Blog

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết nhất

13/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên kinh doanh là một vị trí công việc xuất hiện trong nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Cùng theo dõi bài viết mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết nhất dưới đây của Vieclam123.vn để biết được vị trí này cần làm những gì và yêu cầu công việc ra sao nhé.

1. Tìm hiểu nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh là bán được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới càng đông đảo khách hàng càng tốt. Đội ngũ nhân viên kinh doanh vững mạnh, giỏi giang sẽ giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Phần mềm tạo mẫu cv nhân viên kinh doanh đơn giản chỉ sau vài cú nhấp chuột.

2. Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

  • Tìm hiểu, nghiên cứu về các sản phẩm của công ty để giới thiệu, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Thuyết phục các đối tượng khách hàng sử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
  • Đàm phán, thương lượng với khách hàng về giá cả, hợp đồng, tiến hành chốt đơn và hỗ trợ khách hàng ký hợp đồng.
  • Chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
  • Tìm kiến nguồn khách hàng mới, có nhu cầu xây dựng data, mở rộng phát triển quan hệ.
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
  • Báo cáo lên các cấp quản lý về nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ

Nhân viên kinh doanh phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau, tất cả đều vì mục đích chính là bán được nhiều sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng. Những công việc cụ thể dưới đây mà nhân viên kinh doanh cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc đó là:

Thứ nhất, nhân viên kinh doanh cần học để nắm vững kiến thức về sản phẩm của doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh cần ghi nhớ tên của tất cả các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ, tính năng của từng loại, công dụng, giá tiền, thành phần, ưu đãi trong thời gian nhất định,....Một nhân viên kinh doanh không nắm được những hiểu biết cơ bản về sản phẩm mình bán, những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình với đối thủ thì rất khó tạo dựng lòng tin với khách hàng và chốt được đơn hàng.

Thứ hai, nhân viên kinh doanh cần tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, thực hiện quá trình tư vấn, giới thiệu sản phẩm để khách hàng có thể hiểu rõ, từ đó cân nhắc sử dụng dịch vụ, sản phẩm bạn cung cấp. Mục đích của quá trình tư vấn sản phẩm này là để chốt được đơn hàng, ký được hợp đồng với khách.

Thứ ba, sau khi đã chốt được hợp đồng với khách hàng, nhân viên kinh doanh cần thực hiện công tác trao hàng hóa, sản phẩm tới khách hàng hoặc phối hợp với các bên liên quan để làm nhiệm vụ này (ví dụ như bên kho hàng, bên vận chuyển,...). Nhân viên kinh doanh cũng cần phối hợp với bên kế toán để hoàn thành các thủ tục về tài chính, giao nhận tiền đúng như trong hợp đồng với khách. Cho đến khi khách hàng thanh toán xong hợp đồng, khi đó nhân viên kinh doanh mới được coi là phần nào hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ tư, sau khi bán hàng cho khách, nhân viên kinh doanh cũng là người thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, liên lạc với khách hàng cũ để đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của khách trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Có như vậy, nhân viên kinh doanh mới xây dựng được tập khách hàng trung thành và họ sẽ trở lại đồng hành cùng bạn và doanh nghiệp của bạn trong những lần tiếp theo. Thực tế, việc chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ là phương pháp hiệu quả để nhân viên kinh doanh có thể thúc đẩy doanh số. Công việc này tốn ít công sức và chi phí hơn rất nhiều lần so với việc tìm kiếm và gây dựng lòng tin với khách hàng mới.

Thứ năm, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, nhân viên kinh doanh vẫn cần liên tục tìm kiếm lượng khách hàng mới để mở rộng quan hệ, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối cùng, nhân viên kinh doanh cần thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên, như đi gặp gỡ đối tác, khách hàng, lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng và tham gia lên kế hoạch phát triển phòng kinh doanh.

3. Yêu cầu để trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc

Khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh, doanh nghiệp thường viết trong JD một số yêu cầu bắt buộc. Đáp ứng đủ những yêu cầu này, bạn mới có thể được xem xét để trở thành nhân viên trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu đầu tiên, bạn cần phải là người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. Dù bạn chưa có kinh nghiệm thực tiễn nhưng khi tốt nghiệp những chuyên ngành này, chắc chắn bạn sẽ nắm được những kiến thức về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, hiểu được văn hóa công ty và biết cách thích nghi nhanh chóng.

