Blog

Những điều cần biết để trở thành lớp trưởng giỏi trong lớp học

01/08/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn có tài năng nhưng chưa dám thử sức bản thân với chức lớp trưởng. Hãy mạnh dạn lên, với những kỹ năng cần thiết để trở thành lớp trưởng giỏi sau đây sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt mọi người.

1. Những kỹ năng cần có của một lớp trưởng giỏi

1.1. Luôn đứng trong top dẫn đầu học tập

Có một tâm lý chung của các bạn học sinh là không bao giờ công nhận một lớp trưởng học kém. Bạn thử nghĩ xem ai là bộ mặt của lớp chứ? - Không ai khác ngoài lớp trưởng. Cho nên lớp trưởng chắc chắn phải học giỏi để xây dựng hình tượng cho lớp. Bạn học giỏi chắc chắn một điều là sẽ có rất nhiều người hỏi bài, từ đó họ có thêm phần nể trọng bạn hơn. Đương nhiên, ý kiến và lời nói của bạn với các thành viên trong lớp có giá trị hơn. Bất cứ ai trong lại chẳng muốn lớp trưởng  mình giỏi chứ, thế thì các bạn mới nể phải không?

Một lớp trưởng gương mẫu luôn làm bài tập đầy đủ, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra thì khi những lời bạn nói ra ít nhiều cũng có trọng lượng hơn, tránh những ánh nhìn nhắc nhở từ thầy cô.

1.2. Biết khiêm tốn và cởi mở

Bạn có thể học rất giỏi nhưng lại phách lối, cho mình hơn người thì chẳng ai muốn gần bạn và ủng hộ bạn cả. Ngoài việc học giỏi bạn cần biết khiêm tốn, lắng nghe ý kiến từ mọi người cũng như biết nhận khuyết điểm thì mới trở thành lớp trưởng được nhiều người thán phục được. Bắt đầu từ việc biết giúp đỡ người khác, cố gắng lắng nghe họ sẽ là bước đầu giúp bạn hòa nhập với mọi người trong lớp.

Đây là một phẩm chất cần có của một lớp trưởng chuẩn mực. Chẳng ai ưa một người có tài nhưng lại hống hách, thích dạy đời người khác cả. Người có tố chất lãnh đạo trước hết phải biết học hỏi và hòa đồng với người khác.

1.3. Tự tin đưa ý kiến và biết tôn trọng ý kiến

Trong một tập thể, lớp trưởng là người quan trọng trong việc tự tin đóng góp ý kiến của mình. Đóng góp ý kiến vừa khẳng định tiếng nói của lớp trưởng, vừa cho mọi người thấy khả năng lãnh đạo của một lớp trưởng tài ba. Năng nổ đưa ra ý kiến nhưng đồng thời cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến của người khác nữa. Mọi thành viên đều là một phần tử của lớp, họ đều có quyền được nêu ý kiến đóng góp cho lớp học. Cho nên muốn được mọi người tôn trọng mình thì trước tiên bạn phải biết tôn trọng người khác. Không chỉ lớp trưởng mới cần tôn trọng ý kiến mọi người, kể cả bạn là thành viên của lớp thì tôn trọng ý kiến là một hành động văn minh trong văn hóa ứng xử.

1.4. Có năng lực giao tiếp tốt

Khả năng giao tiếp tốt chính là lợi thế của một lớp trưởng. Không biết cách giao tiếp thì làm sao bạn có thể gắn kết được với các thành viên trong lớp. Hơn thế nữa khi các thầy cô và các bạn lựa chọn bạn làm lớp trưởng thì trước hết họ sẽ xem tài ăn nói của bạn có xứng đáng để thuyết phục họ hay không. Có khả năng giao tiếp khéo léo còn giúp bạn rất nhiều trong việc mở rộng phạm vi quen biết của mình, giành được nhiều quyền lợi cho bản thân và lớp học của mình hơn.  

1.5. Thẳng thắn nhưng phải tế nhị

Chẳng ai hiểu được suy nghĩ hay mong muốn của bạn nếu như bạn không thẳng thắn nói ra. Nếu như bạn không hài lòng một vấn đề nào đó, khó chịu thái độ của một nhóm thành viên trong lớp bạn cần thẳng thắn trao đổi với họ. Việc bạn thẳng thắn nhắc nhở cũng như bày tỏ cảm xúc của mình không chỉ tăng cường sự hợp tác của các thành viên trong lớp mà còn giúp bạn xây dựng hình tượng lớp trưởng thẳng thắn trong mắt bạn bè nữa. Song song với việc thẳng thắn luôn đi kèm với sự tế nhị. Chắc chắn không ai muốn bị chỉ trích trước mặt người khác cả, điều này khiến họ tự ái và càng chống đối hơn. Khi gặp phải trường hợp này, bạn nên có những góp ý riêng và cho họ những lựa chọn để họ suy nghĩ. Tốt nhất là sửa đồng ý sửa đổi trong im lặng, không thì phải chấp nhận sự chỉ trích từ mọi người. Giữ thể diện cho người khác cũng là một cách thể hiện sự quan tâm của lớp trưởng đến mọi người.

