Blog

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thử việc chi tiết và chuẩn nhất

05/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi làm việc tại doanh nghiệp, trong thời gian thử việc, người lao động sẽ ký hợp đồng thử việc với doanh nghiệp nếu làm việc từ 1 tháng trở lên. Trong hợp đồng, các thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động cần rõ ràng như các thỏa thuận về công việc, quyền lợi của các bên… Tuy vậy, doanh nghiệp mới thành lập hoặc người lao động mới đi làm vẫn chưa nắm rõ được hợp đồng thử việc được pháp luật quy định ra sao? Hôm nay, vieclam123.vn sẽ hướng dẫn bạn cách viết mẫu hợp đồng thử việc chi tiết nhất nhé!

1. Hợp đồng thử việc là gì?

Hầu hết doanh nghiệp nào cũng sẽ soạn thảo mẫu hợp đồng thử việc dành cho người lao động, vừa đáp ứng được nhu cầu cũng như bảo vệ lợi ích, quyền của các cả người lao động và người sử dụng lao động thì cả hai bên cần nắm rõ quy định về các vấn đề thử việc.

Hợp đồng thử việc đảm bảo quyền lợi đôi bên

Hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận các quy định giữa người lao động và sử dụng lao động về những công việc làm thử, thỏa thuận về tiền lương, điều kiện lao động và các công việc cụ thể mà người lao động cần làm.

Bởi vậy, trong doanh nghiệp hiện nay đều nên sử dụng mẫu hợp đồng này. Đồng thời, trong thời gian thử việc, người lao động cũng cần sử dụng mẫu này để có thể đảm bảo quyền lợi của bản thân.

2. Cách viết mẫu hợp đồng lao động thử việc mới nhất

2.1. Nội dung cần có trong hợp đồng thử việc là gì?

Trong mẫu hợp đồng thử việc, các thông tin cá nhân của người lao động và sử dụng lao động, thời gian thử việc kèm theo một số nội dung khác cần đầy đủ và rõ ràng. Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng thử việc tại đây!

Tải ngay

Nội dung cần có trong mẫu hợp đồng thử việc

2.1.1. Thông tin cá nhân

Đầu tiên, phần không thể thiếu trong hợp đồng thử việc là thông tin cá nhân của người sử dụng lao động và người lao động. Các thông tin này gồm có tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động, đại diện cho công doanh nghiệp nào, địa chỉ bao nhiêu… Sau đó, người lao động cần cung cấp họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi ở, chứng minh dân dân (có thể dùng căn cước công dân hoặc hộ chiếu) của người lao động ký kết hợp đồng thử việc.

2.1.2. Các điều khoản hợp đồng

Trong hợp đồng, các điều khoản dành cho người lao động cần ghi rõ ràng, cụ thể như:

- Thời gian bắt đầu làm việc và kết thúc thử việc, địa điểm làm việc, chức vụ và những công việc mà người lao động cần thực hiện. Các công việc mà người lao động thực hiện cần được liệt kê rõ ràng.

- Mức lương theo chức danh, công việc, hình thức và thời hạn trả lương, có được phụ cấp lương không và kèm theo một số khoản bổ sung khác.

Các điều khoản hợp đồng cần rõ ràng

- Chế độ làm việc: Thời gian người lao động làm việc và nghỉ ngơi trong ngày, có được cấp phát dụng cụ nào không, điều kiện vệ sinh nơi làm việc.  

- Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động cần được ghi rõ ràng.

2.1.3. Điều khoản thi hành và ký tên

Về điều khoản thi hành trong hợp đồng lao động có thể ghi như sau: “Các điều khoản không ghi trong hợp đồng sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật”.

Cả hai bản hợp đồng cần phải có giá trị như nhau,người lao động giữ 1 bản và người sử dụng lao động ký một bản. Thời gian và địa điểm ghi hợp đồng cần được ghi đúng. Đồng thời, hai bên ký tên và ghi họ tên vào trong hợp đồng thử việc.

2.2. Một số lưu ý cần biết

Để tránh những rủi ro trong quá trình người lao động làm việc hay tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, hợp đồng thử việc cần được ghi đầy đủ các thông tin, bao gồm cả thời gian thử việc và kết thúc hợp đồng thử việc.

Các điều khoản trong hợp đồng không nên soạn thảo quá chung chung mà cần ghi rõ ràng thông tin các chủ thể và đối tượng trong hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý và chặt chẽ của hợp đồng.

