Bảo hiểm xã hội đảm bảo bù đắp hay thay thế một phần thu nhập cho người lao động trong trường hợp người đó ốm đau, bệnh tật, hết tuổi lao động hay vì lý do nào đó. Tuy nhiên, có một số trường hợp, người lao động muốn tạm dừng việc đóng bảo hiểm xã hội thì cần làm đơn trình lên cơ quan xét duyệt bảo hiểm. Cùng tìm hiểu cách viết và một số thông tin về mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội nhé!
MỤC LỤC
Đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội là văn bản được người lao động gửi tới cơ quan mà người đó đóng bảo hiểm xã hội để tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội với lý do phù hợp và chính đáng theo quy định của pháp luật. Trong lá đơn xin thôi đóng bảo hiểm xã hội cần nêu đầy đủ thông tin của người xin ngừng đóng bảo hiểm xã hội, giải thích rõ lý do mình xin ngừng đóng bảo hiểm xã hội kèm theo cam kết.
Với mục đích được xác lập để xin thôi đóng bảo hiểm xã hội, lá đơn này cần đầy đủ các thông tin cần thiết và chính xác, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào nội dung lá đơn để giải quyết và xem xét việc xin dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP Điều 16, các trường hợp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội là những người tạm dừng đóng hưu trí và tử tuất, gồm có:
- Tạm dừng kinh doanh, sản xuất ít nhất 1 tháng trở lên do khủng hoảng, suy thoái kinh tế, gặp khó khăn khi thay đổi công nghệ, cơ cấu hay thực hiện cam kết quốc tế hay thực hiện chính sách Nhà nước về tái cơ cấu nền kinh tế.
- Gặp khó khăn do dịch bệnh, hỏa hoạn, thiên tai, mất mùa…
Nếu người sử dụng lao động thuộc hai trường hợp kể trên có thể tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm xã hội thì có 1 trong các điều kiện sau:
- Do xảy ra hỏa hoạn, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, đói kém khiến tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiệt hại trên 50%, không tính tài sản đất.
- Người sử dụng lao động không thể bố trí được việc làm cho người lao động và trên 50% tổng số lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc vì tạm ngừng kinh doanh, sản xuất.
Đối với người lao động hay người sử dụng lao động, nếu đáp ứng đủ điều kiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện giải quyết và tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất từ thời điểm tháng mà người đề nghị sử dụng lao động đề nghị.
Thời gian tạm ngừng đóng BHXH hay đóng Quỹ hưu trí và tử tuất không được vượt quá 12 tháng và trong thời gian tạm ngừng này, người sử dụng lao động cần đóng Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đóng Quỹ ốm đau và thai sản.
Trong thời gian giải quyết chế độ, người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động hay đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm về hưu trí, tử tuất thì trong thời gian này, người lao động sẽ được đóng bù.
Khi hết thời gian tạm dừng đóng BHXH theo quy định tại Điều 88, khoản 1 thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm lao động tiếp tục và đóng bù cho khoảng thời gian người lao động tạm dừng đóng BHXH, số tiền này sẽ không được tính lãi đóng chậm.
Thời điểm tạm ngừng đóng BHXH hoặc bảo hiểm hưu trí, tử tuất sẽ được tính từ lúc người lao động nộp đơn xin tạm dừng theo quy định và cơ quan BHXH sẽ thực hiện giải quyết tạm dừng đóng quỹ cho người lao động, người sử dụng lao động.
Bạn hãy tải mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội dưới đây, sau đó điền theo hướng dẫn nhé!
Sau khi tải mẫu đơn tạm ngừng đóng BHXH về máy, bạn điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn sau:
- Kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp, công ty của bạn đang đặt trụ sở, tức tỉnh thành nơi bạn làm việc.
- Tên doanh nghiệp: Điền đầy đủ tên doanh nghiệp mà bạn muốn thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
- Địa chỉ trụ sở chính: Ghi theo Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp về địa chỉ thành lập và đăng ký kinh doanh.