1.6. Kiên quyết, công bằng nhưng không quá cứng nhắc

Một thủ lĩnh giỏi cần kiên quyết, công bằng khi xử lý mọi việc. Nhưng không phải vì điều đó mà bạn quá phụ thuộc, áp đặt vào khuôn khổ. Nếu như bạn làm việc quá cứng nhắc, xử lý mọi thứ rập khuôn, khô khan càng khiến cho thành viên trong lớp thấy bạn nhàm chán, không thoải mái, dễ tạo ra hiện tượng nổi loạn trong lớp. Thay vì cách quản lý khô khan, khuôn mẫu đó, bạn có thể đặt ra những giới hạn trong quy định để quản lý lớp dễ dàng hơn.

1.7. Làm sao cho vừa lòng cả giáo viên lẫn các bạn

Một trong những áp lực mà bất kỳ lớp trưởng nào cũng gặp phải đó là vừa ý cả giáo viên mà vẫn phải đẹp lòng các bạn. Vậy làm cách nào để làm hài hòa cả hai bên đây?

Cách duy nhất để xử lý vấn đề này đó là lỗi nào bỏ qua được hãy bỏ qua. Những lỗi không gây ảnh hưởng đến nền nếp hay học tập của các bạn như làm thiếu một, hai bài tập; soạn văn còn sơ sài, quên sách giáo khoa… có thể nhắc nhở nếu như còn tái phạm nhiều lần thì mới phải ghi vào sổ. Thực chất, yêu cầu của giáo viên đối với lớp trưởng là phải giữ được điểm số nề nệp lớp học trong trường và hình ảnh lớp với các thầy cô luôn tích cực nhất. Vì thế bạn không nên quá xét nét, soi mói hay bới móc lỗi từ các bạn để trừ điểm. Thay vì việc khắt khe tìm những lỗi nhỏ để bắt lỗi thì hãy chú trọng đến những lỗi phạm vào nội quy nhà trường. Đây không phải là hành động bao che cho các bạn mà là cách để giữ hòa khí trong lớp học. Và hơn nữa khi bạn chẳng may vi phạm một lỗi nhỏ nào đó thì các thành viên trong lớp sẵn sàng giúp đỡ cho bạn. Bạn biết đấy chẳng ai sinh ra đã hoàn hảo được đúng không?

1.8. Nhớ rằng mình vẫn là học sinh

Điều quan trọng cuối cùng bạn cần phải nhớ đó là đừng đánh mất chính mình. Làm một lớp trưởng có thể bạn sẽ phải giữ hình tượng cá nhân luôn đẹp trong mắt người khác. Không cần phải quá ăn diện, hay xinh đẹp như các diễn viên, người mẫu nhưng cũng ăn mặc lịch sự, gọn gàng hơn. Nhưng không phải vì những điều ấy mà bạn tự đánh mất tuổi học sinh của mình. Làm lớp trưởng gương mẫu không phải là bạn bỏ chơi những trò chơi tinh nghịch với hội bạn như caro, búng tai trong các giờ giải lao thầy cô cho thoải mái. Thậm chí bạn còn chính là người khởi xướng những phong trào trong giới trẻ, hưởng ứng nhiệt tình trong các trò chơi tập thể với lớp.

Luôn nhớ rằng, làm lớp trưởng nhưng bạn vẫn là một học sinh. Bạn vẫn có quyền thoải mái đùa nghịch với bạn bè, troll bạn mình bằng những trò chơi của tuổi học trò. Các bạn trong lớp sẽ thích một lớp trưởng vừa tài năng, hài hước, năng động hơn là một lớp trưởng quá nghiêm khắc rồi tự biến mình thành “ông/bà cụ non” lúc nào chẳng hay.

