Tìm hiểu Maintenance Manager là gì? Công việc của Maintenance Manager
Tìm hiểu Maintenance Manager là gì? Công việc của Maintenance Manager
Maintenance Manager, hay Trưởng phòng bảo trì phụ cách các công việc liên quan đến công tác bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị và máy móc để phục vụ cho sản xuất. Số lượng công việc của Maintenance Manager là rất nhiều. Vậy Maintenance Manager là gì? Maintenance Manager là những công việc gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về Maintenance Manager và công việc của họ nhé!
MỤC LỤC
Maintenance Manager dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Trưởng phòng bảo trì hoặc Trưởng bộ phận bảo trì. Đây là vị trí cao nhất trong bộ phận bảo trì của một doanh nghiệp, phụ trách tất cả những công việc liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị và máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Vị trí Maintenance Manager được xếp vào bộ máy quản lý trong một doanh nghiệp. Xét về thu nhập, Maintenance Manager sẽ nhận được mức thu nhập rất cao và đãi ngộ tốt, đặc biệt là trong doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy nhiên, để đạt được mức thu nhập cao và đãi ngộ tốt thì họ cũng cần phải đảm đường tốt nhiều đầu việc, trong đó có cả những công việc khó khăn
Để hiểu hơn về trách nhiệm của Maintenance Manager và những công việc mà họ đảm nhiệm, chúng ta sẽ cùng đến với phần tiếp theo nhé!
Như đã đề cập đến trong phần trước, song song với mức thu nhập và chế độ đãi ngộ là niềm mơ ước của nhiều người thì Maintenance Manager cũng phải đảm nhận rất nhiều đầu việc và công việc. Vậy Maintenance Manager đảm nhận những công việc gì?
Thông thường, Maintenance Manager sẽ là người trực tiếp lên kế hoạch hoặc phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất. Kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị có thể được tiến hành định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng.
Maintenance Manager cũng chính là người phân công nhân viên thực hiện công việc bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị và dây chuyền sản xuất.
Bên cạnh đó, bộ phận bảo trì trong doanh nghiệp cũng thường đảm nhiệm cả việc sửa chữa máy móc, trang thiết bị bị hỏng. Bất cứ khi nào xuất hiện lỗi hoặc hỏng hóc, Maintenance Manager cần ngay lập tức phân công nhân viên tiến hành sửa chữa để hạn chế làm gián đoạn và ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất chung. Quá trình bảo trì cũng cần được giám sát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, Maintenance Manager cũng là người quản lý toàn bộ hồ sơ thông tin của các trang thiết bị, máy móc trong doanh nghiệp. Hàng ngày, Maintenance Manager sẽ phân công nhân viên dưới quyền đi kiểm tra và ghi nhận lại tình trạng của toàn bộ máy móc. Từ đó, nhanh chóng phát hiện ra những máy móc cần bảo trị, sửa chữa hoặc thay thế.
Công việc của người Maintenance Manager cũng bao gồm cả nghiên cứu phương pháp tối ưu hiệu suất của dây chuyền máy móc và giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Bên cạnh những đầu việc liên quan đến chuyên môn thì Maintenance Manager cũng phải thực hiện vai trò của một người lãnh đạo, đó là quản lý và giám sát nhân viên dưới quyền. Bên cạnh đó, mọi vấn đề liên quan đến quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy móc cũng nằm trong phạm vi quản lý và giám sát của Maintenance Manager.
Ngoài ra, với vai trò là một người lãnh đạo, Maintenance Manager cũng tham gia vào công tác tuyển dụng và đào tạo chuyên môn cho nhân sự. Đào tạo và nâng cao chuyên môn cho nhân viên là nhiệm vụ thường trực của các trưởng phòng, trong đó bao gồm cả trường phỏng bảo trì.
Bên cạnh đó, Maintenance Manager cũng tham gia đóng góp hoặc là người trực tiếp xây dựng chương trình đào tạo và tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo nhân viên.
Trách nhiệm của Maintenance Manager cũng bao gồm cả việc xây dựng môi trường làm việc cho nhân viên. Đó phải là môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, giúp mỗi nhân viên nâng cao tinh thần làm việc cống hiến và phát huy được hết khả năng của bản thân, làm tốt công việc được giao. Khi phát sinh mẫu thuẫn giữa các nhân viên thì người trường phòng cũng phải là người đứng ra dàn xếp và xử lý một cách ổn thỏa.
Để bảo trì máy móc, dây chuyền sản xuất thì cũng cần có những trang thiết bị nhất định và người có trách nhiệm quản lý những trang thiết bị này không ai khác ngoài Maintenance Manager.
Thông tin về số lượng và tính trạng của các trang thiết bị cần được cập nhật thường xuyên để có kế hoạch sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị mới thay thế. Việc đặt hàng và số lượng cũng như chất lượng của các trang thiết bị mua sắm cũng cần được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Maintenance Manager cũng cần phải giao nhiệm vụ cho nhân viên dưới quyền phụ trách việc kiểm tra số lượng và trạng thái của từng loại trang thiết bị và báo cáo lại theo định kỳ. Đồng thời các trang thiết bị cũng cần được bảo quản cẩn thận, tránh hỏng hóc hoặc thất thoát.
Với vai trò là một trưởng phòng, Maintenance Manager cũng phải định kỳ làm báo cáo và nộp lên cấp trên. Bên cạnh đó, mọi sự cố trong hoạt động bảo trì cũng cần được theo dõi và kịp thời xử lý. Đôi khi, Maintenance Manager cũng sẽ cần phối hợp làm việc với các bộ phận khác để công tác bảo trì, sửa chữa, thay thế máy móc, dây chuyền sản xuất được tiến hành thuận lợi và không làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Vị trí Maintenance Manager, hay trưởng phòng bảo trì trong các doanh nghiệp Việt Nam đều có thu nhập ở mức cao. Trong doanh nghiệp Việt Nam, mức thu nhập dành cho vị trí Trưởng phòng bảo trung bình là khoảng 18 triệu đồng mỗi tháng. Thang lương dao động trong khoảng 11 – 25 triệu đồng, phụ thuộc vào thâm niên làm việc và quy mô của từng doanh nghiệp. Đây là mức thu nhập dành cho vị trí Trưởng phòng bảo trì cáo từ 3 đến 9 năm kinh nghiệm làm việc.
Đối với vị trí Maintenance Manager làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài thì mức thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn mức thu nhập dành cho vị trí Trưởng phòng bảo trì trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, Maintenance Manager cũng được hưởng những chế độ đãi ngộ rất tốt, chẳng hạn như cơ hội thăng tiến, hay những chế độ quy định chung như các loại bảo hiểm và phúc lợi riêng theo từng công ty.
Hy vọng quá những thông tin được tổng hợp lại và chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu được Maintenance Manager là gì và họ làm những công việc gì. Mặc dù Maintenance Manager đảm nhiệm rất nhiều đầu việc, tuy nhiên họ cũng nhận được mức thu nhập và những đãi ngộ tốt nhất, tương xứng với công việc của mình. Chỉ cần bạn có chuyên môn và có kinh nghiệm làm việc tốt. Cơ hội và con đường thăng tiến lên vị trí Maintenance Manager chia đều cho mỗi người nếu có chuyên môn, kinh nghiệm và sự cố gắng trong công việc.
Quản lý chất lượng dịch vụ là gì bạn có biết? Vì sao doanh nghiệp nên quản lý chất lượng dịch vụ và quy trình thực hiện? Tìm hiểu ngay sau đây.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023