Blog

Kiến trúc sư là gì? Mô tả công việc của kiến trúc sư chuẩn nhất

24/05/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong thời đại xã hội hóa, hiện đại hóa như hiện nay  thì nhu cầu nhà ở của con người cũng được nâng cao. Vậy nên việc làm kiến trúc là một ngành nghề hấp dẫn nhiều bạn trẻ những năm gần đây. Đã có nhiều công trình nhà ở được thiết kế độc đáo, thông minh qua bàn tay của các kiến trúc sư.Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu về việc làm kiến trúc sư là gì, những yêu cầu và mức thu nhập nó mang lại qua bản mô tả nghề kiến trúc sư dưới đây.

1. Kiến trúc sư là ai?

Kiến trúc sư là người thực hiện thiết kế dựa theo mong muốn của khách hàng về công trình kiến trúc, nội thất trong nhà ở, lên ý tưởng, bản vẽ thiết kế quy hoạch đảm bảo tính thẩm mỹ, kỹ thuật công trình và công năng. kiến trúc sư chịu trách nhiệm phác thảo bản vẽ dự án và tái phát triển nâng cấp những công trình cũ. Trực tiếp giám sát các công trình xây dựng theo đúng kế hoạch và bản vẽ.

Kiến trúc sư

Kiến trúc sư là người sử dụng kiến thức, trình độ chuyên môn, chất xám và tài năng hội họa để vẽ ra những bản phác thảo chuyên nghiệp về các tòa nhà cao tầng hay những cảnh, khu dân cư, công trình công cộng, công ty,.. 

2. Mô tả chi tiết việc làm kiến trúc sư

Công việc của kiến trúc sư nghe có vẻ đơn giản chỉ là thiết kế bản vẽ tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Kiến trúc sư là công việc đa dạng về lĩnh vực, phạm vi chính vì vậy việc làm kiến trúc sư sẽ có những đặc thù riêng bao gồm nhiều công việc.

2.1. Thiết kế bản vẽ công trình

Công việc đầu tiên cũng là quan trọng với kiến trúc sư đó là thiết kế bản thảo dự án, công trình xây dựng. Trước khi bắt đầu vào vẽ bản thiết kế các kiến trúc sư phả khảo sát thực tế nắm tình hình về đường sá, điện nước, dân cư và điều kiện sống. Sau đó trao đổi cùng khách hàng để đưa ra ý kiến và ý tưởng sau đó hoàn thành sơ đồ thiết kế. Thiết kế dự án là giai đoạn khá lâu và cũng là bước khó khăn để có thể chung hòa ý kiến đi đến thống nhất các ý tưởng. Kiến trúc sư cần gặp khách hàng để trao đổi vấn đề, ý tưởng gợi ý cho khách hàng để bản thiết kế có thể hoàn thiện đúng mong muốn và đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Kiến trúc sư có thể vẽ bằng nhiều phương pháp hợp lý như vẽ tay, vẽ bằng ứng dụng trên máy tính, các phần mềm hỗ trợ,... Dù là vẽ bằng hình thức nào thì cũng phải đảm bảo bản thiết kế sau khi hoàn thành phải dễ nhìn, khách hàng có thể hình dung ý tưởng và dễ dàng điều chỉ lại những phần chưa như ý muốn. 

2.2 Xem xét mức độ khả thi của dự án.

Kiến trúc sư sẽ cùng các bộ phận, chuyên gia liên quan giúp kiến trúc sư đánh giá được tính khả thi của dự án như mức độ vững chắc của nền đặt móng, hướng gió, khu vực xung quanh để có thể xem về độ thích hợp của dự án. Dựa trên những phân tích để hoàn thiện bản thiết kế. 

2.3 Chuẩn bị thủ tục về pháp lý.

Để có thể tiến hành dự án đúng quy trình và tiến độ kiến trúc sư cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục, quy định về luật xây dựng, Chủ động xin những giấy tờ cấp phép quy hoạch và tìm hiểu từ bộ phận cấp pháp lý. Tất cả những thủ tục này giúp dự án được tiến hàng và đảm bảo tính khả thi. 

