Blog

Nhân viên kinh doanh là gì? Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

25/03/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên kinh doanh là gì? Nhân viên kinh doanh sẽ phải làm những gì để đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất? Những câu hỏi tưởng chừng như vô cùng quen thuộc nhưng lại không bao giờ cũ. Hãy cùng Vieclam123.vn làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nhân viên kinh doanh là gì? Nhân viên kinh doanh có phải là nhân viên sales?

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn nhân viên kinh doanh và nhân viên sale là 1 nhưng thực chất đây là 2 vị trí khác nhau trong công ty. Dưới đây sẽ là cách giúp bạn phân biệt được nhân viên kinh doanh và sale.

Nhân viên kinh doanh là gì? vai trò của nhân viên kinh doanh

1.1. Nhân viên kinh doanh là gì? vai trò nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là một trong những bộ phận đi đầu quan trọng nhất của doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là định hướng và đưa ra các giải pháp kinh doanh sách lược và chiến lược lâu dài nhằm tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 

Để làm được điều đó, trước hết nhân viên kinh doanh phải là người nắm giữ chìa khóa mở ra những giải pháp có tính cụ thể, phù hợp với khách hàng và tất nhiên mỗi một khách hàng sẽ có hoàn cảnh khác nhau, nhu cầu không giống nhau. 

Do vậy, cũng như nhân viên sales, nhân viên kinh doanh không thể ngồi văn phòng nghiên cứu hay phát huy tối đa sức mạnh của công nghệ thông tin mà phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình, lắng nghe ý kiến của họ, bao gồm cả những phản hồi tích cực và tiêu cực về sản phẩm, thương hiệu. Chính những đóng góp này được xem là những yếu tố rất quan trọng giúp nhân viên kinh doanh có được định hướng kinh doanh phù hợp.

Vậy nhân viên kinh doanh có phải là nhân viên sales không, giống và khác nhau như thế nào?

1.2. Phân biệt nhân viên kinh doanh và nhân viên sales (nhân viên bán hàng)

Nhân viên kinh doanh và sales là 2 vị trí khác nhau

Trong thực tế tại Việt Nam, hai thuật ngữ “nhân viên kinh doanh” và “nhân viên sales” hay “nhân viên bán hàng” vẫn được dùng thay thế cho nhau, là cầu nối của doanh nghiệp với khách hàng: Đều là những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu cũng như đạt đến đích chung là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên về bản chất đây lại là 2 vị trí công việc hoàn toàn khác nhau.

Nhân viên kinh doanh có bản chất là đưa ra giải pháp chung để đem lại doanh thu, đối với khách hàng sẽ là quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng trên thị trường tiêu thụ chung.

Nhân viên bán hàng (sale) có bản chất là giới thiệu, bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ đơn vị kinh doanh. Nhân viên bán hàng gần như không phải tìm kiếm khách hàng, khách hàng tiềm năng như nhân viên kinh doanh, thậm chí có thể tiếp nhận khách hàng được chuyển về từ bộ phận kinh doanh.

Nhân viên sale cần phải có kỹ năng bán hàng tốt để thuyết phục khách hàng mua và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Còn nhân viên kinh doanh sẽ yêu cầu cả kỹ năng bán hàng và phân tích khách hàng tiềm năng để quảng bá sản phẩm.

Xem thêm: Mẫu CV kinh doanh chuẩn nghề nhất dành cho bạn.

2. Mô tả chi tiết công việc của nhân viên kinh doanh

Phạm vi công việc của nhân viên kinh doanh có thể nói là rộng và mở không giới hạn, trong đó sử dụng mọi cách thức, giải pháp thích hợp để làm sao có thể thu về lợi nhuận tốt nhất.

Có thể mô tả công việc của một nhân viên kinh doanh qua 3 nhóm công việc hay 3 mối quan hệ tiếp cận: Với khách hàng, với các bộ phận khác (bộ phận bán hàng) và với quản lý. Trong đó, nhóm công việc với khách hàng giữ vị trí là nhóm công việc trọng tâm.

2.1. Nhóm công việc chính với khách hàng

  • Đưa hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ ra thị trường để tiếp cận khách hàng. Phát triển mạnh mẽ kinh doanh ở khu vực, địa bàn hoặc phạm vi được giao phó

  • Thu hút khách hàng, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, trong đó trọng yếu là nguồn khách hàng tiềm năng

  • Duy trì liên hệ với khách hàng cũ, thiết lập mạng lưới khách hàng rộng rãi và bền vững (hay còn gọi là giữ chân khách hàng)

  • Sắp xếp các cuộc hẹn và họp với khách hàng

  • Theo dõi, quản lý hợp đồng với khách hàng

  • Tìm kiếm đối tác kinh doanh, nhận diện đối tác tiềm năng và gắn kết với họ để có thể tiêu thụ sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp

  • Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng là những người giải quyết khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu doanh nghiệp. Những phản hồi từ đối tác kinh doanh, giải quyết chấm dứt hoặc tiếp tục hợp tác

2.2. Nhóm công việc hỗ trợ với các bộ phận khác

Nhân viên kinh doanh là bộ phận không được phép hoạt động độc lập, không chỉ biểu hiện trong sự tương tác, giao tiếp với khách hàng hay đối tác kinh doanh, mà còn biểu hiện rõ nét trong phạm vi nội bộ đơn vị kinh doanh, trực tiếp là mối liên hệ ràng buộc với bộ phận thiết kế, bộ phận sales và telesales. Tất cả các bộ phận này đều là cầu nối để đưa sản phẩm vượt ra khỏi phạm vi doanh nghiệp, đẻ ra lợi nhuận. 

Khi sản phẩm đứng im chính là sự chết đứng của doanh nghiệp cũng như thất bại trong chiến lược của nhân viên kinh doanh.

2.3. Nhóm công việc với cấp trên

  • Báo cáo về giải pháp kinh doanh, định hướng chiến lược

  • Báo cáo thực trạng kinh doanh về: Số lượng khách hàng, chất lượng khách hàng (biểu hiện qua độ hài lòng và tin cậy của khách hàng), nhu cầu quan tâm nhất của khách hàng là gì, chất lượng sản phẩm, doanh thu bán ra

  • Ngoài ra, để đạt được hiệu quả công việc, nhân viên kinh doanh phải biết phân tích, tổng hợp và đưa ra giải pháp đối với đối thủ cạnh tranh, đưa sản phẩm của mình không bị thụt lùi so với họ, tối ưu hóa những ưu điểm của sản phẩm để tạo ra sản phẩm chất lượng và đắt giá. Từ đó có thể báo cáo tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh

  • Giải đáp tất cả những câu hỏi được đặt ra liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.

Làm nhân viên kinh doanh không khó đúng không? Hy vọng với những chia sẻ hữu ích của Vieclam123.vn đã giúp cho bạn đọc có được kiến thức tổng quan nhất về vị trí việc làm nhân viên kinh doanh hiện nay. Chúc các bạn thành công và trở thành một Account Executive chuyên nghiệp.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023