Blog

Mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà chi tiết đến cho bạn

04/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà hiện đang là một trong những công việc vô cùng phổ biến hiện nay. Đây cũng là chức vụ cao nhất của phòng kỹ thuật tòa nhà. Hãy cùng xem ngay bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu thật chi tiết về vị trí và mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà đầy đủ và chính xác nhất ngay nhé!

1. Tìm hiểu chung về trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà

Công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà là một trong những công việc khá mới hiện nay nhưng lại được rất nhiều sự qua tâm của các ứng viên ở mọi độ tuổi. Trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà chính là đối tượng có chức vụ cao nhất trong bộ phận phòng kỹ thuật tòa nhà. Họ sẽ là người trực tiếp quản lý những nhân viên kỹ thuật tòa nhà khác và đảm nhiệm thêm một số công việc tương tự khác.

Đối với trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà thì họ sẽ là người quản lý công tác vận hành kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến điện, công tác vận hành để đảm bảo được mọi hoạt động của tòa nhà diễn ra theo đúng quy trình và có độ an toàn cao. Cùng với những nhân viên kỹ thuật tòa nhà khác thì công việc của trưởng phòng sẽ có vai trò quan trọng để đảm bảo cho những cư dân trong toàn nhà được sống trong môi trường và các hoạt động được diễn ra một cách ổn định.

Tìm hiểu chung về trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà

Một trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà trước khi đảm nhiệm được vị trí này thì họ sẽ cần phải có những kỹ năng chuyên môn của một nhân viên kỹ thuật tòa nhà. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để có được vị trí trưởng phòng. Muốn có được vị trí này thì bên cạnh những kiến thức về chuyên môn, kỹ năng thì cần rất nhiều sự cố gắng và thăng tiến sau một thời gian làm việc

Như vậy, có thể thấy được rằng một tòa nhà để có thể vận hành tốt về các  hệ thống thì kỹ thuật chính là yếu tố quan trọng tạo nên điều đó. Chính vì thế nhờ có trưởng phòng kỹ thuật thì mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong tòa nhà sẽ được đảm bảo và người dân sẽ được hưởng những tiện ích tốt nhất. Qua đây thì vai trò của kỹ thuật viên kỹ thuật tòa nhà là hết sức quan trọng và không thể nào thiếu. Vậy, cùng đến với nội dung tiếp theo sau đây của vieclam123.vn để mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà chuẩn xác nhất ngay nhé!

2. Mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà đầy đủ và chi tiết

Là một trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà thì bên cạnh những công việc như kỹ thuật viên tòa nhà đảm nhiệm thì công việc cụ thể của họ như sau: 

2.1. Đào tạo và quản lý các nhân viên kỹ thuật tòa nhà

Đây chính là công việc bắt buộc của trưởng phòng kỹ thuật, không chỉ riêng với vị trí này thì những công việc của các trưởng phòng khác cũng phải có nghĩa vụ đào tạo và quản lý nhân viên.

Mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà đầy đủ và chi tiết

Trong quá trình tuyển dụng nhân viên kỹ thuật tòa thì trưởng phòng sẽ trực tiếp tiến hành tuyển dụng hoặc trực tiếp tham gia để từ đó kiếm tìm được những nhân viên tiềm năng nhất. Đồng thời khi các ứng viên đã trúng tuyển thì trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà sẽ có nghĩa vụ đào tạo và tiến hành phân công công việc phù hợp năng lực mỗi người.

Không những thế, trong quá trình làm việc của mỗi cá nhân trong phòng ban kỹ thuật tòa nhà thì trưởng phòng cũng cần phải nhắc nhở và đôn đốc họ thực hiện đúng công việc đã giao. Tùy theo yêu cầu của cấp trên thì qua quá trình làm việc của mỗi nhân viên thì trưởng phòng sẽ phải đánh giá năng lực và đưa ra những giải pháp làm việc hiệu quả trong tương lai.

2.2. Quản lý về hệ thống kỹ thuật tòa nhà

Công việc liên quan đến kỹ thuật là chủ yếu làm việc và theo dõi những loại máy móc trong tòa nhà. Đối với một trưởng phòng kỹ thuật thì họ sẽ cần phải đảm nhiệm được các công việc lập kế hoạch kiểm soát kỹ thuật định kỳ, đảm bảo chất lượng dịch vụ vận hành tòa nhà và kiểm soát được hệ thống kỹ thuật.

Trong quá trình quản lý kỹ thuật tòa nhà thì cần phải kịp thời phát hiện ra những lỗi và tiến hành sửa chữa cho thật kịp thời.

Nhiệm vụ của trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà đúng chuẩn

Đồng thời trong quá trình làm việc các trường phòng kỹ thuật tòa nhà có thể đề cấp với cấp trên của mình về việc sửa chữa hoặc thay mới những thiết bị không thể sử dụng, cần phải thay thế.

