Blog

Order là gì? Điểm danh những ưu - nhược điểm của bán hàng Order

24/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đã từng nghe thấy rất nhiều về thuật ngữ Order chẳng hạn như Order quần áo, Order mỹ phẩm hay Order đồ ăn,... tất cả đều rất quen thuộc nhưng tiếc rằng bạn lại chẳng hiểu ý nghĩa thực sự của Order là gì. Để xóa bỏ khoảng cách với thuật ngữ này, hãy cùng tôi theo dõi bài viết sau đây, toàn bộ thông tin về Order sẽ được cập nhật một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

1. Order và những khái niệm liên quan tới Order

1.1. Order là gì?

Order là thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh hoặc buôn bán hàng hoá. Nghĩa của nó khi dịch sang tiếng Việt là “đặt hàng”. 

Order được chia thành 2 dạng khác biệt đó là Order trực tiếp và Order online. Trong đó:

- Với hình thức Order trực tiếp: Là việc bạn mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ nào đó thì sẽ tới đặt hàng ngay tại cửa hàng cung cấp.

- Hình thức Order online: Là hình thức đặt hàng qua mạng internet thông qua các ứng dụng mua sắm trực tuyến. Nếu sử dụng hình thức này, khách hàng sẽ phải đăng ký tài khoản, sau đó truy cập vào app để thực hiện thao tác đặt hàng.

Với hình thức Order online, khách hàng chỉ cần để lại thông tin trên app sau đó đặt hàng, sản phẩm sẽ được shipper giao đến tận nơi theo địa chỉ cung cấp.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều shop bán hàng online khi có khách Order, họ yêu cầu người mua đặt cọc 1 phần giá trị tiền hàng, phần còn lại sẽ giao cho shipper khi nhận được hàng. Trường hợp này chính là để hạn chế việc khách hàng đặt đơn ảo, hoặc đặt xong có ý định bom hàng,...

Order là gì?

Trên thực tế, ngoài ý nghĩa nêu trên, Order còn được sử dụng ở nhiều trường hợp khác nhau và đương nhiên ý nghĩa của chúng cũng có phần khác biệt. Cụ thể:

- Khi Order được sử dụng trong lĩnh vực nhà hàng: Order khi dùng trong nhà hàng có ý nghĩa là “gọi món”

- Order sử dụng trong lĩnh vực thương mại: Order trong lĩnh vực này được hiểu theo ý nghĩa là “đặt hàng”. Có nghĩa là bên bán sẽ đăng hình ảnh sản phẩm, hàng hoá lên các kênh bán hàng của mình, sau đó khi có khách đặt hàng thì họ mới bắt đầu lấy hàng từ một nhà cung cấp khác. Thường đặt hàng theo hình thức này sẽ mất nhiều thời gian, do đó khách hàng cần phải chắc chắn lấy thì bên bán mới thực hiện Order.

1.2. Một số thuật ngữ liên quan tới Order

Như đã nói ngay từ đầu, Order là thuật ngữ được sử dụng khá thông dụng trong đời sống, vậy ngoài những ý nghĩa trên, thuật ngữ này còn được hiểu như những nghĩa cụ thể nào khác?

Một số thuật ngữ liên quan tới Order

1.2.1. Giải thích khái niệm hàng Order là gì?

Ngoài ý nghĩa là hàng đặt hàng thì Order còn có nghĩa là hàng được đặt bởi người tiêu dùng. Cụ thể, những sản phẩm này thường không có sẵn tại cửa hàng, muốn mua chúng thì bạn phải đặt cọc một khoản tiền nhất định để shop đặt hàng về cho bạn.

Thời gian mà bạn có thể nhận về những sản phẩm Order thường dao động từ 5 - 7 ngày nếu là hàng nội địa trong nước, hoặc 10 - 14 ngày nếu chúng được đặt từ thị trường quốc tế.

Thường khi nói đến hàng Order, người ta sẽ nghĩ tới những món hàng đặt từ nước ngoài, chúng là những sản phẩm thông dụng như giày dép, quần áo, túi xách,...

1.2.2. Bạn hiểu Pre - Order như thế nào?

Pre - Order là một khái niệm mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, ý nghĩa của nó là đặt tiền hàng ngay cả khi sản phẩm, hàng hoá chưa được sản xuất hay tung ra thị trường.

Bởi vì mới cho bên chỉ những doanh nghiệp hay thương hiệu lớn mới sử dụng phổ biến chẳng hạn như hệ thống FPT hay Thế giới di động,...

Bạn hiểu Pre - Order như thế nào?

1.2.3. Hiểu rõ về dịch vụ Order hàng hoá

Đây là một trong những hình thức kinh doanh khá được ưa chuộng và đem lại hiệu quả cao cho những người thực hiện. Cụ thể, dịch vụ Order thường dành cho những bạn trẻ có ý định khởi nghiệp mà hạn chế về nguồn vốn kinh doanh.

Theo hình thức này, lãi của người kinh doanh chính là khoản chênh lệch giữa giá trị bán ra và giá nhập hàng hoá bao gồm các khoản chi phí đi kèm như giá vốn, chi phí vận chuyển, marketing,...

2. Những ưu và nhược điểm của dịch vụ Order

Bán hàng Order cũng giống như những hình thức kinh doanh khác, nó vừa có ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm gây bất lợi cho người bán. Vậy những ưu và nhược điểm cụ thể của hình thức này bao gồm những gì, mời bạn theo dõi nội dung bên dưới.

