Blog

Phong tục tập quán là gì? Vai trò và ví dụ về phong tục tập quán

10/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam ta, chúng ta luôn kế thừa những tinh hóa, giá trị tốt đẹp, những hoạt động được lưu truyền từ đời này sang đời khác và chúng ta coi đó là một tập tục quen thuộc, “ăn sâu” vào máu của mỗi người dân. Mỗi phong tục tập quán có ý nghĩa truyền thống khác nhau và mỗi nơi lại có một màu sắc đặc trưng riêng biệt. Vậy phong tục tập quán là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về phong tục tập quán qua bài viết bên dưới nhé!

1. Phong tục tập quán là gì? Định nghĩa chi tiết

Trước khi tìm hiểu phong tục tập quán là gì, chúng ta cần phải hiểu được phong tục là gì và tập quán là gì.

Phong tục tập quán là gì

1.1. Phong tục là gì? Tập quán là gì?

1.1.1. Phong tục là gì?

Phong tục là những thói quen của con người, được mọi người công nhận và làm theo, đã ăn sâu vào đời sống của xã hội.

Phong tục cũng được hiểu là các hoạt động sống được hình thành từ quá khứ cho tới hiện tại, trong suốt chiều dài lịch sử và hiện tại đã ổn định nề nếp, là những hoạt động sống của con người được cộng đồng từ giác thực hiện, thừa nhận sự có mặt của chúng và trong cộng đồng nhất định, được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy phong tục không phải là nguyên tắc bắt buộc và được vận dụng linh hoạt, thế nhưng nó cũng không thể nhất thời, tùy tiện hay giống như quan hệ đời thường thay đổi mạnh mẽ.

Phong tục là thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội

Hiện nay, phong tục có nhiều loại khác nhau, ví dụ như hệ thống phong tục liên quan tới chu kỳ lao động của người dân, gắn với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá, với cư dân nông nghiệp là cấy hái, gieo trồng, thu hoạch,... Các hệ thống phong tục tập quán có liên quan mật thiết tới vòng đời, sự sống còn của con người như cưới xin, sinh đẻ, trường thành, lên lão, mừng thọ… Các hệ thống phong tục theo chu kỳ thời tiết trong năm liên quan tới các hoạt động của con người như phong tục mùa xuân, hạ, thu, đông.

Phong tục đóng vai trò quan trọng, là một bộ phận của văn hóa, góp phần hình thành nên truyền thống của địa phương, của dân tộc, ảnh hưởng tới các ứng xử của từng người trong xã hội, cộng đồng.

1.1.2. Tập quán là gì?

Tập quán là những thói quen được mọi người công nhận, làm theo đã được hình thành trong nếp sống sản xuất, trong đời sống xã hội hay sinh hoạt hàng ngày.

Tập quán nếu xét về mặt văn hóa, xã hội và dân tộc là những định hình trong phương thức ứng xử giữa mọi người với nhau, một điểm nhấn tạo nên trật từ, nề nếp trong lối sống của các cá nhân tại một cộng đồng dân cư có quan hệ nhiều mặt.

Tập quán là những quy tắc xử sự chung có nội dung rõ ràng

Ngoài ra, tập quán cũng được hiểu là những quy tắc xử sự có nội dung cụ thể, rõ ràng để xác định nghĩa vụ, quyền của từng người trong những quan hệ cụ thể về dân sự, được tạo nên và lặp đi lặp lại trong suốt một thời gian dài, được áp dụng và thừa nhận rộng rãi tạo một vùng, miền, cộng đồng dân cư, dân tộc hay trong một lĩnh vực nào đó.

1.2. Phong tục tập quán là gì?

Từ khái niệm phong tục và tập quán, chúng ta có thể hiểu khái niệm phong tục tập quán như sau: Phong tục tập quán là những thói quen văn có tính lịch sử và tính dân tộc đã được con người hình thành trong đời sống, trở thành chuẩn mực văn hóa được cá nhân tuân theo, công nhận và thực hiện. Các chuẩn mực văn hóa này là những quy ước mang tính tự nguyện giữa mọi người trong cộng đồng xã hội hay là những quy phạm xã hội mang tính bắt buộc. Đây cũng chính là ứng xử văn hóa của con người đối với xã hội, đối với tự nhiên và đối với chính bản thân, là những thói quen đã lưu truyền từ lịch sử và hình thành lâu dài trong một cộng đồng xã hội nào đó, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Ví dụ: Phong tục tập quán về văn hóa, lễ hội, cưới xin, ma chay, sinh hoạt…

2. Đặc điểm và vai trò của phong tục tập quán là gì?

2.1. Phong tục tập quán có đặc điểm ra sao?

Phong tục tập quán có các đặc điểm như sau:

- Phong tục tập quán luôn mang tính dân tộc, tính lịch sử, tính giai cấp và tính vùng miền, được hình thành chậm rãi lâu dài trong suốt quá trình hình thành, phát triển của lịch sử, tạo nên tính ổn định và bền vững.

Đặc điểm của phong tục tập quán

- Phong tục tập quán điều chỉnh, điều khiển các lối sống, hành vi của thành viên trong cộng đồng, là cơ chế tâm lý bên trong.

- Thông qua giao tiếp cá nhân, phong tục tập quán được hình thành từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác bằng phương thức bắt chước, truyền đạt.

