Ngoài bếp trưởng, bếp phó cũng là một vị trí quan trọng trong các nhà hàng, khách sạn. Trong các bếp ăn có quy mô lớn thường có vị trí bếp phó, có thể có 1 hoặc nhiều bếp phó khác nhau, chịu trách nhiệm quản lý từng khu vực, từng bộ phận hoặc làm theo ca. Nếu bạn vẫn chưa biết bếp phó làm những gì thì hãy tìm hiểu bản mô tả công việc của bếp phó qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Bếp phó sẽ giúp các bếp trưởng đảm nhiệm các công việc như: Đặt hàng, lên thực đơn, đặt ra kế hoạch chi tiêu, phụ trách các bữa ăn, giám sát nhân viên,...
Để hiểu rõ hơn về mô tả công việc của bếp phó, cùng tìm hiểu phần bên dưới nhé!
Bếp phó sẽ là người dựa vào số lượng khách hàng, tình hình kinh doanh để sắp xếp lịch làm việc và lên kế hoạch cho các bộ phận, sau đó điều phối, phân công công việc cho các nhân viên bếp, trưởng ca bếp cùng các bộ phận khác.
Để đảm bảo hoạt động của bộ phận bếp làm việc hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thực khách và tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn, bếp phó cần giám sát các hoạt động của các bộ phận, phối hợp với quản lý nhà hàng, giám sát bếp để khách hàng được phục vụ với chất lượng tốt nhất.
Khi được giao phụ trách các món ăn, bếp phó sẽ chế biến theo đúng yêu cầu, chất lượng và tiêu chuẩn. Nếu thực khách muốn ăn một ăn không có trong thực đơn hoặc quá đặc biệt, bếp phó sẽ là người tiếp nhận, sau đó chế biến trong khoảng thời gian nhanh chóng nhất.
Bên cạnh đó, họ cũng sẽ là người phối hợp với các vị trí khác trong bếp, đặc biệt là bếp trưởng lên menu mới, các món ăn khuyến mãi hoặc món ăn nổi bật đang “hot trend”. Cũng như hỗ trợ bếp trưởng thiết lập công thức món ăn, định lượng món ăn, giá bán và hình ảnh món ăn trên menu sao cho hợp lý, đảm bảo nhà hàng vẫn có lãi.
Với các vị trí thấp hơn, như nhân viên bếp hay trưởng ca, bếp phó sẽ chịu trách nhiệm lịch làm việc và điều phối công việc cho những vị trí này, chịu trách nhiệm đảm bảo bộ phận bếp trong nhà hàng, khách hàng hoạt động đúng tiêu chuẩn, chất lượng.
Dù nhân viên cũ hay mới, bếp phó cũng đều phải đào tạo, giám sát và bồi dưỡng cho nhân sự trong bếp làm việc đúng quy trình, phối hợp với các bộ phận khác giám sát và đào tạo nhân viên mới. Vị trí bếp phó cần đảm bảo nhân viên thực hiện đúng yêu cầu, đầy đủ quy cách của khách sạn, nhà hàng.
Bếp phó sẽ trực tiếp hỗ trợ bếp trưởng viết bản mô tả công việc của bếp phó (nếu có nhiều bếp phó trong bộ phận bếp) và các vị trí khác trong bếp đang cần tuyển dụng, đưa ra yêu cầu và tuyển chọn nhân sự phù hợp. Bếp phó là người phân công và đào tạo trực tiếp nhân viên mới, lên kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, các khóa đào tạo dành cho bộ phận bếp.
Ngoài nhân viên, bếp phó cũng cần quản lý các trang thiết bị, máy móc trong tầm kiểm soát và quản lý của nhà bếp. Khi phát hiện máy móc, trang thiết bị hỏng hóc, cần báo cho quản lý nhà hàng biết để bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
Ngoài các công việc kể trên, bếp phó sẽ làm những công việc mà bếp trưởng yêu cầu, tham gia đào tạo các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ bếp và báo cáo, thực thi các công việc được phân công. Nếu bếp trưởng vắng mặt, bếp phó cần thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của bếp trưởng và tạm thời thay mặt điều hành gian bếp.
Quả thực bếp phó là vị trí vô cùng bận rộn trong nhà bếp, do đó bạn cần chuẩn bị sức khỏe, tinh thần tốt cũng như một số kỹ năng để đảm bảo làm tốt các nhiệm vụ được giao.
Như các bạn đã biết, qua bản mô tả công việc của bếp phó, bạn có thể thấy vị trí này vô cùng bận rộn và công việc khá nhiều. Do đó, đòi hỏi bếp phó cần phải đáp ứng được một số yêu cầu về kỹ năng và học vấn.
