Blog

Mô tả công việc kiểm soát nội bộ cực chi tiết

17/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kiểm soát nội bộ giữ một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Và thường thì bất kỳ doanh nghiệp nào khi đi vào ổn định tổ chức cũng đều cần có bộ phận kiểm soát nội bộ. Vậy kiểm soát nội bộ là gì? Công việc của kiểm soát nội bộ làm những gì? Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu rõ hơn về công việc này qua bản mô tả công việc kiểm soát nội bộ được cập nhật mới nhất dưới đây.

1. Kiểm soát nội bộ là gì?

Kiểm soát nội bộ có tên viết tắt thông dụng là KSNB có bản chất là việc thiết lập, xây dựng một hệ thống chặt chẽ, có tính ràng buộc lẫn nhau dựa trên sự tuân thủ đúng đắn các quy định của pháp luật mà trong đó bao gồm các quy chế bắt buộc, các thủ tục chuẩn, các quy trình cứng có liên quan đến nhân sự, tài chính, vốn, ngân sách, hoạt động sản xuất, phân phối, hợp tác đầu tư, quản lý, … để từ đó có thể tối ưu hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp nhất định thông qua điều phối hoạt động, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu lãng phí, tránh thất thoát, gian lận.

Kiểm soát nội bộ là gì?

Kiểm soát nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động khi mà những rủi ro thì nhiều, còn cơ hội kinh doanh thì hạn chế. Chưa kể đến tính tổ chức cho mọi mặt (tài sản, nhân sự) còn chưa được ổn định.

2. Mô tả công việc kiểm soát nội bộ

Bản mô tả công việc kiểm soát nội bộ chính là nhiệm vụ công việc mà một kiểm soát viên nội bộ phải thực hiện. Nhiệm vụ đó được mô tả như sau:

  • Thiết lập, xây dựng (phác thảo), điều chỉnh bộ quy tắc chung theo luật hiện hành trong tính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

  • Trình báo bộ quy tắc đã phác thảo lên cấp trên

  • Kiểm soát quy trình hoạt động doanh nghiệp, liên quan đến: hoạt động sản xuất, hoạt động mua bán, hoạt động hợp tác, hoạt động đầu tư, tài chính ngân hàng cùng một số hoạt động có tính thương mại khác

  • Kiểm soát nhân sự để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng quy chế chung mà công ty đã đặt ra

  • Tiếp nhận các hồ sơ tài chính, hồ sơ kinh doanh, hồ sơ bán ra các sản phẩm, hồ sơ mua vào, …

  • Xem xét, rà soát hồ sơ trên xem đã đúng với quy chế chung và luật hiện hành hay chưa

  • Xây dựng các báo cáo kiểm soát nội bộ - đối tượng thụ hưởng là ban lãnh đạo, ban điều hành và luôn luôn tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin

  • Đánh giá chất lượng và đề xuất những giải pháp cải tiến

  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với một số cơ quan, bộ phận chức năng khác bên ngoài, ví dụ: kiểm toán, các cơ quan pháp luật, đối tác, …

  • Kiểm soát và đánh giá mức độ rủi ro

  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên

  • Báo cáo công việc hằng ngày

3. Yêu cầu công việc đối với chuyên viên kiểm soát nội bộ

Những người hoạt động chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ có thể gọi là chuyên viên kiểm soát nội bộ (tên khoa học là kiểm soát viên). Vậy thì chuyên viên kiểm soát nội bộ cần đáp ứng được những yêu cầu gì về: bằng cấp, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tố chất, … bên cạnh nắm bắt bản mô tả công việc kiểm soát nội bộ đã trình bày bên trên? Hãy đọc kỹ 5 hướng tiếp cận dưới đây nhé.

Những thông tin mới về việc làm kiểm soát nội bộ

3.1. Yêu cầu bằng cấp

Kiểm soát viên bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên các chuyên ngành liên quan đến quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, tài chính, …).

3.2. Yêu cầu kiến thức

  • Nắm vững kiến thức nền tảng về kiểm soát nội bộ

  • Kiến thức COSO trong kiểm soát nội bộ

  • Khối kiến thức chung về kinh doanh, nhân sự, tài chính, sản xuất, ...

3.3. Yêu cầu kỹ năng

- Kỹ năng cứng

  • Kỹ năng xây dựng sơ đồ kiểm soát nội bộ trong tổ chức, doanh nghiệp hiện đại

  • Kỹ năng triển khai sơ đồ và áp vào thực tiễn

  • Kỹ năng kiểm soát và đánh giá rủi ro

  • Kỹ năng lập và trình bày các báo cáo kiểm soát nội bộ

  • Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nội bộ

  • Kỹ năng bảo mật thông tin

- Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng tin học văn phòng thành thạo

  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ kiểm soát nội bộ

  • Kỹ năng ngoại ngữ

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng thuyết trình, tranh luận, phản biện

  • Kỹ năng làm việc nhóm

3.4. Yêu cầu kinh nghiệm

Kinh nghiệm tối thiểu 01 năm trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ hoặc tương đương.