2.1. Những ưu điểm của bán hàng Order

Những ưu điểm của bán hàng Order

2.1.1. Bán hàng Order không cần nhiều vốn đầu tư

Bán hàng Order không cần nhiều vốn để đầu tư chính là đáp án chính xác cho câu hỏi “Vì sao loại hình bán hàng Order lại trở nên phổ biến và thông dụng tại thị trường Việt Nam?”

Bạn cũng thấy, để hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư cần bỏ ra rất nhiều khoản chi phí khác nhau như chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên, thuê kho bãi,... Khi lựa chọn bán hàng Order họ không cần quan tâm tới những khoản chi phí này nữa, từ đó tiết kiệm được kha khá nguồn vốn cho đầu tư.

Bên cạnh đó, khi khách có ý định đặt hàng Order, họ buộc phải đặt cọc trước một khoản tiền hàng nhất định, do đó vốn nhập hàng của người bán không bị đội lên quá cao khi trong tay không có sẵn.

Vì đã đặt cọc trước một phần tiền hàng, cho nên người bán hoàn toàn có thể yên tâm với các đơn đặt hàng từ nhà cung cấp. Không sợ tình trạng bom hàng hay đơn hàng ảo, từ đó đảm bảo hiệu quả bán hàng một cách tốt nhất.

2.1.2. Nguồn hàng Order khá đa dạng

Nguồn hàng Order khá đa dạng

Việc đặt hàng Order không nhất thiết phải diễn ra qua hình thức online, theo đó chủ shop sau khi nhận đơn đặt hàng của khách họ có thể tới tận nơi cung cấp để lấy những món hàng đó về và giao cho khách của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tiếp cận với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau thông qua sàn thương mại điện tử. Từ đó tiếp cận với nhiều nguồn hàng khác nhau khiến quầy hàng của mình trở nên phong phú.

2.2. Bán hàng Order và những hạn chế bạn cần nắm rõ

2.2.1. Người bán không chủ động về nguồn hàng

Không thể phủ nhận việc bán hàng Order giúp chủ shop đa dạng về nguồn hàng, tuy nhiên một nhược điểm đi kèm chính là họ không thể chủ động với những nguồn hàng ấy.

Người bán không chủ động về nguồn hàng

Có thể ở thời điểm bạn lấy hình ảnh đăng bài thì sản phẩm vẫn còn, nhưng cho đến khi có khách đặt thì phía nhà cung cấp đã hết. Đó chính là một biểu hiện của sự không chủ động của nguồn hàng mà chủ shop có thể gặp phải bất cứ lúc nào.

Nếu shop bạn thường xuyên phải nói lời xin lỗi với khách hàng về tình trạng này thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ giảm đi một cách rõ rệt.

2.2.2. Gặp rủi ro trong vận chuyển và giao nhận

Do không trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp về kho của mình, cho nên người bán hàng Order có thể sẽ gặp phải một số tình trạng sau đây:

- Thứ nhất, hàng về chậm hơn dự kiến dẫn đến việc thất hẹn với khách hàng

- Thứ hai, do quá trình vận chuyển qua nhiều khâu, thời gian lại dài cho nên hàng hóa có thể bị hư hỏng hoặc biến dạng, lúc này chủ shop chính là người phải chịu tổn thất

- Thứ ba, hàng nhận được không giống như những gì quảng cáo, bạn sẽ bị kẹt ở giữa. Nếu không giao hàng cho khách thì sẽ bị lỗ còn giao cho họ thì ảnh hưởng tới uy tín của shop

2.2.3. Đối mặt với những rủi ro từ phía khách hàng

Đối mặt với những rủi ro từ phía khách hàng

Mặc dù phải đặt cọc trước một khoản tiền hàng tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp khách hàng từ chối không nhận hàng gây ra tổn thất nặng nề cho cả người bán và nhà cung cấp.

Rất nhiều chi phí mà người bán phải chịu khi rơi vào tình trạng này và đương nhiên với một khoản tiền cọc bé tí của khách hàng thì không thể nào giúp họ bù lỗ.

3. Những lưu ý quan trọng người bán hàng Order cần ghi nhớ

Nếu có ý định kinh doanh qua hình thức bán hàng Order, vậy thì ngoài những hiểu biết của mình về loại hình dịch vụ này, bạn cần phải nắm rõ một số điều sau đây:

- Chỉ Order hàng hoá ở những địa chỉ uy tín, thông tin về trụ sở rõ ràng và có thương hiệu trên thị trường.

- Hệ thống đặt hàng của nhà cung cấp có chức năng thông báo tình trạng đặt hàng rõ ràng.

- Khi nhận hàng hóa từ nhà cung cấp phải có kèm theo hoá đơn.

- Tất cả các mặt hàng được Order phải có nhãn mác, đóng gói và thông tin ghi rõ ràng trên bao bì sản phẩm.

Những lưu ý quan trọng người bán hàng Order cần ghi nhớ

Như vậy, với định nghĩa Order là gì cùng với hàng loạt kiến thức xoay quanh thuật ngữ này, bạn đã hiểu rõ về loại hình dịch vụ này? Mong rằng với sự hiểu biết của mình, cùng với máu kinh doanh bạn sẽ sớm thành công trong lĩnh vực bán hàng Order.

Bạn hiểu PO là gì?

Bạn hiểu PO là gì? PO có vai trò như thế nào trong mua bán hàng hàng hoá? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nó, hãy theo dõi những chia sẻ của vieclam123.vn ngay sau đây nhé.

PO là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022