2.2. Vai trò và ý nghĩa của phong tục tập quán

Trong đời sống xã hội, phong tục tập quán có ý nghĩa và vai trò nhất định như:

- Phong tục tập quán giúp cho các văn hóa trở nên nhiều sắc màu, phong phú và đa dạng, qua đó chúng ta dễ dàng phân biệt được quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc kia, tạo nên đặc trưng của một dân tộc, quốc gia.

- Nhờ phong tục tập quán, nhân dân có thể duy trì và lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp, truyền từ đời này sang đời khác, hình thành nên những thói quen tốt. Mỗi cá nhân sẽ điều chỉnh lối sống, hành vi của mình thông qua các phong tục trong các cộng đồng để hình thành nên cộng đồng tiến bộ, văn minh.

- Duy trì các phong tục tập quán có ý nghĩa cả về tâm linh và hình thức, ví dụ như các phong tục giữ niềm tin của nhân dân dành cho tín ngưỡng: phong tục thờ cúng tổ tiên, xin chữ đầu năm… lưu truyền từ xưa tới nay, từ thế hệ cha ông ta. Nhờ đó, người dân sẽ có ý chí vươn lên, có niềm tin tốt đẹp vào những điều trong cuộc sống và không để cho mình vướng phải những điều không tốt.

Vai trò và ý nghĩa của phong tục tập quán

- Phong tục cũng góp phần quản lý, quán triệt đời sống trong xã hội và tạo nên tính ổn định trong trật tự xã hội, đây là yếu tố quan trọng để cá nhân trong cộng đồng thống nhất về suy nghĩ, tư tưởng, tạo sự ổn định trong đời sống và có các hành động thống nhất. Dựa vào các phong tục trong cộng đồng, người đứng đầu sẽ dựa vào phong tục để quyết định hợp lý, phù hợp để mọi người làm theo.

3. Việt Nam có những phong tục tập quán nào?

Việt Nam ta có nhiều phong tục tập quán đã hình thành lâu đời và truyền qua nhiều thế hệ khác nhau, ví dụ như:

- Tục ăn trầu: Hẳn bạn đã nghe câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, người Việt ta từ xưa đã có phong tục ăn trầu, là món ăn thể hiện nề nếp sinh hoạt đậm chất dân tộc. Trong miếng trầu có 4 nguyên liệu chính, tiêu biểu cho 4 vị ngọt, đắng, cay, nồng gồm:Vị cay của lá trầu không, vị ngọt của cau, vị nồng của vôi, vị đắng của rễ.

Hiện nay, tục lệ ăn trầu đã trở nên mai một, trong các xóm làng cũng ít bắt gặp hình ảnh ăn trầu, chủ yếu còn các cụ già vẫn lưu trữ truyền thống này. Nếu không được phát triển và gìn giữ thì tục ăn trầu có thể dần đi vào lãng quên.

- Tục cưới hỏi: Cưới hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời người. Thời xưa, hôn nhân thường kén chọn rất kỹ, phải môn đăng hộ đối, đáp ứng quyền lợi của gia đình, gia tộc, làng xã, phải chọn ngày thành tháng tốt và đi qua nhiều nghi lễ khác nhau như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, hợp cẩn, tơ hồng, lại mặt và để chính thức được thừa nhận là thành viên trong xóm thì cần nộp cheo. Thời đại hiện nay, cưới hỏi không thay đổi quá nhiều lễ nghi, chỉ đổi một số tục lệ sao cho phù hợp với con người, thời đại và cộng đồng.

- Tục lễ tang: Lễ tang hay ma chay là tập có từ lâu đời, được thực hiện vô cùng tỉ mỉ khi có người chết, thể hiện sự đau buồn, thương xót và tiễn biệt người thân của mình sang thế giới khác, ngoài thành viên trong gia đình lo thì hàng xóm xung quanh cũng giúp đỡ tận tình.

Tục lễ tang đã có từ lâu đời

Ngày trước, trình tự tang lễ như sau: Sau khi chết, người chết được tắm sạch sẽ, sau đó thay một bộ quần áo chỉn chu, tươm tất, giữa hai hàm răng đặt một chiếc đũa, đặt vào miếng ba đồng xu và một dúm gạo gọi là lễ ngậm hàm.

- Giỗ tết: Dân ta theo tập quán lâu đời lấy ngày giỗ của người mất làm trọng, do đó vào ngày mất hoặc trước ngày mất của người thân một ngày, ta cúng giỗ sao cho hợp lý, sau đó ra thăm phần mộ của người đó. Lúc này cũng là dịp để người thân, bạn bè gặp mặt, cùng nhau tưởng nhờ người đã mất và bàn bạc việc giữ gìn gia phong.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được phong tục tập quán là gì và những thông tin khác về phong tục tập quán. Từ xưa tới nay, người dân Việt Nam ta đã hình thành nên nhiều phong tục tập quán khác nhau, ăn sâu vào tư duy và lối sống của con người. Chúng ta cần giữ gìn, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp, tránh để nó bị mai một và chỉ còn là phong tục lưu truyền.

Tết cổ truyền là gì?

Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán là ngày lễ lớn trong năm, con cháu, gia đình, người thân sẽ tề tựu đông đủ lại với nhau, họp mặt và trò chuyện. Vậy Tết cổ truyền là gì? Truy cập bài viết bên dưới để hiểu sâu hơn các thông tin về Tết cổ truyền nhé!

Tết cổ truyền là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023