Blog

Hướng dẫn soạn thảo và trình bày mẫu đơn xin hợp thửa đất mới nhất

06/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay, nhiều vấn đề liên quan tới đất đai khá nổi cộm và nhiều người không biết giải quyết ra sao cho ổn thỏa. Trong đó, xin hợp thửa đất là một trong những mẫu đơn được khá nhiều người tìm kiếm. Khi bạn muốn hợp từ nhiều thửa đất thành một thửa để dễ bề quản lý hay dễ dàng sản xuất, bạn cần chuẩn bị mẫu đơn xin hợp thửa đất. Cùng tìm hiểu các thông tin về lá đơn này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Điều kiện để có thể hợp thửa đất là gì?

1.1. Hợp thửa đất cần có điều kiện nào?

Để có thể hợp thửa đất, không phải chủ sở hữu đất cứ muốn hợp lại là được mà cần có những điều kiện nhất định, cụ thể như sau:

1.1.1. Thửa đất phải liền kề

Thửa đất là phần diện tích đất đã được mô tả trên hồ sơ hay xác định thực đỉa bởi một giới hạn ranh giới rõ ràng và để có thể hợp 2 thửa đất thành 1 thửa, thì sau khi hợp, thửa đất mới được hình thành cần được mô tả trên hồ sơ hoặc xác định trên thực địa lại ranh giới mảnh đất đó. Và điều kiện để có thể hợp thửa và xác định được ranh giới của thửa đất hình thành sau khi hợp thửa thì các thửa đất được hợp cần phải liền kề nhau.

Thửa đất phải liền kề mới có thể hợp nhất

1.1.2. Cùng mục đích sử dụng

Thửa đất được hợp cần được xác định theo mục đích sử dụng, phạm vi quản lý của người được nhà nước giao cho việc quản lý đất hay mộ hoặc một nhóm người sử dụng thửa đất cần có cùng mục đích sử dụng mảnh đất này theo đúng quy định. Bởi vậy, toàn diện tích đất trên cùng một thửa cần có chung mục đích sử dụng và để hợp thành một thửa thì hai thửa đất này cần có chung mục đích sử dụng.

1.2. Muốn hợp thửa đất nhưng đất lại không cùng mục đích sử dụng

Trong trường hợp bạn có ý định hợp 2 thửa đất khác mục đích sử dụng, bạn cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là người sử dụng muốn chuyển đổi mục đích sử dụng cần phải dựa vào điều kiện và thủ tục, quy trình thì mới có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Cần chuyển đổi thửa đất cần hợp nhất sang cùng mục đích sử dụng

2. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin hợp thửa đất chi tiết nhất

Ngoài việc hợp thửa đất, bạn có thể sử dụng lá đơn này trong trường hợp tách một thửa đất thành nhiều thửa đất. Lá đơn này có thể sử dụng chung cho cả 2 trường hợp, bạn có thể tải về mẫu đơn xin hợp thửa đất tại đây:

Tải ngay

2.1. Phần mở đầu

Mở đầu trong mẫu đơn đã có sẵn Quốc hiệu, Tiêu ngữ và tên của lá đơn. Ở góc phải có mục phần ghi của người nhận hồ sơ, đây là phần để cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin hợp thửa của bạn ghi lại nên bạn bỏ trống phần này nhé!

Tiếp đó tới mục kính gửi bên trái, trường hợp là cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng dân cư muốn hợp thửa đất thì gửi lá đơn là Ủy ban nhân cấp huyện nơi thửa đất của bạn tọa lạc. Trường hợp cá nhân hay tổ chức nước ngoài, tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài thì cần gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh nơi mảnh đất tọa lạc.

Ghi đúng nơi nhận lá đơn

2.2. Phần nội dung

Sau khi hoàn thiện phần kính gửi, bạn điền tiếp phần nội dung của lá đơn. Người sử dụng đất sẽ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các thông tin về giống với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm họ tên và địa chỉ nơi ở.

Trường hợp là cá nhân cần gộp thửa đất thì viết họ tên bằng chữ in hoa có dấu, năm sinh, nơi ở hiện tại, Chứng minh dân dân (hoặc Căn cước công dân) gồm ngày cấp và nơi cấp.