2.4. Giám sát tiến độ dự án.

Kiến trúc sư phụ trách cần giám sát chặt chẽ công trình từ khi thu công cho đến khi dự án hoàn thành đảm bảo cho dự án được hoàn thành đúng dự kiến và xây dựng đúng theo bản thiết kế. Kiến trúc sư phối hợp cùng các bộ phận liên quan để theo sát tiến độ của công trình. Yêu cầu chỉnh sửa nếu có sai sót trong quá trình thi công. 

Mô tả việc làm kiến trúc sư

Ngoài ra Kiến trúc sư hả xác định nguyên vật liệu xây dựng tránh xảy ra sai sót. Lên kế hoạch dự trù để có nhiều lựa chọn nhà cung cấp vật liệu tránh trường hợp trục trặc trong quá trình xây dựng. Tham gia các cuộc họp với bên khách hàng để có thể báo cáo tiến trình và chịu trách nhiệm cho dự án trong quá trình thi công.

2.5. Báo cáo và đề xuất giải pháp.

Kiến trúc sư có trách nhiệm báo cáo đánh giá tình hình và độ khả thi tư khi thiết kế, đến bước tiến hành thi công và nghiệm thu công trình. Viết báo cáo tiến độ công việc, chỉ định yêu cầu của dự án, đưa ra quan điểm cá nhân và giải pháp khi có sự cố xảy ra. Sau khi bàn bạc cùng các bên liên quan và khách hàng thì sẽ đưa ra giải pháp khắc phục sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình. 

3. Yêu cầu đối với việc làm kiến trúc.

Công việc kiến trúc sư là ngành nghề nhiều bạn trẻ mong muốn và ứng tuyển. Việc làm kiến trúc cũng có những tiêu chí lựa chọn và yêu cầu nhất định:

  • Việc làm kiến trúc không quy định về giới tính tuy nhiên độ tuổi phù hợp để ứng tuyển vị trí này là từ 22 đến 55 tuổi, có sức khỏe tốt.

  • Trình độ chuyên môn tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành liên quan như kiến trúc, xây dựng. inh nghiệm từ 1 năm trở lên ở các vị trí liên quan là một lợi thế đối với ứng viên chuyên ngành kiến trúc.

  • Sử dụng thành thạo các kỹ năng thao tác trên ứng dụng, phần mềm thiết kế. 

  • Các kỹ năng về thuyết trình, giao tiếp tốt, yêu thích và có khả năng về mỹ thuật, hội họa, thẩm mỹ, sáng tạo trong công việc. 

  • Chịu được áp lực từ công việc. Có kỹ năng làm việc nhóm tốt, phân tích và giải quyết vấn đề.

  • Linh động trong công việc có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau.

4. Mức lương của việc làm kiến trúc sư.

Một trong những lý do nhiều ứng viên muốn làm công việc kiến trúc sư là do mức lương ccuar nó tương đối cao tại Việt Nam. Mức lương trung bình của một kiến trúc sư có thể nhận là từ 10 triệu đến 20 triệu một tháng. Ngoài ra còn các khoản tiền thưởng, trợ cấp sau các dự án. Cùng với các quyền lợi, chế độ hấp dẫn tạo điều kiện cho kiến trúc sư phát triển. 

Môi trường làm việc sáng tạo, chuyên nghiệp. Có cơ hội làm việc với những đối tác trong và ngoài nước. Mở rộng các mối quan hệ, có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia, nhận được các dự án lớn, quan trọng. 

