Phương pháp nghiên cứu khoa học là một hoạt động nghiên cứu được ưu tiên hàng đầu nhằm tìm ra những điểm mới về kiến thức, bản chất sự việc, nhận thức mới về khoa học. Phương pháp nghiên cứu khoa học còn là một môn học có trong chương trình học của những khối ngành kinh tế. Vieclam123.vn sẽ giới thiệu đến các bạn phần lý thuyết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học qua bài viết dưới đây.
Khoa học được hiểu là quá trình nghiên cứu để khám phá những hiểu biết mới về tự nhiên và xã hội. Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển theo sự thay đổi của xã hội. Tri thức khoa học có thể được chia thành tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm: là những tri thức được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày của con người.
Tri thức khoa học: là tri thức được tổng hợp thông qua quá trình nghiên cứu khoa học, là kết quả của việc quan sát, thu thập dữ liệu, thử nghiệm,...
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, nghiên cứu, xem xét, điều tra, thử nghiệm để có thể phát hiện ra những điều mới về bản chất của thế giới tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu khoa học thường được tiến hành theo đề tài nhất định.
Đề tài nghiên cứu có thể là những chủ đề có tình học thuật chứ không nhất thiết phải là hoạt động đã có trong thực tế.
Một số khái niệm khác thường đi kèm với nghiên cứu khoa học như đối tượng nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: là sự vật, sự việc cần xem xét và làm rõ trong việc thực hiện việc nghiên cứu khoa học.
Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu cần phải được khảo sát trong phạm vi nhất định về thời gian, không gian.
Mục đích nghiên cứu: là một điều gì đó cần được rút ra sau quá trình nghiên cứu. Ví dụ mục đích nghiên cứu là nắm được hành vi, thói quen, sở thích của khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức cần được tiến hành để làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học có thể được chia ra thành phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn và phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn bao gồm:
Phương pháp quan sát khoa học: nhìn đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin
Phương pháp điều tra: điều tra trên một nhóm đối tượng ở diện rộng để rút ra quy luật chung.
Phương pháp thực nghiệm khoa học: Các nhà khoa học tác động lên đối tượng để tạo ra những thay đổi theo chiều hướng mong muốn.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: xem xét, phân tích, tổng hợp những thành quả thực tiễn để có thể rút ra được kết luận bổ ích.
Phương pháp chuyên gia: Đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao tiến hành nghiên cứu về một chủ đề nhất định.
Phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết là việc thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu tài liệu để đưa ra suy luận logic. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết phổ biến như:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu tài liệu, phân tích cụ thể để hiểu được sâu sắc về đối tượng.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Các tài liệu khoa học được sắp xếp theo từng mặt, từng đơn vị, từng dấu hiệu để hiểu đầy đủ về đối tượng.
Phương pháp mô hình hóa: Xây dựng mô hình gần giống với đối tượng để tái hiện lại đối tượng theo cơ cấu, chức năng.
Phương pháp giả thuyết: Đưa ra giả thuyết, dự đoán về đối tượng, sau đó chứng minh giả thuyết đó là đúng.
Phương pháp lịch sử: tìm hiểu nguồn gốc phát sinh của đối tượng để rút ra bản chất của đối tượng.
Một số phương pháp khác được phân loại theo phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu như:
Phương pháp định tính: đưa ra các nhận định tri thức dựa vào các quan điểm
Phương pháp định lượng: Đưa ra các giải thiết nghiên cứu, sử dụng đại lượng đo lường và quan sát để kiểm định các giả thiết đó.
Phân loại theo logic suy luận, phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành:
Phương pháp diễn dịch: đưa ra giả thuyết, thu thập dữ liệu để kiểm định giả thuyết, ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết.
Phương pháp quy nạp: Các kết luận được rút ra từ các minh chứng cụ thể. Các kết luận này giải thích thực tế và được thực tế chứng minh.
=> Những ngành khoa học khác nhau sẽ có phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì cũng sẽ thực hiện theo một số bước sau:
Bước 1: Quan sát sự vật, hiện tượng
Bước 2: Đặt vấn đề nghiên cứu
Bước 3: Đặt giả thiết, sự tiên đoán
Bước 4: Thu thập thông tin, số liệu thí nghiệm
Bước 5: kết luận
Trên đây là giải thích khái quát của Vieclam123 về “phương pháp nghiên cứu khoa học”. Nghiên cứu khoa học là việc làm cần thiết và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đời thường và trong xã hội
>> Xem thêm tin:
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023