Không nên soạn thảo nội dung quá chung chung

Trước khi ký tên vào hợp đồng, người lao động cũng cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không ảnh hưởng tới quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân mình.

Mỗi doanh nghiệp, công ty sẽ có mức lương, quy định thời gian thử việc, công việc khác nhau theo tính đặc thù của công việc, ngành nghề, doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thay đổi 1 số điều khoản trong hợp đồng sao cho hợp lý, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hai bên vẫn được đảm bảo.

3. Một số thông tin về hợp đồng thử việc

3.1. Được ký mấy lần trong hợp đồng thử việc?

Theo Luật lao động đưa ra tại Điều 24, mỗi công việc cụ thể của người lao động chỉ được thử việc trong 1 lần, đồng nghĩa với việc người lao động chỉ được ký kết hợp đồng thử việc 1 lần duy nhất. Nếu người lao động không đáp ứng được công việc hay hoàn thành công việc, hoặc người lao động có nguyện vọng tại một vị trí khác trong doanh nghiệp hay muốn xin nghỉ thì tiếp tục thực hiện thỏa thuận lại các điều khoản với người sử dụng lao động.

Hợp đồng thử việc được ký 1 lần

3.2. Hợp đồng thử việc có thời gian tối đa bao nhiêu tháng?

Theo Điều 24 tại Luật này, thời gian thử việc do người sử dụng lao động và người lao động quy định, chỉ được thử việc một lần duy nhất với một công việc và tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc sẽ khác nhau.

Với những công việc của những người quản lý tại doanh nghiệp, theo pháp luật quy định, thời gian thử việc của người lao động sẽ không vượt quá 180 ngày. Thời gian thử việc với những công việc có chức danh nghề nghiệp cần kỹ thuật, trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên sẽ không quá thời gian 60 ngày làm việc. Thời gian thử việc với những chức danh, nghề nghiệp cần trình độ kỹ thuật, chuyên môn trung cấp, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật sẽ không vượt quá 30 ngày làm việc. Còn với những công việc lao động chân tay hoặc công việc khác, thời gian thử việc sẽ không quá 6 ngày làm việc.

3.3. Điều kiện người lao động được hưởng trong thời gian thử việc

Tuy chưa thực sự thiết lập quan hệ lao động với doanh nghiệp, tuy nhiên người lao động cũng được hưởng một số điều kiện giống với người lao động chính thức. Cụ thể, điều kiện lao động của người lao động trong thời gian thử việc được tính như sau:

- Thời gian làm việc: Làm việc trong thời gian bình thường, không được vượt quá 8 giờ/ ngày, một tuần không vượt quá 48 giờ và thời gian mà người lao động làm thêm giờ không được vượt quá mức quy định.

Người lao động trong thời gian thử việc cũng có điều kiện lao động

- Thời gian nghỉ giữa ca cần được đảm bảo: Nếu làm việc ban ngày cần có thời gian nghỉ ít nhất 30 phút liên tục, nếu làm việc ban đêm thì ít nhất có thời gian nghỉ 45 phút. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục trên 6 giờ thì thời gian nghỉ giữa giờ này sẽ được tính vào giờ làm việc của người lao động.

- Nghỉ hằng năm: Nếu người lao động làm việc cho người sử dụng lao động sau khi đã hết thời gian thử việc thì thời gian thử việc cũng được tính hưởng phép năm.

- Nghỉ lễ và Tết: Người lao động được hưởng nguyên lương trong các ngày Tết, lễ và khi người lao động thử việc trong thời gian này sẽ được hưởng theo mức lương đã thỏa thuận trước đó.

Như vậy, mẫu hợp đồng thử việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đối với người lao động và người sử dụng lao động. Các điều khoản trong hợp đồng cần được đảm bảo rõ ràng, chi tiết, thời hạn sử dụng hợp động, tiền lương, công việc, thời gian làm việc đều được ghi đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và sử dụng lao động đều được đảm bảo. Cả hai bản hợp đồng đều được ký tên của hai bên và mỗi người nắm giữ một bản, tránh việc xảy ra mâu thuẫn hay tranh chấp về các điều khoản trong hợp đồng.

Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH

Nếu chẳng may bạn làm mất, hỏng sổ BHXH hoặc muốn đổi các thông tin trong sổ BHXH, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH đúng quy định. Click để xem thông tin về đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH nhé!

Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023