5. Những kỹ năng cần có đối với việc làm kiến trúc sư.

5.1 Kỹ năng mềm

Một trong những kỹ năng mềm cần thiết đối với kiến trúc sư là kỹ năng giao tiếp. kiến trúc sư muốn đưa ra một bản thiết kế đúng với mong muốn của khách hàng và ý tưởng của bản thân thì cần phải trình bày rõ ràng, kết nối với kaahsch hàng. Ngoài ra kiến trúc sư cần kết hợp với những bên liên quan như bô hận thi công, nhà cung cấp vật liệu, bộ phận chức năng,.. việc giao tiếp tốt giúp công việc hoàn thành tốt và đúng với ý tưởng thiết kế tránh được những mâu thuẫn trong công việc. 

5.2 Am hiểu các kiến thức 

Ngoài chuyên môn kiến trúc sư cần trau dồi những kiến thức về pháp luật cũng như toán học. Cập nhật kiến thức về khung pháp lý, luật xây dựng để không phả chỉnh sửa bản vẽ cũng như hoàn thành đúng tiến độ. Ngoài sự sáng tạo và khéo léo về nghệ thuật thì kiến trúc sư phải có kiến thức về toán học. Bản thiết kế muốn đưa vào sử dụng và khai thác thực tế thì cần có cơ sở chính xác về tỉ lệ. Vậy nên việc có kỹ năng, kiến thức toán học hỗ trợ cho công việc hoàn thành và đảm bảo tính thực thi của dự án. 

Kỹ năng của kiến trúc sư

5.3. Hiểu biết về kỹ thuật.

Trong thời gian thực hiện dự án, sẽ có bộ phận kỹ thuật giúp đỡ và đưa ra những ý kiến định hướng để có thể hoàn thành bản thiết kế tuy nhiên việc hiểu biết những kiến thức, chỉ số về kỹ thuật giúp bạn nắm bắt nhanh chóng và có thể phân tích làm việc hiệu quả.

5.4. Kiến thức chuyên ngành.

Đây là điều kiện và kỹ năng bắt buộc mà kiến trúc sư hả có. Nắm chắc các kiến thức về chuyên ngành, mỹ thuật giúp bạn có thể phác thảo ý tưởng của mình một cách chính xác, dễ hiểu. Bố cục màu sắc phù hợp để khách hàng cũng như các bộ phận thực thi có thể hình dung ra ý tưởng của bạn qua bản vẽ thiết kế. iến thức chuyên môn bao gồm cả khả năng trừu tượng vẽ ra không gian ngay trong đầu. Đưa các ý tưởng sắp xếp một cách khoa học hợp lý và có thể thuyết trình, giải thích về bản vẽ một cách chi tiết. 

5.5 Kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm.

Kiến trúc sư tham gia giám sát dự án cùng ác bộ phận khác đảm bảo chất lượng và thời gian thi công, việc quản lý một nhóm thiết kế hoặc làm việc nhóm với nhiều người là bắt buộc. Kỹ năng lãnh đạo tốt dẫn dắt mọi người phối hợp ăn ý,hiệu quả, tránh những bất đồng trong khi làm việc, thống nhất được ý kiến đẻ có thể đề xuất công việc. 

6. Cách tìm việc làm kiến trúc sư.

Cùng với những đãi ngộ và mức lương hấp dẫn thì công việc này sẽ thu hút nhiều ứng viên. Tuy nhiên việc làm kiến trúc sư lại không tuyển nhiêu. Vậy thì tìm việc làm kiến trúc sư ở đâu?

  • Dựa vào mối quan hệ có sẵn, người quen giới thiệu

  • Trên các trang tuyển dụng việc làm uy tín. Một trong những website tuyển dụng kiến trúc sư bạn có thể tham khảo như vieclam123.vn

  • Các diễn đàn, báo đài, group tuyển dụng.

  • Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu trên mạng các công ty và liên hệ trực tiếp với họ để ứng tuyển.

Vieclam123 vừa chia sẻ cho bạn những thông tin về toàn hộ mô tả chi tiết việc làm kiến trúc. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã hiểu về tính chất, yêu cầu của công việc, mức lương hấp dẫn, những kỹ năng cần thiết để có thể tự tin ứng tuyển để có cơ hội trở thành một kiến trúc sư trong tương lai.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023