Ngành công nghệ sinh học là gì? Sinh viên ra trường làm công việc gì?
Ngành công nghệ sinh học là gì? Sinh viên ra trường làm công việc gì?
Trong thời gian gần đây, ngành công nghệ sinh học nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là vì cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này hiện nay đã trở nên rộng mở hơn. Để hỗ trợ cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành công nghệ sinh học, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngành công nghệ sinh học là gì và những công việc dành cho sinh viên ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường nhé!
MỤC LỤC
Ngành công nghệ sinh học có lẽ còn khá mới mẻ với đa số các bạn trẻ. Nhắc tới ngành công nghệ sinh học bạn sẽ hình dung tới điều gì? Những chuyên gia thường xuyên làm việc với kính lúp và ống nghiệm trong phòng nghiên cứu? Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, phạm vi của ngành công nghệ sinh học rất rộng.
Nhắc tới công nghệ sinh học không thể không nhắc tới các nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ đề sinh học, chẳng hạn như công nghệ tế bào, nghiên cứu vắc-xin, chế phẩm sinh học, nghiên cứu giống cây trồng, cải tạo và biến đổi gen cây trồng hoặc vật nuôi…
Những chuyên gia trong ngành ứng dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng kiến thức nghiên cứu sinh học để tạo ra những sản phẩm nổi trợ hơn, có tính ứng dụng cao, có giá trị kinh tế và có thể sản xuất quy mô lớn. Những sản phẩm do các chuyên gia trong ngành nghiên cứu ra đều có giá trị thương mại cao.
Không chỉ vậy, sản phẩm sau khi được tạo thành còn liên tục được nghiên cứu, cải tiến nhằm đạt được chất lượng tốt hơn. Nghiên cứu làm thế nào để giữ nguyên được chất lượng sản phẩm trong khi giảm giá thành cũng rất được chú trọng.
Bản chất của ngành công nghệ sinh học là đa ngành và liên ngành. Công việc của những người làm trong ngành này cũng có sự liên kết với nhiều lĩnh vực khác như trồng trọt, chăn nuôi, y dược, thực phẩm, môi trường… Sản phẩm của ngành công nghệ sinh học cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác.
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang đầu tư, đẩy mạnh phát triển ngành công nghệ sinh học bởi tính ứng dụng mạnh mẽ của các sản phẩm thuộc ngành này.
Việt Nam cũng liệt kê ngành công nghệ sinh học vào trong nhóm ngành trọng điểm phát triển cho đến năm 2030. Những nghiên cứu hoặc sản phẩm của ngành công nghệ sinh học cũng được đẩy mạnh phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại hiệu quả đáng kể.
Trong số những ứng dụng của ngành công nghệ sinh học thì ứng dụng được kỳ vọng nhiều nhất là trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe con người. Nghiên cứu công nghệ sinh học được kỳ vọng sẽ có nhiều ứng dụng hơn trong điều trị bệnh, sản xuất dược phẩm, vắc-xin…
Bên cạnh đó, là một đất nước lấy nông nghiệp làm chủ đạo, các nghiên cứu và sản phẩm của ngành công nghệ sinh học cũng được kỳ vọng có thể áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi và trồng trọt như lai tạo ra giống mới có năng suất cao hơn và dễ chăm bón hơn…
Như vậy, trong những phần trước chúng ra đã cùng nhau tìm hiểu công nghệ sinh học là gì và tương lai cũng như cơ hội phát triển của ngành công nghệ sinh học ở Việt Nam.
Có thể nói rằng trong những năm gần đây Việt Nam cũng theo chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành công nghệ sinh học. Bởi vậy mà việc đào tạo nguồn nhân lực ngành ngày cũng được đẩy mạnh hơn để đáp ứng cơn khát nguồn nhân lực trong thực tiễn. Vậy sinh viên ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường có thể làm những công việc gì?
Sinh viên ngành công nghệ sinh học có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt có thể làm kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm tại các trung tâm ý tế, phòng khám, bệnh viện từ tuyến huyện tới tuyến trung ương.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành công nghệ sinh học cũng có thể làm việc với vai trò kỹ thuật viên xét nghiệm tại phòng thí nghiệm, phòng kiểm nghiệm, làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm thuốc, vật nuôi và giống cây trồng. Họ cũng có thể làm công việc nghiên cứu dược phẩm, thực phẩm chức năng, các sản phẩm công nghệ sinh học, trung tâm xét nghiệm…
Nếu như bạn tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học nhưng không muốn đi theo định hướng nghiên cứu thì có thể đi theo định hướng sư phạm. Nhiều bạn trẻ mong muốn trở thành giảng viên trường đại học, cao đẳng.
Hoặc có nhiều bạn lại đi theo con đường giáo viên, dạy bộ môn Sinh học trong các trường học. Song song với quá trình giảng dạy, bạn vẫn có thể nghiên cứu hoặc học bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ. Nếu giảng dạy bộ môn sinh học tại các trường học thì bạn có thể không cần tập trung quá nhiều vào nghiên cứu chuyên sâu.
Nếu đi theo hướng nghiên cứu chuyên sâu thì bạn có thể tìm đến những cơ sở hàng đầu cả nước như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ngô, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Sinh học Nông nghiệp…
Những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân và cả doanh nghiệp Nhà nước đều đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Bằng chứng là các doanh nghiệp này đều thành lập thêm phòng R&D và đầu tư nhân lực cũng như tài lực cho công tác này. Điều này cũng đem đến cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp.
Sau khi tìm hiểu ngành công nghệ sinh học là gì và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này sau khi ra trường, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn quan tâm đến chương trình đào tạo và thi tuyển ngành này. Vậy ngành công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp nào? Nên học ngành công nghệ sinh học ở trường nào?
Ngành công nghệ sinh học của các trường đều xét tuyển những tổ hợp khối A và khối B, chẳng hạn như: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), A02 (Toán, Lý, Sinh), B00 (Toán, Hóa, Sinh).
Nếu muốn học ngành công nghệ sinh học, bạn có thể tham khảo danh sách các trường có ngành đào tạo công nghệ sinh học tốt nhất cả nước được liệt kê sau đây:
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Trường Đại học Bách khoa TP. HCM.
- Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
- Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
- Trường Đại học Cần Thơ
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Trường Đại học Mở TP. HCM.
Như vậy là qua những thông tin được tổng hợp lại và chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu được ngành công nghệ sinh học là gì và sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường có thể làm những công việc gì. Ngành công nghệ sinh học trong bối cảnh hiện nay đang trở thành một ngành có tiềm năng lớn, vì vậy ngày càng có nhiều bạn trẻ quan tâm hơn đến ngành này. Cơ hội việc làm trong ngành này cũng trở nên rộng mở hơn rất nhiều.
Thủ quỹ là gì? Làm thế nào để trở thành thủ quỹ giỏi trong doanh nghiệp? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023