- Số điện thoại: Doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH ghi số điện thoại của mình.
- Email: Ghi chính xác địa chỉ email chính của doanh nghiệp.
- Mã số đăng ký kinh doanh: Ghi theo mã số đăng ký trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nơi tham gia BHXH: Ghi tên cơ quan BHXH mà doanh nghiệp đăng ký tham gia trước đó.
- Về tình hình sử dụng lao động: Có 3 mục như sau:
+ Số lao động có mặt trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh, ghi rõ ngày tháng năm và tổng số lao động có mặt.
+ Số lao động phải tạm thời ghi việc nhưng đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội, ghi rõ thời gian cụ thể, số lao động tạm ngừng việc nhưng được hưởng lương, số lao động nghỉ việc không hưởng lương, số lao động tạm hoãn hợp động lao động tạm thời nghỉ việc bởi lý do khác.
+ Tỷ lệ phần trăm số lao động tạm thời nghỉ việc và tổng số phần trăm người lao động có mặt khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh và sản xuất, cần ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng BHXH thì có thể thực hiện theo các thủ tục sau:
Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp cần viết đơn đề nghị kèm theo danh sách những người lao động trong doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp dùng sản xuất và những người đang tạm thời nghỉ việc nhưng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu doanh nghiệp bị thiệt hại hơn 50% tổng giá trị tài sản thì cần thực hiện báo cáo kiểm kê tài sản vào thời điểm trước khi gặp thiệt hại, biên bản kiểm kê các thiệt hại tài sản do dịch bệnh gây ra.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền xem xét các giấy tờ do người sử dụng lao động đưa ra thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn, cơ quan cần trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản về việc tạm ngừng tham gia đóng BHXH.
Sau đó, cơ quan BHXH sẽ là người có trách nhiệm giải quyết yêu cầu tạm dừng đóng BHXH, Quỹ hưu trí và tử tuất với người sử dụng lao động, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì thời hạn không quá 10 ngày làm việc. Kể từ tháng mà người sử dụng lao động đưa ra văn bản đề nghị, thời điểm tạm dừng sẽ tính từ khoảng thời gian này.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ tạm dừng đóng BHXH gồm có:
- Báo cáo về số lượng lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hay hộ kinh doanh mất việc, ngừng việc.
- Danh sách lao động trước thời điểm doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh và trong thời điểm đề nghị ngừng BHXH, danh sách người lao động hiện đang nghỉ việc có tham gia BHXH.
- Xác nhận điều kiện việc doanh nghiệp tạm ngừng đóng BHXH bắt buộc kèm công văn đề nghị.
Ngoài các giấy tờ bản chính này, doanh nghiệp đề nghị dừng đóng BHXH cần cung cấp 1 số giấy tờ khác để cơ quan xác thực và đối chiếu gồm có:
- Giấy tờ liên quan tới việc doanh nghiệp ngừng kinh doanh, sản xuất và cần có lý do cụ thể; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trước và tại thời điểm công văn đề nghị, trước khi tạm dừng kinh doanh, sản xuất cần có danh sách trả lương và bảng chấm công.
- Một số giấy tờ liên quan tới những người lao động đang nghỉ việc tạm thời như thỏa thuận ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động…
- Thông báo kết quả đóng BHYT, BHTN, BHXH, TNLĐ hàng tháng được cấp bởi cơ quan BHXH, kết quả theo hàng tháng hoặc theo kỳ đóng gần nhất.
Như vậy, mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng khi cơ quan sản xuất, doanh nghiệp muốn tạm dừng việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bởi một số lý do nào đó. Các thông tin trong mẫu đơn cần chính xác, trung thực và cần đưa ra lý do xin dừng đóng bảo hiểm xã hội hợp lý theo đúng yêu cầu của cơ quan pháp luật.
Nếu bạn được hưởng tài sản thừa kế nhưng vì một lý do nào đó lại không muốn hưởng tài sản này, bạn cần viết mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế. Truy cập bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về mẫu đơn từ chối tài sản thừa kế nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023