Yêu cầu thứ hai, về phẩm chất, bạn cần phải là người năng động, nhiệt tình trong công việc, có khả năng giao tiếp tốt, biết cách xây dựng và mở rộng mối quan hệ. Một người có khả năng giao tiếp kém, khó khăn trong việc truyền đạt thông tin và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng thì rất khó để thành công ở vị trí này. Nhân viên kinh doanh cần phải có tinh thần sẵn sàng có mặt để đáp ứng yêu cầu công việc. Họ sẽ phải làm việc tăng ca, làm việc ngoài giờ để phục vụ khách hàng, giải đáp thắc mắc của khách trong thời gian khách rảnh rỗi. 

Nhân viên kinh doanh cũng phải là người có khả năng làm việc độc lập, nhạy bén trong công việc. Bạn phải là người chủ động tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng mà không chờ đợi vào sự giúp đỡ từ bất kỳ ai khác. Bởi mỗi nhân viên trong phòng kinh doanh đều có sự cạnh tranh nhất định trong việc hoàn thành KPI và thu hút khách hàng có cùng mối quan tâm về sản phẩm của doanh nghiệp.

Thứ ba, nhân viên kinh doanh cần phải thành thạo tin học văn phòng để thực hiện công việc trên các phần mềm cơ bản như Word, Excel,...Nhân viên kinh doanh cần lập hồ sơ khách hàng, hồ sơ giao dịch, đồng thời cũng cần làm báo cáo cho cấp trên khi được yêu cầu.

Cuối cùng, nhiều vị trí nhân viên kinh doanh ở doanh nghiệp lớn còn đòi hỏi ứng viên phải là người có kinh nghiệm bán hàng trước đó. Bởi những nhân viên có kinh nghiệm không những nắm được nhiệm vụ công việc nhanh chóng mà họ còn có sẵn một tập khách hàng nhất định từ những công việc trước. Điều này sẽ tạo thuận lợi trong việc bán hàng của nhân viên kinh doanh, mang lại lợi ích về doanh thu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

4. Mức lương và phúc lợi mà nhân viên kinh doanh có thể đạt được

Vị trí nhân viên kinh doanh là vị trí mơ ước của nhiều bạn sinh viên mới ra trường cũng như là công việc khiến cho những nhân viên đã làm việc lâu năm muốn gắn bó lâu dài. Bởi công việc này có thể đem lại cho bạn mức lương tương xứng với năng lực của bản thân. Sự nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng những con số, những hợp đồng bạn ký kết và doanh thu mang lại cho doanh nghiệp.

Cụ thể, nhân viên kinh doanh không những nhận được mức lương cứng tương đối cao so với mặt bằng chung mà họ còn có cơ hội để kiếm được thu nhập khủng từ việc nhận được phần trăm hoa hồng bán hàng. Mặt bằng chung, mức lương cứng cho vị trí nhân viên kinh doanh có thẻ dao động từ 6-10 triệu, tùy theo quy mô của doanh nghiệp, mặt hàng kinh doanh và kinh nghiệm, năng lực của ứng viên. 

Nhưng mức lương họ thực nhận sau khi đã cộng % hoa hồng có thể lên tới 15-20 triệu/tháng, thậm chí cao hơn rất nhiều. Đây là con số khó có thể ước tính được bởi còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên kinh doanh. Những nhân viên đã làm việc lâu năm thì mức lương cứng không những được tăng theo thời gian gắn bó, mà khi đó, họ đã xây dựng được mối quan hệ nhất định trong công việc, từ đó việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, mức lương có thể rơi vào 50-100 triệu/tháng.

Nghe đến đây, bạn đã cảm thấy công việc của nhân viên kinh doanh là công việc đáng mơ ước và có tương lai chưa? Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự kiên trì và gắn bó với nghề, có thể vượt qua được những áp lực về doanh số, những lúc chán nản, mệt mỏi thì mới có thể gặt hái được thành tựu xứng đáng.

Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123.vn giúp bạn mô tả công việc của nhân viên kinh doanh chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn cân nhắc trước những quyết định về công việc tương lai của bản thân mình. Chúc các bạn thành công và sớm gặt hái được nhiều thành quả trong công việc nhé.

>> Xem thêm: JD là gì? Nội dung, vai trò của bản mô tả công việc

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023