3.5. Những tố chất và năng lực khác cần có

Ngoài những yêu cầu trên, để đáp ứng tốt việc có thể hoàn thành nhiệm vụ công việc kiểm soát nội bộ, kiểm soát viên cần có được một vài tố chất và năng lực cần thiết sau:

  • Tư duy nhạy bén

  • Nhanh nhẹn, năng động

  • Khả năng tập trung cao độ

  • Có tinh thần trách nhiệm công việc cao

  • Khả năng chịu áp lực công việc tốt

  • Có khả năng quản lý thời gian và đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ công việc

  • Nắm vững bản mô tả công việc kiểm soát nội bộ dành cho kiểm soát viên

4. Lương kiểm soát nội bộ có cao không?

Hiện nay, mức lương kiểm soát nội bộ đang dao động từ 10 - 20 triệu tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc (số liệu tổng hợp được từ 150 mẫu việc kiểm soát nội bộ đăng trên trang Vieclam123.vn mới nhất).

Kiểm soát nội bộ và cơ hội thu nhập

Cụ thể như sau:

  • Lương kiểm soát nội bộ kinh nghiệm từ 1 năm: dao động từ 10 - 13 triệu/ tháng

  • Lương kiểm soát nội bộ kinh nghiệm 3 - 5 năm: dao động từ 14 - 17 triệu/ tháng

  • Lương kiểm soát nội bộ kinh nghiệm trên 5 năm: từ 18 triệu/ tháng

  • Lương kinh nghiệm cao một kiểm soát viên có thể đạt được: từ 25 triệu/ tháng

Trong thực tế, tổng thu nhập của 1 kiểm soát nội bộ hoàn toàn có thể cao hơn mức lương tổng hợp trên, phụ thuộc vào: năng lực thực tế, hiệu suất công việc đạt được, lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh nghiệp.

5. Tuyển dụng kiểm soát nội bộ có kinh nghiệm tại Hà Nội

Ở thời điểm hiện tại, kiểm soát nội bộ vẫn được đánh giá là một trong những công việc có tính cạnh tranh nhất trong tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng kiểm soát nội bộ tăng nhanh, tạo cơ hội việc làm rộng mở cho người lao động trên thị trường cả nước, song đồng thời thì yêu cầu tuyển dụng kiểm soát nội bộ nhìn chung khá khắt khe, ví dụ: bắt buộc ứng viên có bằng cấp (bằng đại học trở lên); bắt buộc ứng viên đã có kinh nghiệm làm kiểm soát viên hay bắt buộc ứng viên có kỹ năng ngoại ngữ chẳng hạn. Và ngay dưới đây thì Vieclam123.vn sẽ điểm qua những nội dung này để các bạn có thể tham khảo và nắm bắt thông tin tốt hơn.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề tuyển dụng, người lao động có thể ngồi tại chỗ và tiếp cận siêu tốc độ với cơ hội việc làm kiểm soát nội bộ dưới dạng tin đăng tuyển dụng online trên các kênh thông tin tìm kiếm việc làm như Vieclam123.vn. Ví dụ: “Tuyển dụng kiểm soát nội bộ kinh nghiệm từ 01 năm tại Hà Nội”; “Ngân hàng ACB tuyển kiểm soát viên kinh nghiệm từ 05 năm”; “Tập đoàn 123 tuyển dụng kiểm soát viên làm việc tại Hà Nội”; “Tuyển kiểm soát viên lương cao”, ...

5.1. Thông tin công việc

  • Vị trí công việc, chức danh: kiểm soát viên nội bộ

  • Hình thức làm việc: full time

  • Địa điểm làm việc: khu vực Hà Nội

  • Lĩnh vực hoạt động: đầu tư, chứng khoán, ngân hàng; kế toán, kiểm toán, tài chính; quản lý chất lượng, thẩm định, giám định

5.2. Yêu cầu tuyển dụng

  • Tốt nghiệp đại học trở lên (tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà yêu cầu chuyên ngành bằng cấp riêng)

  • Kiến thức chuyên môn kiểm soát nội bộ

  • Kỹ năng cứng kiểm soát nội bộ

  • Kỹ năng mềm cơ bản: tin học văn phòng, sử dụng thành thạo phần mềm chuyên dụng cho kiểm soát nội bộ, ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm

5.3. Những vị trí kiểm soát nội bộ có nhu cầu tuyển dụng cao

  • Kiểm soát nội bộ ngân hàng

  • Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền

  • Kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán

  • Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

  • Kiểm soát nội bộ hàng tồn kho

Kết luận

Trên đây là bản mô tả công việc kiểm soát nội bộ chi tiết được cập nhật mới nhất do Vieclam123.vn thực hiện. Dù chưa phải là tất cả nhưng hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ đem lại những thông tin hữu dụng cho các bạn trong quá trình tìm hiểu cũng như tiếp cận cơ hội việc làm kiểm soát nội bộ tại thị trường lao động - việc làm cả nước.

Tham khảo thông tin tuyển dụng kiểm soát nội bộ tại Vieclam123.vn.


 

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023