Chúng ta vẫn thường được khuyên là ngủ đủ giấc để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, việc ngủ đủ giấc thôi là chưa đủ bởi đôi khi bạn vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi thức dậy từ giấc ngủ 6 - 8 giờ đồng hồ. Điều này chính là bởi bạn vẫn chưa ngủ đủ sâu để cơ thể thực hiện một số chức năng trong giai đoạn này. Vậy, chính xác thì ngủ sâu là gì? Lợi ích của giấc ngủ sâu ra sao và cách để nhận biết một giấc ngủ sâu là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Một giấc ngủ từ 6 - 8 giờ đồng hồ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm cả giai đoạn giấc ngủ sâu. Vì thế mà ngủ sâu chính là một giai đoạn của giấc ngủ trong chu trình ngủ của con người.
Về khái niệm thì ngủ sâu chính là giai đoạn mà não sẽ có các phản ứng chậm nhất do sự hoạt động chậm đi của các sóng não. Chính vì thế mà đây còn được gọi là giai đoạn “giấc ngủ sóng chậm” hay “giấc ngủ đồng bằng”.
Cụ thể hơn thì ngủ sâu chính là lúc cơ thể được thư giãn và thả lỏng nhất. Lúc này, bạn sẽ rơi vào trạng thái ngủ cực kỳ say và khó để có thể đánh thức cho dù là các tiếng động lớn. Trường hợp bị đánh thức khi đang ngủ sâu thì bạn vẫn sẽ tỉnh dậy, tuy nhiên, phải mất một lúc để não bạn từ trạng thái mất phương hướng có thể định hình được những điều ở thời điểm hiện tại đang diễn ra trước mắt bạn. Ví dụ như bây giờ đang là thời gian nào, bạn là ai, bạn đang ở đâu,... những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản này cũng khiến bạn mất một khoảng thời gian để có thể định hình được mọi thứ đang diễn ra sau khi bị làm tỉnh từ giấc ngủ sâu.
Một giấc ngủ thường sẽ bao gồm 2 quá trình chính là giấc ngủ REM và giấc ngủ không REM. Theo đó, giấc ngủ không REM sẽ bắt đầu trước và giấc ngủ REM sẽ bắt đầu sau.
Với giấc ngủ không REM, các giai đoạn của quá trình này sẽ bao gồm như sau:
- Giai đoạn 1:
Giai đoạn 1 là giai đoạn bắt đầu, đây sẽ là giai đoạn mà bạn bắt đầu dịch chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ và nó thường sẽ kéo dài trong khoảng vài phút.
Ở giai đoạn dịch chuyển này, cơ thể của bạn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định. Nhịp tim, hô hấp và mắt sẽ có những sự chuyển động chậm dần để bắt đầu cho sự hoạt động ở một trạng thái mới. Hiện tượng co giật cơ bắp đôi khi cũng có thể xảy ra, đó là lý do vì sao mà đôi khi bạn chuẩn bị ngủ nhưng lại vô thức giật mình một cái cực mạnh. Và điều quan trọng nhất đó là hoạt động của sóng não cũng chậm lại để thích ứng với một giai đoạn mới chuẩn bị bắt đầu của cơ thể.
- Giai đoạn 2:
Đây là giai đoạn sẽ có thể chiếm tới phân nửa thời gian trong chu trình ngủ của bạn khi bạn sẽ có thể ngủ ở giai đoạn này nhiều nhất trong đêm.
Ở giai đoạn thứ 2 này thì mọi giác quan của cơ thể vẫn hoạt động nhưng sẽ chậm dần đi. Chuyển động của mắt lúc này đã hoàn toàn dừng lại, nhiệt độ cơ thể giảm xuống và hô hấp cũng sẽ chậm hơn. Lúc này, ta sẽ nhận thấy cơ thể đang dần thư giãn và thả lỏng nhiều hơn. tạo một trạng thái tốt hơn để chuyển đổi sang giai đoạn tiếp theo đó.
- Giai đoạn 3 và 4:
Đây chính là giai đoạn ngủ sâu của cơ thể mà bạn đang tìm hiểu. Khi ở giai đoạn này, mọi cơ quan đều sẽ hoạt động một cách chậm chạp nhất có thể. Toàn bộ các cơ của bạn đều đang ở trạng thái thả lỏng nhất, giấc ngủ của bạn cũng sẽ cực kỳ say và khó để có thể bị đánh thức ngay cả khi có tiếng động lớn.
