Trong vũ trụ, có nhiều hiện tượng thiên văn đặc biệt thú vị, trong đó có Nguyệt thực và Nhật thực. Chắc hẳn nhiều bạn chưa hiểu rõ khái niệm Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực có mấy loại? Nguyệt thực có khác Nhật thực hay không? Nguyệt thực xảy ra có ảnh hưởng gì hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về Nguyệt thực qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Khi chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng, không phải do Mặt Trăng có ánh sáng phát ra mà đó là ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng. Nguyệt thực xảy ra tại thời điểm cả Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời thẳng hàng nhau, lúc này, Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, che ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng, Mặt Trăng sẽ bị tối đen dần và thời điểm này được gọi là Nguyệt thực.
Tuy nhiên, do kích thước của Mặt Trời và Trái Đất chênh lệch nên Trái Đất chỉ chắn được ánh sáng của Mặt Trời một phần, bởi vậy Nguyệt thực chỉ xảy ra ở những ngày trăng tròn, khi Mặt Trăng đi qua Trái Đất một phần hoặc toàn bộ.
Chúng ta có thể nhìn thấy Nguyệt thực vào ban đêm, nghĩa là vào vùng nửa tối của Trái Đất và một nửa toàn cầu sẽ nhìn thấy được. Nguyệt thực có thể xảy ra trong vài giờ và hình ảnh ánh trăng bị mờ nên chúng ta dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc sử dụng kính thiên văn để nhìn rõ hơn, toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng.
Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng sẽ xảy ra hiện tượng Nguyệt thực toàn phần. Vào thời điểm này, Mặt Trăng sẽ có màu cam sẫm, đỏ hồng và ánh sáng của trăng bị mờ đi.
Trong quá trình Nguyệt thực toàn phần diễn ra, ánh sáng của Mặt Trời đã chiếu vào bóng chóp của Trái Đất trước khi tới Mặt Trăng và khí quyển Trái Đất sẽ khúc xạ ánh sáng của Mặt Trời. Các tia sáng sóng ngắn của Mặt Trời đều bị khí quyển cản lại và chỉ còn xuyên qua những bước sóng dài màu cam hoac đỏ, bởi vậy khi Nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng thường có màu đỏ nhạt, hay còn gọi là Trăng Máu (Blood Moon). Trung bình, Nguyệt thực toàn phần xảy ra trong trường hợp thường hay tái diễn là 104 phút.
Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm tại một đường gần thẳng và Mặt Trăng lúc này bị khuyết một phần, ánh trăng mờ đi. Lúc này, chúng ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất đang che khuất Mặt Trăng có màu đen hoặc đỏ sẫm. Nguyệt thực một phần thường xuất hiện kéo dài trong khoảng thời gian 6 giờ, xuất hiện trước hoặc sau Nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực nửa tối hay Nguyệt thực bán phần xuất hiện khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối của Trái Đất và Mặt Trăng sẽ bị mờ, tối đi và ánh trăng mờ đi. Thông thường, chúng ta khó nhìn thấy Nguyệt thực bán phần vì do Mặt Trời có ánh chói xuất hiện, do đó chúng ta cần sử dụng kính thiên văn mới có thể quan sát.
Trong một năm, con số tối thiểu xảy ra Nguyệt thực và Nhật thực là 4 lần và trong 4 lần này thường có khoảng 2 lần là Nhật thực. Đôi lúc, trong một năm có thể xuất hiện tới 7 lần Nguyệt thực và Nhật thực (2 lần Nhật thực và 5 lần Nguyệt thực hoặc 2 lần Nguyệt thực và 5 lần Nhật thực) nhưng khá hiếm xảy ra và ít khi trong 1 năm xảy ra 5 lần Nhật thực.
Trong số 5000 năm qua của thế giới, theo tính toán của NASA, số lần Nhật thực xuất hiện tới 5 lần trong 1 năm chỉ có khoảng 25 lần. Lần cuối cùng xuất hiện 5 lần Nhật thực vào năm 1935, lần tiếp sẽ xảy ra vào năm 2206. Tại thời điểm này tháng 12 sẽ xảy ra 2 lần Nhật thực toàn phần.
Trong hiện tượng thiên văn của vũ trụ, Nguyệt thực và Nhật thực đều xuất hiện, tuy nhiên có nhiều người vẫn nhầm lẫn hai khái niệm này.
