Blog

Bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh đầy đủ và chi tiết nhất!

25/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thuộc hàng lãnh đạo cấp cao trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh luôn là vị trí HOT được nhiều ứng viên để ý. Trong những năm gần đây, số lượng ứng viên tham gia việc làm này không ngừng gia tăng, điều đó cho thấy sức hút của nó chưa từng thuyên giảm.

Vấn đề là làm sao để bạn vượt qua những ứng viên nặng ký kia để đoạt được chức vụ này? Đọc xong bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh dưới đây có thể bạn sẽ tìm ra được đáp án cho riêng mình đấy.

1. Mô tả công việc giám đốc kinh doanh đầy đủ nhất

Là người lãnh đạo đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong công ty chắc chắn giám đốc kinh doanh sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách khác nhau. Bạn tò mò không biết hàng ngày họ phải làm những công việc gì thì hãy tham khảo những thông tin bên dưới này nhé.

Mô tả công việc giám đốc kinh doanh đầy đủ nhất

1.1. Chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty

Kế hoạch là thứ không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, nếu không có nó thì tổ chức sẽ bị mất ổn định, lãnh đạo không thể kiểm soát được những ai đang làm đúng phần việc của mình.

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giám đốc kinh doanh chính là người phải đưa ra kế hoạch cho cả nhóm, bản kế hoạch này sẽ được căn cứ vào năng lực và vị trí của mỗi người.

Một khi kế hoạch được đưa ra, tất cả đều phải thực hiện, giám đốc kinh doanh sẽ là người rà soát từng thành viên dựa theo kế hoạch này. Thông qua đó cũng dễ dàng nhận ra ai là người hoàn thành nhiệm vụ, ai là người thiếu chỉ tiêu.

Công tác chỉ đạo triển khai nhân viên thực hiện theo kế hoạch cực kỳ quan trọng, chính vì vậy bạn cần phải hết sức thận trọng với nó, hạn chế tối đa sự sai sót để công việc diễn ra theo đúng tiến độ của nó.

Tham khảo ngay: Công cụ tạo CV xin việc kinh doanh đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay.

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh

1.2. Đánh giá thị trường và đưa ra đề xuất trong tương lai

Đánh giá thị trường và đưa ra đề xuất trong tương lai chính là nhiệm vụ quan trọng mà giám đốc kinh doanh cần phải thực hiện.

Một doanh nghiệp nếu không nắm bắt thông tin thị trường, không thể phân tích sự biến động của nó thì làm sao vượt qua đối thủ mà chiếm lĩnh thị trường đây?

Từ những phân tích và bằng chứng thu thập ở thị trường, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó đưa ra những phương án đề xuất phù hợp với giai đoạn sau.

1.3. Không ngừng thiết lập và triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng

Khách hàng chính là đối tượng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, bởi vậy bạn cần thiết lập và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng càng tốt. 

Sự thành công của doanh nghiệp không chỉ ở chỉ tiêu doanh số, nó còn là mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với sản phẩm hay thương hiệu mà doanh nghiệp đó tạo ra.

Hỗ trợ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thâu tóm thị trường, càng nhiều khách hàng tin tưởng vào sản phẩm thì doanh nghiệp càng có uy tín và vị trí vững chắc trên thị trường.

Bạn có biết giám đốc kinh doanh làm gì?

1.4. Tổ chức xử lý khiếu nại từ khách hàng

Trong quá trình hành nghề, giám đốc kinh doanh sẽ không thể nào thoát khỏi những ý kiến tiêu cực đến từ một bộ phận khách hàng, thậm chí sẽ có nhiều trường hợp khiếu nại về sản phẩm hoặc cách phục vụ của doanh nghiệp. Vậy thì ai sẽ là người xử lý?

Đương nhiên, việc này thuộc về trách nhiệm của giám đốc kinh doanh. Đối với những khách hàng VIP, đích thân giám đốc kinh doanh nên đứng ra để giải thích hoặc giải quyết vấn đề một cách triệt để. Trường hợp là khách hàng thông thường thì bạn có thể giao phó cho cấp dưới của mình giải quyết, nếu không được thì bạn mới trực tiếp ra mặt.

