Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng hàng hóa ra thị trường, họ luôn cần một chuyên viên đảm đương nhiệm vụ lập kế hoạch sao cho quy trình sản xuất diễn ra trơn tru, đúng yêu cầu và tránh lãng phí. Vậy công việc chi tiết tại vị trí này ra sao? Mức lương nhân viên kế hoạch sản xuất có hấp dẫn hay không?
MỤC LỤC
Trong công việc kinh doanh và sản xuất hàng hóa cung ứng cho thị trường, khả năng sắp xếp và điều phối dây chuyền sản xuất sao cho hợp lý và tối ưu từ lâu đã là một bài toán nan giải đối với cá nhà quản lý. Hoạt động sản xuất phải luôn diễn ra một cách trơn tru sao cho vừa kịp tiến độ đơn hàng mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, số lượng mặt hàng, tránh tình trạng dư thừa lãng phí hoặc chậm tiến độ.
Đây chính là lúc các chuyên viên kế hoạch sản xuất lên tiếng. Còn được gọi là Production Planner trong tiếng anh, vị trí này chịu trách nhiệm trực tiếp cho kế hoạch sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp, mà cụ thể hơn là tính chính xác và tính kịp thời của dây chuyền sản xuất. Qua đó, tối ưu hóa hiệu suất của dây chuyền cũng như tác vụ của nhân viên trong doanh nghiệp.
Có thể nói nhân viên kế hoạch sản xuất nắm vai trò nòng cốt trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp,có khả năng điều hướng và quản lý toàn bộ dây chuyền sản phẩm. Do vậy, tùy vào chỉ đảo của các cấp lãnh đạo cũng như quy mô lớn nhỏ của từng doanh nghiệp mà nhân viên kế hoạch sản xuất lại được giao nhiệm vụ, tương đương với đó là quyền hạn khác nhau. Nhìn chung, công việc của một chuyên viên kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp có thể được chia thành ba nhiệm vụ cơ bản sau:
Nhiệm vụ nền tảng của nhân viên kế hoạch sản xuất đương nhiên là lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoạch định như tuần/tháng/quý/năm. Công việc này vốn rất phức tạp và yêu cầu nhân viên kế hoạch sản xuất phải làm việc tỉ mỉ qua từng khâu, phối hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ nhân viên trong doanh nghiệp cho tới khách hàng.
Đầu tiên, nhân viên kế hoạch sản xuất cần liên hệ với bên mua hoặc bộ phận bán hàng để xác định chính xác yêu cầu khách hàng đặt ra (về số lượng, chất lượng, chi phí…). Sau đó, họ cần xác định và phê duyệt các yếu tố cần thiết đảm bảo cho quy trình vận hành của dây chuyền bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị sản xuất
Tất cả thông tin này đều vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất sau này, là cơ sở để căn cứ thành lập chi phí sản xuất. Sau khi đã nắm đầy đủ lượng thông tin cần thiết, chuyên viên sẽ bắt đầu lập bản kế hoạch chi tiết đồng thời tính toán năng lực sản xuất của nhà máy sao cho phù hợp với yêu cầu, rồi triển khai bản kế hoạch tới các bộ phận có liên quan.
Bản kế hoạch sẽ không có ý nghĩa gì nếu chỉ nằm trên giấy. Do đó, nhiệm vụ không kém phần quan trọng của nhân viên kế hoạch sản xuất là liên tục giám sát tiến độ công việc, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch đã định.
Trong trường hợp xảy ra sự cố, về thiếu hụt nguyên vật liệu, hỏng hóc thiết bị hay sự cố về nhân công, nhân viên kế hoạch sản xuất cần ngay lập tức phát hiện và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, khắc phục gián đoạn trong công việc và đưa quy trình sản xuất trở về theo đúng tiến độ.
Ngoài ra, nhân viên kế hoạch sản xuất còn có một nhiệm vụ thứ yếu khác, đó là đánh giá quy trình sản xuất, lập các báo cáo có liên quan nhằm tổng kết, đưa số liệu tới các cấp lãnh đạo, đưa ra các phân tích chuyên môn về quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Các thông tin được thu thập sẽ được tiến hành lưu trữ, nhân viên kế hoạch sản xuất cũng có thể đề xuất phương pháp, tham vấn để nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhà máy.
Như vieclam123.vn đã chia sẻ, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chuyên viên kế hoạch sản xuất sẽ được phân vai trò, quyền hạn thích hợp. Tương ứng với đó là khối lượng công việc theo kế hoạch đề ra sẽ khác nhau, dẫn tới sự khác biệt trong chế độ lương thưởng.
Mức lương của nhân viên kế hoạch sản xuất nằm ở mức trung bình - cao so với mặt bằng chung, ngoài ra còn vô cùng ổn định, không chịu nhiều ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Đối với các nhân viên kế hoạch sản xuất chưa có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm đã rơi vào khoảng 7 - 15 triệu đồng/tháng. Con số này tăng cao hơn rất nhiều đối với những chuyên viên đã có từ 2 tới 3 năm kinh nghiệm, con số trung bình là 20 - 25 triệu đồng/tháng, dựa trên kinh nghiệm và năng lực làm việc của nhân viên.
Với một vị trí nắm giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhân viên kế hoạch sản xuất nghiễm nhiên được hưởng các chế độ ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Ngoài các khoản thưởng lễ, Tết, lương tháng 13, bảo hiểm theo quy định, nhiều công ty còn thường xuyên dành các khoản tăng lương, khoản thưởng dự án cho vị trí này.
Là một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, nhân viên kế hoạch sản xuất được yêu cầu phải có trình độ học vấn tầm trung trở lên. Cụ thể hơn, để có thể chắc suất nhân viên kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp và có cơ hội thăng tiến cao, các ứng viên cần phải đảm bảo đã tốt nghiệp Đại học chính quy trở lên với các chuyên ngành có liên quan trong khối kinh tế, quản trị và kỹ thuật. Hơn nữa, ứng viên phải thuần thục các kỹ năng văn phòng cơ bản như các thao tác tin học Word, Excel hay PowerPoint hay khả năng ngôn ngữ, có thể làm việc với các tài liệu tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.
Ngoài ra, ứng viên còn phải sở hữu tương đối lượng kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm bởi vị trí kế hoạch sản xuất yêu cầu nhân viên phải phối hợp và làm việc với các bên có liên quan. Ngoài ra, nhân viên kế hoạch sản xuất cần phải trung thực, chăm chỉ, cầu tiến và có khả năng chịu được áp lực trong công việc.
Nhìn chung, nhân viên kế hoạch sản xuất phải làm việc với tư duy nhạy bén, tinh thần chủ động và nhanh nhạy trong công việc với tinh thần trách nhiệm cao để có thể đảm bảo khối lượng công việc lớn tới vậy. Đổi lại, mức lương nhân viên kế hoạch sản xuất cũng vô cùng hậu hĩnh, đủ để thu hút sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ.
Trong các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nhân viên cung ứng nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về công việc của một nhân viên cung ứng.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023