Một buổi phỏng vấn hành vi là gì? Các ứng viên tuyển dụng thường thắc mắc về sự khác biệt giữa một buổi phỏng vấn thông thường và một buổi phỏng vấn hành vi là gì. Bạn nên chuẩn bị trước như thế nào để phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi bạn những câu hỏi phỏng vấn hành vi? Thực tế, một buổi phỏng vấn hành vi cũng giống với các loại phỏng vấn việc làm khác! Không có sự khác biệt về hình thức của các buổi phỏng vấn xin việc.
Bạn vẫn sẽ phải gặp mặt với người phỏng vấn và trả lời các câu hỏi của họ. Điểm khác biệt duy nhất là loại câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng dùng để hỏi bạn khi phỏng vấn. Hãy xem trước những thông tin về sự khác biệt giữa phỏng vấn hành vi và phỏng vấn truyền thống, những ví dụ câu hỏi phỏng vấn hành vi và cách trả lời chúng.
Phỏng vấn xin việc hành vi là phỏng vấn với mục đích tìm hiểu xem các ứng viên sẽ phản ứng như thế nào trong các trường hợp cụ thể liên quan đến công việc. Điều này được áp dụng dựa theo logic là cách bạn ứng xử trong quá khứ sẽ dự đoán cách bạn xử lý trong tương lai, tức là cách làm việc trong quá khứ sẽ dự đoán hiệu suất trong tương lai.
Trong một buổi phỏng vấn truyền thống, bạn sẽ được hỏi một loạt các câu hỏi có câu trả lời thằng như “Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?” hoặc “Bạn xử lý với một yêu cầu công việc như thế nào?” hay “Hãy miêu tả một tuần làm việc bình thường của bạn.”
Trong một buổi phỏng vấn theo hành vi, nhà tuyển dụng sẽ xác định trước những kỹ năng cần có cho ứng viên mà họ muốn tuyển dụng và sẽ hỏi những câu hỏi để tìm hiểu xem ứng viên có đáp ứng được những kỹ năng đó không.
Chú ý: Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn đã xử lý một tình huống như thế nào, thay vì bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào trong tương lai.
Các câu hỏi phỏng vấn hành vi thường sẽ trọng tâm hơn, mang tính thăm dò và cụ thể hơn các câu hỏi phỏng vấn truyền thống:
Đưa ra ví dụ về một lần bạn sử dụng tư duy logic để giải quyết một vấn đề.
Đưa ra ví dụ về một mục tiêu bạn đã thành công đạt được và cách bạn chinh phục được nó.
Nói về một quyết định của bạn mặc dù không được đánh giá cao và cách bạn xử lý khi thực hiện nó.
Bạn đã bao giờ làm vượt lên nhiệm vụ và trách nhiệm của mình chưa? Nếu rồi thì như thế nào?
Bạn làm gì khi lịch trình của mình bị gián đoạn? Hãy nêu một ví dụ cách bạn xử lý nó.
Bạn đã bao giờ phải thuyết phục một nhóm làm một dự án mà họ không hào hứng không? Bạn làm điều đó như thế nào?
Bạn đã bao giờ phải xử lý một tình huống khó với đồng nghiệp chưa? Nếu rồi thì như thế nào?
Hãy nói cho tôi cách bạn làm việc hiệu quả dưới áp lực công việc cao.
Các loại câu hỏi sau cũng sẽ rất chi tiết. Bạn có thể sẽ được hỏi bạn đã làm gì, bạn đã nói gì, bạn đã phản ứng như thế nào hoặc bạn cảm thấy như thế nào trong các tình huống bạn chia sẻ với nhà tuyển dụng.
Cách tốt nhất để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn là gì? Một điều rất quan trọng là hãy nhớ rằng bạn không thể biết trước hình thức phỏng vấn cho đến khi bạn đã ngồi trong phòng phỏng vấn rồi. Vậy nên hãy chuẩn bị cả những câu hỏi phỏng vấn truyền thống.
Tiếp theo, vì bạn không biết được chính xác tình huống bạn sẽ bị hỏi trong buổi phỏng hành vi, hãy tỉnh táo nhớ lại và xem xét một vài trường hợp đặc biệt bạn đã gặp phải hoặc những dự án bạn đã thực hiện thành công. Bạn có thể sử dụng chúng để làm khung cho câu trả lời của mình.
Chú ý: Chuẩn bị những câu chuyện để minh họa cách bạn đã giải quyết thành công vấn đề hoặc thể hiện năng lực một cách xuất sắc.
Các câu chuyện như vậy sẽ có ích trong việc giúp bạn trả lời một cách có ý nghĩa trong cuộc phỏng vấn hành vi. Bạn có thể sử dụng phương pháp trả lời phỏng vấn STAR khi phỏng vấn, kỹ thuật này giúp bạn đưa ra một câu trả lời câu hỏi phỏng vấn hành vi tường tận.
Cuối cùng, hãy xem trước bản mô tả công việc, nếu bạn có nó, hoặc các thông tin tuyển dụng, quảng cáo công việc đó. Bạn có thể biết trước một chút về những kỹ năng và đặc điểm hành vi mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm từ việc đọc các bạn mô tả công việc và yêu cầu vị trí.
Mẹo trong lúc phỏng vấn
Trong lúc phỏng vấn, nếu bạn không chắc cách để trả lời một câu hỏi, hãy tìm cách hỏi nhà tuyển dụng và làm rõ lại câu hỏi. Sau đó sử dụng phương pháp STAR, và đảm bảo rằng trong câu trả lời của mình có đủ những điểm sau:
Một tình huống cụ thể
Những nhiệm vụ bạn đã hoàn thành
Hành động bạn đã làm
Kết quả, điều gì đã xảy ra
Một điều rất quan trọng là hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai. Người phỏng vấn chỉ đơn giản muốn hiểu xem bạn ứng xử như thế nào trong các trường hợp cho sẵn thôi. Cách bạn phản ứng sẽ quyết định xem các kĩ năng của bạn có phù hợp với vị trí việc làm mà công ty đang tìm kiếm không. Vì vậy, hãy lắng nghe câu hỏi thật kỹ, trả lời rõ ràng và chi tiết, và đặc biệt hãy trung thực. Nếu câu trả lời của bạn không phải là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm thì có thể vị trí đó không phải là công việc tốt nhất dành cho bạn!
Phỏng vấn xin việc hành vi có hình thức giống với một buổi phỏng vấn xin việc truyền thống. Điềm khác biệt duy nhất là phỏng vấn hành vi bạn được yêu cầu kể một câu chuyện mô tả lại kinh nghiệm ứng xử trong quá khứ của mình.
Hãy sử dụng kĩ thuật STAR để trả lời câu hỏi phỏng vấn hành vi. Miêu tả tình huống của bản thân lúc đó, giải thích những nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành, nói về những việc bạn đã làm và kết thúc bằng kết quả từ những cố gắng của bản thân.
Lắng nghe người phỏng vấn và hỏi câu hỏi khi cần thiết. Đừng ngại hỏi để xác minh thêm thông tin trước khi đưa ra câu trả lời.
Hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hoặc sai khi phỏng vấn hành vi. Hãy trả lời thành thật và đừng sợ trả lời sai.
Đồng hành cùng vieclam123.vn để tìm hiểu thêm nhiều bí quyết phỏng vấn khác giúp bạn tìm việc làm dễ dàng hơn.
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023