Tất nhiên công cuộc giải quyết khiếu nại cũng phải có kịch bản, giám đốc sáng tạo sẽ là người thiết lập ra những quy trình cụ thể để nhân viên của mình áp dụng theo. Cùng với đó là các yêu cầu cơ bản cần nhân viên phải thực hiện để kịch bản thành công.

1.5. Nhận xét đánh giá nhân viên cấp dưới là nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh cũng phải thực hiện đánh giá nhân viên của mình để tìm ra người ưu tú đề bạt khi cần thiết. Dựa vào tình hình làm việc hàng ngày, kết quả mà từng thành viên đem lại thông qua bản báo cáo công việc, giám đốc kinh doanh dễ dàng biết ai là người làm tốt, ai là người làm chưa tốt.

Để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, giám đốc sáng tạo sẽ đề ra các mức thưởng cơ bản tương ứng với KPI của từng vị trí. Muốn được thưởng thì buộc nhân viên phải hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Giám đốc kinh doanh phụ trách nhận xét đánh giá nhân viên cấp dưới

1.6. Giám đốc kinh doanh - người phê duyệt ý tưởng kinh doanh 

Giám đốc kinh doanh là người phụ trách nhiều nhóm kinh doanh khác nhau, mỗi khi có đề xuất hoặc ý tưởng kinh doanh mới, từng nhóm kinh doanh sẽ lên kế hoạch chi tiết và cần tới sự phê duyệt của giám đốc kinh doanh.

Căn cứ vào bản kế hoạch với chi tiết cụ thể, giám đốc kinh doanh sẽ phê duyệt cho những dự án mang tính khả thi nhất.

2. Những yêu cầu cơ bản cần nắm rõ khi ứng tuyển giám đốc kinh doanh

Để trở thành giám đốc kinh doanh, ngoài bằng cấp bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây mà nhà tuyển dụng đưa ra:

Thứ nhất, kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí tương đương, nếu trước đây bạn đã từng làm giám đốc marketing thì cũng vẫn được chấp nhận.

Những yêu cầu cơ bản cần nắm rõ khi ứng tuyển giám đốc kinh doanh

Thứ hai, ứng viên Giám đốc kinh doanh phải có khả năng quản lý, điều hành. Rất nhiều công việc cần phải xử lý, như vậy nếu như bạn không có kỹ năng này thì chắc chắn bạn sẽ không thể đảm đương nhiệm vụ được giao phó.

Thứ ba, là một giám đốc kinh doanh, bạn không thể thiếu kỹ năng thuyết trình và khả năng truyền đạt thông tin đến người khác. Nhà tuyển dụng sẽ rất coi trọng những ai đáp ứng được điều kiện này, công việc sẽ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.

3. Quyền lợi giám đốc kinh doanh được hưởng là gì?

Giám đốc kinh doanh có được hưởng những quyền lợi như nhân viên bình thường hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, họ mong muốn tìm được lời giải đáp thỏa đáng để lấy đó làm động lực giành chiến thắng ở cuộc đua này.

Giám đốc kinh doanh ngoài tiền lương cơ bản thì còn nhận về một khoản phụ cấp chức vụ mà nhân viên bình thường không có. 

Bên cạnh đó, khi trở thành giám đốc kinh doanh bạn sẽ được thưởng nếu bộ phận mình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, xu hướng đi du lịch đang diễn ra ở khắp các tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy bạn cũng có thể được hưởng quyền lợi này khi đầu quân cho một doanh nghiệp nào đó với chức vụ giám đốc kinh doanh.

Các chế độ như đóng bảo hiểm, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, tai nạn lao động,... vẫn được duy trì theo quy định của Nhà nước.

Quyền lợi giám đốc kinh doanh được hưởng là gì?

Phần mô tả công việc giám đốc kinh doanh trên đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn định hướng nghề nghiệp hiệu quả. Nếu cảm thấy đây là công việc phù hợp với mình thì hãy tìm cách để sở hữu nó. Theo dõi nhiều bài viết ở website vieclam123.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác nhé.

Chúc bạn sớm hoàn thành mục tiêu và trở thành giám đốc kinh doanh chính hiệu để sự nghiệp của mình bước sang một trang mới.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023