Nguyệt thực và Nhật thực đều có 2 dạng là toàn phần và một phần, chúng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xuất hiện trên một đường thẳng hay đường gần thẳng.
Khi Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất, Nhật thực sẽ xảy ra và Mặt Trăng sẽ che phủ toàn bộ hay một phần của Trái Đất nên vào ban ngày chúng ta thấy bỗng dưng trời sẩm tối. Hiện tượng Nhật thực thường xảy ra ở phạm vi hẹp (tuy có thể xảy ra từ 2-5 lần/ năm), do đó không phải ở quốc gia nào cũng có thể chứng kiến.
Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Trái Đất sẽ che phủ một phần hoặc toàn bộ ánh sáng của Mặt Trời tới Mặt Trăng. So với Nhật thực, Nguyệt thực thường ít xảy ra hơn, từ 1-2 lần/ năm và khoảng 5 năm thì có 1 năm không xuất hiện Nguyệt thực, đồng thời một nửa số người trên Trái Đất có thể quan sát thấy hiện tượng này.
Để quan sát Nguyệt thực, chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường, còn với Nhật thực, diễn ra vào ban ngày nên cần sử dụng kính râm để quan sát tránh hại mắt.
Nhiều người thắc mắc và lo lắng khi quan sát Nguyệt thực và Nguyệt thực xảy ra, liệu sức khỏe hay đời sống của con người có bị ảnh hưởng hay không? Theo các chuyên gia cho biết, khi xảy ra Nguyệt thực, đời sống con người có thể bị ảnh hưởng một số vấn đề.
Vào những ngày bình thường, Trái Đất sẽ chịu sự ảnh hưởng của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực hấp dẫn nên chúng sẽ lệch một góc nhất định và không cùng chịu tác động. Tuy nhiên, khi xảy ra hiện tượng Nguyệt thực, lực hấp dẫn từ Mặt Trời và Mặt Trăng tác động lên Trái Đất gần như đồng thời nên Trái Đất chịu ảnh hưởng khá lớn từ hiện tượng này. Đồng thời, khi 3 hành tinh thẳng hàng với nhau, lực hấp dẫn tác động tới điểm cực đại, khiến Trái Đất chịu tác động nhất định.
Cụ thể, Nguyệt thực xảy ra khiến những cơn sóng và thủy triều bị tác động, nhiều đợt cao và mạnh. Người Nhật còn dự báo rằng, khi Nguyệt thực xảy ra nên cẩn thận với những cơn sóng thần hay động đất vì lúc này, Trái Đất chịu sự tác động khá lớn khiến địa chất trên bề mặt Trái Đất dao động.
Hơn hết, khi Nguyệt thực xảy ra, hormone và melatonin trong cơ thể con người chịu sự tác động và có thể bị suy giảm, khiến chu kỳ thức dậy và đi ngủ bị ảnh hưởng. Bởi vậy, con người thường bị mất ngủ và căng thẳng thần kinh vào những ngày Nguyệt thực xuất hiện.
Ngoài ra, còn có nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ sinh nở ở phụ nữ tăng khi Nguyệt thực xảy ra. Nhìn chung, quá trình Nguyệt thực xảy ra không quá ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà chỉ khiến Trái Đất có những biến đổi nhất định ở tầng địa chất.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Nguyệt thực là gì và những thông tin thú vị về Nguyệt thực. So với Nhật thực, Nguyệt thực thường ít xảy ra hơn và chúng ta có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này bằng mắt thường. Khi Nguyệt thực xảy ra, Trái Đất chịu nhiều áp lực hơn nên tầng địa chất có thể bị ảnh hưởng và chịu sự tác động khiến thủy triều trở nên mạnh, cao hơn. Tóm lại, Nguyệt thực xuất hiện khi Trái Đất nằm ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời theo đường thẳng hoặc gần thẳng, sức khỏe của con người không bị ảnh hưởng quá nhiều khi Nguyệt thực xảy ra.
Khi cưới hỏi, làm nhà hoặc làm một việc gì đó quan trọng, chúng ta thường xem Giờ hoàng đạo. Vậy bạn đã biết Giờ hoàng đạo là gì? Có mấy loại Giờ hoàng đạo trong vòng 1 ngày? Làm thế nào tính Giờ hoàng đạo và nếu sinh Giờ hoàng đạo có tốt hay không? Truy cập bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về Giờ hoàng đạo nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023