Hầu hết, vị trí bếp phó hay các vị trí khác trong bếp không quá chú trọng về học vấn. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành xuất sắc công việc ở vị trí này, bạn cần tốt nghiệp các trường trung cấp trở lên, nếu bạn tốt nghiệp trường nấu ăn sẽ đặc biệt được chào đón.
Để trở thành bếp phó, bạn cần có các kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng quản lý thời gian: Bếp phó cần biết cách sắp xếp và quản lý thời gian vì công việc này cần phải ra đồ ăn cho thực khách nhanh chóng nhất có thể. Vì vậy, bạn cần phải tính toán các công việc, công đoạn mà mình cần chuẩn bị, từ đó có thể hoàn thành món ăn với tốc độ nhanh nhất.
- Giao tiếp: Bếp phó là người quản lý bộ phận trong bếp, cũng như giao tiếp với nhân viên phục vụ, giám sát, quản lý nhà hàng, khách sạn, hoặc các bộ phận khác, do đó bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp, tương tác để đảm bảo làm việc hiệu quả. Đôi khi, vị trí này sẽ phải làm việc trực tiếp với thực khách và các nhà cung cấp, do đó kỹ năng này đặc biệt quan trọng.
- Làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo: Vì một mục tiêu chung đó là làm khách hàng hài lòng vì món ăn của mình, bếp phó đóng vai trò kết nối giữa các thành viên trong bếp, đảm bảo phối hợp làm việc ăn ý với nhau. Đồng thời, bếp phó cũng thường xuyên tiếp xúc với bếp trường, các nhân viên khác và các nhà quản lý, vì vậy cần phải có khả năng hợp tác tốt.
- Sáng tạo: Một đầu bếp không thể thiếu được tính sáng tạo, đặc biệt là bếp phó. Bạn cần biết cách sáng tạo ra công thức món ăn mới, thực đơn mới hay những ý tưởng mới về món ăn, cũng như tiếp thu những ý kiến của người khác để món ăn thêm hoàn thiện.
- Khả năng kỹ thuật và linh hoạt: Bếp phó thường xuyên vận hành các thiết bị trong bếp, do đó cần có trách nhiệm bảo dưỡng, chăm sóc các thiết bị tổng thể và đảm bảo chúng hoạt động tốt, đáp ứng an toàn theo tiêu chuẩn. Làm nhà hàng, khách sạn sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh như có một nhóm lớn thực khách vào nhà hàng, hay những cú hủy bàn vào phút cuối, điều này đòi hỏi bếp phó cần phải linh hoạt và sắp xếp thời gian, công việc nhanh chóng để làm thực khách hài lòng nhất.
- Kỹ năng tập trung dù áp lực: Bếp phó là nhiệm vụ quan trọng, vì vậy không thể tránh khỏi những mệt mỏi, do đó bạn cần đảm bảo các nhân viên bếp chuẩn bị đúng đồ ăn theo quy chuẩn mà không gặp thương tích, cũng như khiến khách hàng hài lòng về món ăn.
- Sức khỏe: Bếp phó thường xuyên di chuyển liên tục và đứng trong nhiều giờ, do đó đòi hỏi bạn cần có sức khỏe tốt để đi lại và họa động liên tục, đáp ứng được công việc.
Có thể thấy, bếp phó là vị trí quan trọng, có trách nhiệm cao trong công việc, vì vậy mức lương của họ không hề thấp. Tùy theo quy mô nhà hàng, khách sạn, nơi làm việc mà họ sẽ nhận được mức lương khác nhau.
Mức lương trung bình của bếp phó là khoảng từ 9 đến 18 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, vị trí này cũng sẽ nhận được tiền phụ phí, tiền trợ cấp khi có các chi phí phát sinh, cũng như nhận được chế độ phúc lợi trong nhà hàng, khách sạn đó. Khi đã có nhiều kinh nghiệm và có khả năng điều hành bếp, bạn có cơ hội thăng tiến lên vị trí bếp trưởng mà nhiều người hằng mơ ước.
Trên đây là bản mô tả công việc của bếp phó và những thông tin liên quan tới vị trí này. Trong bộ phận bếp, bếp phó làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo quản lý được các nhân viên trong bếp và khiến thực khách hài lòng. Nếu bạn đang muốn trở thành bếp phó, bạn cần đi lên từ vị trí phụ bếp và trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức để trở thành một bếp phó chuyên nghiệp. Đừng quên truy cập website vieclam123.vn để tìm cho mình việc làm bếp phó mới nhất theo khu vực nhé!
Executive Chef hay bếp trưởng điều hành là vị trí quan trọng trong bếp. Nếu bạn đang muốn trở thành một Executive Chef chuyên nghiệp, thì cần biết được Executive Chef cùng với các thông tin khác trong bài viết sau đây!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023