hợp sử dụng điện thoại trong giờ, trừ những lý do đặc biệt. Các bạn nên phổ biến rõ ràng quy chế về việc sử dụng điện thoại trong trường học để học sinh có thể nắm rõ được lúc nào được và không được sử dụng thiết bị này.

Hy vọng với bài viết “Một số phương pháp quản lý lớp học hiệu quả giáo viên cần biết” chúng tôi có thể đem tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. 

>> Tham khảo thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022