2.3. Xây dựng các phương án kỹ thuật tòa nhà

Mỗi khoảng thời gian theo quý hoặc theo năm thì những trường phòng kỹ thuật tòa nhà sẽ cần phải xây dựng lại ngân sách về kỹ thuật, các phương án vận hành tiết kiệm để từ đó xây dựng được kế hoạch làm việc hiệu quả trong tương lai.

Trong quá trình làm việc thì trường phòng sẽ cùng với những nhân viên cấp dưới tổng hợp và đưa ra được kế hoạch bảo trì và sửa chữa để gửi lên trưởng ban quản lý tòa nhà phê duyệt.

2.4. Đảm bảo hệ thống kỹ thuật tòa nhà ổn định và lập báo cáo

Những cá nhân đảm nhiệm vị trí trưởng phòng kỹ thuật thì hằng ngày sẽ xử lý những sự cố kỹ thuật. Không chỉ riêng ngày thường thì tất cả những dịp lễ, tết hay là ngày nghỉ cùng cần phải đảm bảo hệ thống kỹ thuật ổn định 100%.

Các hệ thống kỹ thuật tòa nhà như là: điện, điều hòa, thông khí, thang máy, hệ thống nước, chiếu sáng, camera, phòng cháy chữa cháy,...cần phải đảm bảo hoạt động một cách thông suốt và cần được bảo dưỡng một cách thường xuyên.

Công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà phải thực hiện

Các thông tin về hệ thống kỹ thuật của tòa nhà cũng cần được ghi chép một cách đầy đủ. Cá nhân trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà có thể tổng hợp từ những nhân viên cấp dưới và báo cáo lên các cấp trên.

2.5. Các công việc khác từ ban quản lý tòa nhà

Bên cạnh những nhiệm vụ chính kể trên thì trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà bên cạnh đó cần phải đảm nhiệm nhiều công việc khác được giao phó từ phía ban quản lý tòa nhà hoặc lãnh đạo của doanh nghiệp làm việc. Bên cạnh đó, trường phòng kỹ thuật tòa nhà cũng phải thường xuyên tham gia các cuộc họp giao ban và đưa ra những ý kiến của mình để công tác quản lý kỹ thuật tòa nhà ngày càng tốt hơn.

Các công tác về an toàn, huấn luyện và đào tạo, quản lý sự cố,...là một trong những công việc mà trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà phải đảm nhiệm. Có thể thấy được rằng công việc này đòi hỏi khá nhiều nhiệm vụ khác nhau và cá nhân đảm nhiệm cần phải chịu được áp lực cao khi làm việc.

Các nhiệm vụ khác của trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà phải làm

Từ những mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà ở trên thì chắc hẳn bạn hiểu được rằng công việc này khá vất vả và đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Những công việc này đang là một trong những ngành nghề vô cùng phổ biến và được nhiều người lựa chọn hiện nay. Về mức lương công việc trưởng phòng khá cao và ổn định cho nên ngày nay rất nhiều người mong muốn có được vị trí này.

3. Yếu tố cần có để trở thành trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà

Một trưởng phòng là người đứng đầu bộ phận kỹ thuật tòa nhà cho nên công việc này không chỉ đòi hỏi cao về tính chuyên môn, kinh nghiệm mà bên cạnh đó còn đòi hỏi rất nhiều về thái độ làm việc và sự tâm tâm. Do đó trước tiên để làm được công việc này thì bạn phải là người có sự đam mê và tâm huyết với công việc.

Muốn trở thành trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà thì trước tiên bạn cần phải có được những năng lực của một nhân viên kỹ thuật. Có như thế thì mới có thể đảm nhiệm tốt những công việc của trưởng phòng. Bạn phải là người am hiểu hết những kiến thức liên quan đến điện nước, hệ thống bảo trì, phòng cháy chữa cháy,...

Yếu tố cần có để trở thành trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà

Và một điều quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là kỹ năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề. Một trưởng phòng cần phải có sự gương mẫu có tầm nhìn thì những nhân viên cấp dưới mới tông trọng và kính nể. Ngoài ra áp lực công việc cũng khá cao cho nên bạn cũng phải có kỹ năng chịu được những áp lực nghề nghiệp.

Toàn bộ thông tin bài viết là những mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà vô cùng đầy đủ và chi tiết. Mong rằng với những chia sẻ trên đã đưa đến cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về công việc trưởng phòng kỹ thuật tòa nhà. Nếu đang quan tâm đến vị trí này thì chúc bạn thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Chi phí kinh tế và chi phí kế toán

Chi phí kinh tế và chi phí kế toán có giống nhau không? Hãy cùng đến với bài viết sau đây để có cái nhìn chính xác và phân biệt được chi phí kinh tế và chi phí kế toán một cách đầy đủ và chính xác nhất bạn nhé!

Chi phí kinh tế và chi phí kế toán

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023