Còn với các cá nhân nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cần điền đầy đủ thông tin các mục sau: Họ và tên viết bằng chữ in hoa có dấu, năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu (gồm ngày cấp và nơi cấp).

Họ tên cần viết đúng và đủ

Trường hợp ghi hộ gia đình cùng sở hữu thửa đất, cần ghi rõ chữ “Hộ ông/bà…), sau đó ghi đủ thông tin của vợ, chồng người đại diện cùng sử dụng đất như họ tên viết in hoa, năm sinh, số Chứng minh dân dân (hoặc Căn cước công dân) gồm ngày cấp và nơi cấp.

Trong trường hợp thửa đất đó là tài sản chung của chồng, vợ thì cần ghi rõ thông tin của từng người là vợ hoặc chồng như họ tên in hoa, năm sinh, Chứng minh dân dân (hoặc Căn cước công dân) gồm ngày cấp và nơi cấp.

Trường hợp tổ chức sở hữu mảnh đất và muốn hợp thửa, cần ghi rõ tổ chức tên là gì, thành lập thời gian nào, số giấy đăng ký kinh doanh hoặc số và ngày cơ quan có thẩm quyền ký quyết định tổ chức chính thức thành lập, giấy phép đầu tư được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mục kế tiếp, bạn ghi thông tin về thửa đất của mình, gồm có đề nghị tách thành thửa đất, số thửa đất, tờ bản đồ số, địa chỉ của thửa đất đó, số phát hành và sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (kèm ngày cấp),.. Bạn cần ghi rõ các thông tin về thửa đất cần gộp theo thứ tự.

Ghi rõ thông tin về thửa đất

2.3. Phần kết thúc

Sau khi hoàn thiện xong các phần thông tin về thửa đất cần hợp, người viết đơn cần ghi rõ họ tên. Trường hợp tổ chức là người viết đơn thì cần ghi rõ người viết đơn, chức vụ, sau đó ký và đóng dấu xác nhận của tổ chức. Nếu là người được ủy quyền viết đơn, cần ghi rõ là người được ủy quyền, ký và ghi rõ họ tên của mình vào cuối đơn.

3. Thủ tục xin hợp thửa đất thế nào?

Dựa theo diện tích tối đa, tối thiểu mà Ủy ban dân nhân tỉnh ban hành, bạn mới có thể tách thửa hoặc hợp thửa. Bạn nên kiểm tra diện tích tách thửa của bạn cần phù hợp với đúng quy định thì mới có thể thực hiện thủ tục tách thửa theo luật.

Dựa vào quy định về hồ sơ địa chính trong Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, Điều 8, khoản 11 và quy định chi tiết thi hành một số điều luật đất đai trong Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Điều 75, hồ sơ cần chuẩn bị để gộp thửa như sau: Đơn xin hợp thửa đất theo mẫu 11/ĐK; Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu được yêu cầu); bản gốc Giấy chứng nhận đất được cấp trước đó.

Thủ tục và hồ sơ xin hợp thửa đất

Nếu bạn tách thửa trong trường hợp chuyển nhượng thêm thì cần thêm giấy tờ sau:

- Bản sao có công chứng Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, Hộ khẩu của hai bên tặng cho, hoặc chuyển nhượng.

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được nhà nước công chứng xác nhận, hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp là cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất thì có thể nộp 1 trong 2 trường hợp.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn nộp hồ sơ xin hợp thửa đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ở huyện, thị xã, hay tỉnh nơi có thửa đất của bạn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những thông tin cần thiết về mẫu đơn xin hợp thửa đất và cách chuẩn bị hồ sơ xin hợp thửa đất. Trong trường hợp bạn muốn hợp thửa đất thì đây là mẫu đơn không thể thiếu. Bạn cần viết đầy đủ thông tin, ghi một cách chính xác và không tẩy xóa, đảm bảo các thông tin đều đúng sự thật nhé!

Mẫu biên bản xác minh

Khi bạn muốn xác minh một sự việc nào đó hoặc xác minh đối tượng phạm tội, mẫu biên bản xác minh là không thể thiếu. Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về mẫu biên bản xác minh nhé!

Mẫu biên bản xác minh

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023