Mặc dù vậy thì bạn vẫn có thể được đánh thức từ giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, sẽ mất khoảng vài phút để não có thể định hình được sự kiện đang diễn ra ở thời điểm bản thân tỉnh dậy.
Giấc ngủ REM chính là giai đoạn thứ 5 của giấc ngủ mà bạn sẽ trải qua trong một chu trình ngủ được thực hiện. Dựa theo nghiên cứu thực tế thì giấc ngủ REM sẽ bắt đầu sau khi giấc ngủ không REM kết thúc, tức là sau khoảng 90 phút từ lúc trạng thái ngủ được bắt đầu.
Ở giai đoạn ngủ thứ 5 này thì cơ thể của bạn sẽ có những chuyển biến mang tính thức dậy như mắt có sự dịch chuyển nhanh sang hai bên, não dần rơi vào trạng thái mơ và có xu hướng tỉnh tháo hơn. Cùng với đó chính là sự thay đổi của nhịp tim và nhịp thở khi diễn ra nhanh hơn, thậm chí là mang đến cảm giác không đều nhau.
Và sau khoảng 20 - 30 phút ngủ REM thì cơ thể bạn sẽ có sự thanh tỉnh và bắt đầu thức giấc sau một chu trình giấc ngủ đã được hoàn thiện.
Dựa vào các giai đoạn cụ thể nêu trên thì ta có thể biết được ngủ sâu chính là ở giai đoạn cuối của giấc ngủ không REM và nó diễn ra trước khi giấc ngủ REM được thực hiện. Ngủ sâu sẽ chỉ được thực hiện khi cơ thể bạn hoàn toàn thả lỏng và ở trạng thái thư giãn nhất có thể. Biểu hiện chính là sự thay đổi của sóng delta trên điện não đồ với biên độ cao và tần số thấp. Đây sẽ là dấu hiệu khoa học để nhận biết bạn đã rơi vào trạng thái ngủ sâu hay chưa.
Việc ngủ đủ giấc thôi sẽ chỉ là một yếu tố để bạn đảm bảo sức khỏe cho mình. Song song với đó chính là việc bạn cần có một giấc ngủ sâu để cơ thể được nạp lại năng lượng và có thể thư giãn, thả lỏng sau những giờ làm việc, hoạt động mệt nhọc.
Vậy, chức năng và vai trò của giấc ngủ sâu với cơ thể con người là gì? Nếu không ngủ sâu thì cơ thể sẽ như thế nào?
Giấc ngủ sâu sẽ mang đến những lợi ích cụ thể như sau:
Việc ngủ sâu sẽ giúp quá trình trao đổi chất glucose được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn. Từ đó, giúp cho việc lưu giữ các thông tin của trí nhớ ngắn hạn và dài hạn được hiệu quả hơn. Điều này chính là bởi não đã có một khoảng thời gian được nghỉ ngơi và bổ sung glucose cho những hoạt động tiếp theo. Vì thế mà khả năng thu thập và ghi nhớ thông tin sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều.
Giấc ngủ sâu có vai trò chính trong việc đảm bảo sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Đặc biệt chính là sự hoạt động của tuyến yên khi tiết ra các hormone có ý nghĩa với sự phát triển của cơ thể. Đảm bảo cơ thể sản sinh ra các chất hỗ trợ cho sự tăng trưởng của các mô và cơ quan bên trong, đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì.
Cùng với đó, quá trình ngủ sâu cũng sẽ là thời gian để một số cơ quan được thả lỏng, nghỉ ngơi và là lúc để các tế bào có thể được tái tạo, kịp thời phục hồi nhằm đảm bảo hoạt động của cơ thể sau khi thức dậy. Đây cũng là lúc mà quá trình cung cấp máu được thúc đẩy nhanh hơn, hệ thống miễn dịch cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.
Khi bạn có một giấc ngủ sâu tức là cơ thể bạn đã được nghỉ ngơi và được bổ sung năng lượng cho ngày hôm sau. Vì thế mà khi thức dậy bạn sẽ vô cùng tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Điều này sẽ giúp cho các hoạt động trong ngày sẽ được thực hiện một cách trơn tru, bài bản và hiệu quả nhất.
Ngủ sâu mang đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Trường hợp ngủ không sâu giấc có mang đến những ảnh hưởng tiêu cực nào hay không?