2. Một số điều cần biết khi trở thành lớp trưởng

2.1. Kiêm nhiều nhiệm vụ, áp lực không ai hay

Bạn có biết rằng mọi công việc lớn nhỏ liên quan đến sinh hoạt cũng như học tập của lớp đều là công việc của lớp trưởng. Mỗi khi nghe thầy cô hay lớp trưởng phổ biến một kế hoạch hay nhiệm vụ nào đó chắc hẳn mọi người đều có suy nghĩ “Sao mình lại phải tham gia nhỉ?” hay “Bao giờ mới không phải nghe nữa đây”. Nhưng bạn không biết rằng để phổ biến tới các thành viên trong lớp một cách dễ hiểu, chính xác và thuận lợi cho việc triển khai hiệu quả, lớp trưởng đã phải bỏ không ít công sức, thời gian để tìm hiểu và lập ra kế hoạch.

Không những trong vấn đề học tập, lớp trưởng còn phải chăm lo, quan tâm đến đời sống của từng thành viên trong lớp. Bạn nào học kém, có hoàn cảnh khó khăn, hay ốm đau phải nghỉ học thì lớp trưởng sẽ là người tìm nguyên nhân, phối hợp với thầy cô chủ nhiệm lớp để giúp đỡ các bạn. Những nhiệm vụ tưởng chừng không hề ít này lớp trưởng là người luôn phải giải quyết hàng ngày. Để trở thành một lớp trưởng bạn vừa phải cố gắng học tập, giữ gìn hình ảnh trong mắt mọi người lại vừa phải làm tròn trách nhiệm của mình. Vô hình chung bao quanh chức lớp trưởng này là một áp lực mà các bạn ít người nhìn thấy được. Bạn đã sẵn sàng cho chức vụ lớp trưởng này chưa?

2.2. Cầu nói giữa thầy cô và các thành viên trong lớp

Thầy cô giáo luôn là người gần gũi, tìm hiểu học trò của mình nhưng không thể nào hiểu hết được vì sẽ có những khoảng cách về tuổi tác, tâm lý hay suy nghĩ của mỗi bạn học sinh là khác nhau. Cho nên chính lớp trưởng sẽ là cầu nối, cán cân giữa thầy cô và các bạn trong lớp. Một mặt sẽ là người thuyết phục, đưa ra tiếng nói chung của cả lớp cho thầy cô hiểu, gần gũi hơn với lớp. Mặt khác, lớp trưởng là người nói chuyện, truyền đạt lại yêu cầu và thông tin của thầy cô đến với các bạn theo cách gần gũi nhất không quá cứng nhắc, nghiêm khắc.

2.3. Bị nhiều tiếng xấu sau lưng

Đây là điều không thể tránh khỏi nếu như bạn làm lớp trưởng. Cho dù lớp trưởng có học giỏi với thành tích học tập tốt đến đâu vẫn sẽ có những người không tin tưởng vào thực lực của bạn. Nỗi khổ này mấy ai hiểu được cho lớp trưởng. Những lời nói xấu, xì xào to nhỏ sau lưng như “Chắc gì cậu ấy học được như thế, được cô ưu ái hơn thôi.” là điều luôn xảy ra. Mấy ai biết được rằng những bảng điểm hoàn hảo ấy là cả sự cố gắng, nỗ lực không ngừng. Người lớp trưởng luôn phải cân bằng thời gian học tập cá nhân sao cho thật tốt với thời gian dành cho sinh hoạt của lớp. Thật ấm ức khi làm lớp trưởng nhưng lại không được các bạn tin tưởng vào khả năng và thành tích mình đạt được phải không?

Cho dù bạn là lớp trưởng ưu tú nhưng lại khó làm vừa lòng được tất cả mọi người. Là người có thành tích nổi trội lại có quyền lực trong lớp bạn khó tránh khỏi sự ghen ghét, đố kị. Trở thành một lớp trưởng bạn phải đón nhận những điều đó, bỏ qua mọi điều ác ý để vững vàng hơn.

2.4. Cần có nghị lực thật sự

Đọc đến đây có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng “Hóa ra làm lớp trưởng lại khó khăn như vậy sao? Làm lớp trưởng làm gì cho mệt người ra.” Đây không chỉ là một chức vụ mà là cả một thử thách cho bạn. Đảm bảo trở thành một lớp trưởng giỏi bạn phải thực sự xuất sắc là nghị lực hơn nhiều. Đừng vì những khó khăn nhỏ nhặt mà ngại ngần thể hiện bản thân nhé!

Qua bài viết này bạn sẽ thấy rằng lớp trưởng không phải công việc dễ dàng một chút nào. Trở thành lớp trưởng giỏi hay không còn phụ thuộc vào năng khiếu cũng như bản lĩnh của mỗi người. Hãy tự tin vào chính mình. 

>> Đọc thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022