Blog

Mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội và hướng dẫn cách viết chi tiết nhất

09/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhà ở xã hội là những ngôi nhà thuộc sự quản lý của nhà nước, phù hợp với những đối tượng thu nhập thấp và trung bình nhưng vẫn muốn có một nơi chốn mơ ước. Khi bạn có nhu cầu mua nhà ở xã hội, bạn cần soạn thảo mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Cùng tìm hiểu điều kiện mua nhà ở xã hội và cách viết đơn xin mua nhà ở xã hội chi tiết nhé!

1. Điều kiện và quy định mua nhà ở xã hội, hưởng chính sách hỗ trợ

Trước khi viết mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội, bạn cần biết được điều kiện để có thể mua nhà ở nhà hội.

1.1. Ai là người được mua nhà ở xã hội?

Vì nhà ở xã hội thường có giá rẻ hơn những loại nhà khác, nên thường được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, vì số lượng có hạn, không phải đối tượng nào cũng có thể mua được nhà ở xã hội. Pháp luật nhà nước ta đã quy định rõ trong Luật Nhà ở năm 2014 về những đối tượng có thể mua nhà ở xã hội và hưởng chính sách hỗ trợ về nhà, gồm:

- Hộ gia đình thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo sống tại khu vực nông thôn.

Những đối tượng được mua nhà ở xã hội

- Người có công cách mạng.

- Những người sống tại khu vực đô thị có thu nhập thấp, là hộ cận nghèo hoặc hộ nghèo.

- Những hộ gia đình đang sống tại nông thôn và chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai thường xuyên.

Bên cạnh đó, ngoài những thành phần trên, những người được nhà nước ưu tiên mua nhà ở xã hội gồm:

- Thuộc đối tượng như sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan nghiệp vụ, là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân làm việc trong đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.

- Cán bộ, viên chức, công chức.

- Những cá nhân, hộ gia đình thuộc vào diện bị phá dỡ nhà ở, giải tòa nhà ở theo quy định của pháp luật về việc thu hồi đất và chưa được nhà nước bồi thường bằng đất ở, nhà ở…

1.2. Vậy ai là người được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội?

Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng kể trên, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về cư trú, thu nhập và nhà ở để có thể hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội nếu không đủ kinh phí.

Những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội

- Chưa mua, thuê nhà ở xã hội và chưa có nhà thuộc sở hữu của bản thân.

- Cần phải có đăng ký thường trú nơi có nhà ở xã hội tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nếu chưa có thường trú, cần phải có tạm trú lớn hơn 1 năm tại thành phố, tỉnh này.

- Tại nơi học tập, sinh sống, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở dưới mọi hình thức, tuy đã có nhà thuộc sở hữu cá nhân của mình tuy nhiên diện tích ngôi nhà tính theo diện tích trung bình số lượng người trong gia đình ít hơn số lượng diện tích nhà ở tối thiểu được chính phủ quy định theo khu vực và thời kỳ.

- Cán bộ, công chức muốn được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội thì phải thuộc vào diện không nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thường xuyên.

- Trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình là cận nghèo, hộ nghèo thì cần phải thuộc diện cận nghèo, hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định. 

Cá nhân thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo

2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội

2.1. Tải về mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội

Để viết đơn xin mua nhà ở xã hội dễ dàng hơn, bạn nên tải mẫu đơn về máy của mình và điền theo hướng dẫn bên dưới. Mẫu đơn này dành cho các đối tượng muốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Tải ngay tại đây:

Tải ngay

2.2. Cách viết đơn xin mua nhà ở xã hội chi tiết

2.2.1. Phần mở đầu

Trước tiên, bạn cần phải viết Quốc hiệu, Tiêu ngữ theo đúng quy định và tên lá đơn “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI”. Nếu bạn đã tải mẫu đơn bên trên về máy, bạn chỉ cần điền nội dung của những mục tiếp theo.

Mở đầu cần đủ thông tin

Sau đó tới hình thức đăng ký, bạn đánh dấu vào 1 trong 3 hình thức là Thuê, Mua, Thuê mua. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn muốn thuê hay mua và đánh dấu vào ô phù hợp nhé!

Tiếp theo tới mục “Kính gửi”, đây là tên của chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội mà bạn muốn mua. Ví dụ như: “Kính gửi: Chủ đầu tư xây dựng XYZ”.

2.2.2. Phần nội dung

Trong phần nội dung, bạn cần liệt kê chi tiết thông tin cá nhân của bản thân trong lá đơn, gồm có:

- Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm của người muốn mua, thuê nhà ở xã hội.

- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu/ Thẻ quân nhân: Ghi rõ số, ngày cấp và nơi cấp các giấy tờ của người muốn thuê, mua nhà ở xã hội.

- Nghề nghiệp: Trường hợp bạn là lao động tự do thì ghi rõ lao động tự do, nếu đã nghỉ hưu thì ghi là nghỉ hưu, còn nếu đang làm việc tại đơn vị, cơ quan, tổ chức nào đó thì cần ghi rõ nghề nghiệp hiện tại.

- Nơi làm việc: Nếu có nghề nghiệp cụ thể, thì bạn mới cần ghi vào mục này và cần ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ làm việc nhé!

- Đăng ký thường trú/ tạm trú tại: Nếu bạn đã được cấp Sổ hộ khẩu hay Sổ tạm trú thì các giấy tờ này sẽ được gửi bản sao công chứng và ghi rõ địa chỉ nơi tạm trú/ thường trú.

Ghi rõ đối tượng được mua nhà ở xã hội

Tiếp đến, bạn ghi rõ bản thân thuộc đối tượng nào, cần phải là những đối tượng được phép thuê, mua nhà ở xã hội mà chúng tôi đã kể ở mục đầu tiên.

Khi đã hoàn thiện mục đối tượng, bạn cần ghi rõ những người thành viên trong hộ gia đình sinh sống cùng bạn, gồm có họ tên, số CMND/ CCCD, quan hệ với chủ hộ, nghề nghiệp và tên cơ quan, đơn vị làm việc. Gia đình bạn có bao nhiêu người cùng ở trong nhà ở xã hội với bạn thì bạn cần ghi đủ các thành viên cùng sinh sống trong gia đình. Đồng thời, bạn cần cam kết bạn và những người trong gia đình chưa nhận được thụ hưởng về chính sách về đất ở, nhà ở nào.

Mục kế tiếp, bạn cần xác định thực trạng nhà ở của gia đình bạn hiện nay và cần kèm theo thực trạng xác nhận nhà ở bằng cách tích vào ô phù hợp với tình trạng của gia đình mình như: Hộ gia đình chưa có nhà thuộc chủ sở hữu; có nhà nhưng diện tích ở thấp hơn 10m2/ người; có nhà nhưng thuộc diện giải tỏa bị nhà nước thu; có nhà nhưng đã hỏng tường, mái;... hoặc nếu bạn có khó khăn khác về nhà ở, bạn cần ghi rõ ràng.

Ghi rõ tình trạng nhà ở hiện tại

Sau đó là tới lý do làm đơn, bạn cần viết rõ mình làm đơn này vì mục đích gì, muốn trả tiền thuê, mua nhà ở xã hội theo hình thức nào. Đồng thời, bạn cần ghi rõ căn hộ mong muốn cần giải quyết, gồm diện tích sàn sử dụng (với nhà chung cư) và diện tích sàn xây dựng (với nhà liền kề).

2.2.3. Phần kết thúc

Trong phần kết thúc, bạn cần cam đoan những điều mà bản thân nói là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản thân đã khai, chấp hành đúng quy định của nhà nước về việc sử dụng nhà ở xã hội.

Cuối cùng, đừng quên ghi ngày tháng năm viết đơn, ký và ghi rõ họ tên của người muốn thuê, mua nhà ở xã hội nhé!

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách soạn thảo mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội cùng với những thông tin cần thiết khác. Nếu muốn thuê hoặc mua nhà ở xã hội, bạn cần phải thuộc vào đối tượng được thuê, mua nhà ở xã hội. Đồng thời, hoàn thành các thủ tục xin thuê, mua nhà ở xã hội kèm theo lá đơn xin mua nhà ở xã hội. Khi viết đơn, các thông tin trong lá đơn bạn cần nêu chính xác, đúng sự thật và đảm bảo viết sạch sẽ, rõ ràng các thông tin cần thiết. Chúc bạn mua được một căn nhà ở xã hội như ý nhé!

Mẫu đơn đề nghị sửa chữa nhà chung cư

Khi nhà chung cư mà bạn đang ở có dấu hiệu xuống cấp, cần phải sửa chữa, lúc này bạn cần soạn thảo mẫu đơn đề nghị sửa chữa nhà chung cư. Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về mẫu đơn đề nghị sửa chữa nhà chung cư nhé!

Mẫu đơn đề nghị sửa chữa nhà chung cư

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023