Thông thường, trong một chu trình của giấc ngủ thì sẽ có khoảng 75% là thời gian của giấc ngủ không REM, 25% còn lại chính là thời gian của giấc ngủ REM. Giấc ngủ sâu sẽ chiếm từ 13 - 23% tổng thời gian của giấc ngủ và những người trẻ thường sẽ rất cần chú ý đến thời lượng này để đảm bảo cơ thể có thể phát triển một cách tốt nhất.
Việc thường xuyên không có giấc ngủ sâu sẽ là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như:
- Dễ bị đột quỵ
- Dễ mắc các bệnh như tiểu đường, alzheimer, bệnh tim,...
Bên cạnh đó, giấc ngủ sâu cũng sẽ liên quan tới một số rối loạn có thể mắc phải như mộng du, đái dầm hay ác mộng,...
Việc ngủ sâu có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Khi đã hiểu rõ về ngủ sâu là gì thì bạn cần nắm bắt thông tin chi tiết nhất liên quan tới vấn đề này.
Như đã nói ở trên, ngủ sâu sẽ chiếm khoảng 13 - 23% tổng thời gian của giấc ngủ. Vì thế mà nếu như bạn ngủ 8 tiếng một ngày thì thời gian dành cho giấc ngủ sâu sẽ rơi vào khoảng từ 60 - 110 phút. Việc bạn ngủ nhiều hơn mỗi ngày thì thời gian ngủ sâu cũng sẽ nhiều hơn. Tuy vậy, con số này sẽ có thể thay đổi theo tuổi tác.
Theo các nghiên cứu về giấc ngủ thì càng lớn tuổi, thời gian ngủ sâu sẽ càng giảm đi. Những người ở độ tuổi dưới 30 sẽ có thể ngủ sâu lên tới 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, con số này sẽ chỉ còn từ 30 phút trở xuống với những người ở độ tuổi trên 65. Điều anfy có nghĩa là khi càng về già thì việc ngủ sâu thậm chí còn không xảy ra. Và đó là lý do vì sao mà người già dễ mắc các bệnh liên quan đến mất trí nhớ, bệnh tim,...
Dù là người già hay người trẻ thì việc ngủ sâu đều vô cùng quan trọng. Do đó mà việc có cho mình một giấc ngủ sâu chất lượng nhất sẽ là điều cực kỳ cần thiết. Vậy, làm thế nào để có được một giấc ngủ sâu đạt chuẩn?
- Thay đổi nhiệt độ
Làm nóng cơ thể bằng việc spa xông hơi hay ngâm mình trong nước nóng sẽ giúp cơ thể có được một giấc ngủ sâu hiệu quả hơn. Khi thân nhiệt tăng lên thì mọi giác quan đều sẽ được thả lỏng và thư giãn. Điều này sẽ tạo nên các ảnh hưởng tích cực tới giấc ngủ sóng chậm và giúp bạn có thể ngủ sâu tốt hơn.
- Chế độ dinh dưỡng
Việc bổ sung các chất béo lành mạnh cho cơ thể ở mức vừa phải cũng sẽ là cách để bạn đi vào một giấc ngủ sâu dễ dàng, hiệu quả hơn. Do đó mà bạn cần thêm một số thực phẩm chứa carbohydrate để giúp bản thân có một giấc ngủ sâu ngon lành.
- Mức độ vận động
Việc vận động nhiều trong ngày cũng sẽ là cách để bạn gia tăng thời gian ngủ sâu. Tất nhiên điều này sẽ không đồng nghĩa với việc bạn tập thể dục trước khi đi ngủ. Thay vào đó thì tập vào sáng sớm hay chiều tối sẽ mang đến tác động tích cực hơn.
Ngoài những cách trên thì việc có một không gian ngủ thoải mái, một lịch trình ngủ cụ thể, rõ ràng cũng sẽ giấc ngủ sâu của bạn có thể được duy trì một cách hiệu quả và ổn định nhất. Từ đó, phát huy được các lợi ích mà giấc ngủ sâu mang lại cho cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ mà vieclam123.vn muốn gửi tới các bạn về giấc ngủ sâu. Hy vọng rằng, với những thông tin trên, bạn đã hiểu được ngủ sâu là gì cũng như lợi ích và cách để cải thiện giấc ngủ sâu tốt hơn. Qua đó có thể cải thiện và duy trì cho mình một lịch trình giấc ngủ hiệu quả, ổn định nhất.
Sodium laureth sulfate là gì? Chất này có nguy hiểm không và công dụng chính là gì? Cùng tìm hiểu về SLES qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023