Leadership trong tiếng Anh có nghĩa là sự lãnh đạo. Trong đó, leader nghĩa người đứng đầu, người chỉ huy. Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Leadership qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
Leadership trong tiếng Anh có nghĩa là sự lãnh đạo. Sự lãnh đạo chính là quá trình một cá nhân ảnh hưởng tới các thành viên khác thông qua lời nói, hành động, từ đó tác động tới tinh thần làm việc, khiến cho mục tiêu chung được hoàn thành một cách xuất sắc.
Leader là danh từ chỉ người, ý nói đến người lãnh đạo, người đứng đầu của một nhóm người, tổ chức. Khi nhắc đến Leader-người lãnh đạo, mọi người sẽ nghĩ ngay đến nhiệm vụ chính của họ chính là “dẫn dắt”. Leader dẫn dắt đội, nhóm cùng phát triển, đi lên, hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, chúng ta lại có những thuật ngữ khác nhau gắn liền với Leader. Ví dụ:
1. Team Leader: người dẫn dắt một nhóm từ hai người trở lên nhằm hoàn thành mục tiêu đã được xác định từ trước.
2. Sub Leader: đội phó, người hỗ trợ Leader trong các nhóm, có chức vụ thấp hơn Leader nhưng cao hơn các thành viên khác trong nhóm.
3. Market Leader: công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân đứng đầu một thị trường nhất định, thường có một số đặc điểm nổi bật như doanh thu đứng thứ nhất, số lượng sản phẩm bán ra cao nhất trên thị trường,...
4. Loss Leader: Một mặt hàng được bán ra với giá rẻ nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, với mục đích quảng cáo, tăng sự nhận diện thương hiệu.
5. Category Leader: công ty dẫn đầu thị trường về sự đa dạng trong sản phẩm, hàng hóa.
6. Cost Leader: Công ty có lợi thế cạnh tranh về giá cả, bán sản phẩm ra thị trường với mức giá thấp hơn so với công ty đối thủ.
7. Price Leader: Công ty đầu tiên đưa ra mức giá cho một loại sản phẩm, sau đó các công ty khác sẽ dựa theo mức giá đó để quyết định giá cả cho sản phẩm của mình.
8. Shift Leader: Trưởng ca, tổ trưởng chịu trách nhiệm dẫn dắt một nhóm người trong ca làm nhất định.
Leader là người lãnh đạo, người dẫn dắt, người truyền cảm hứng, người kết nối nhân viên để tạo ra sức mạnh hoàn thành mục tiêu chứ không phải là người “ra lệnh” hay “điều khiển” bất cứ ai làm việc theo ý của mình. Leader cần phải là người có khả năng khiến người khác phải “nể phục” thay vì “sợ sệt”, khiến các thành viên khác “tự nguyện”nghe theo chứ không phải “ép buộc”.
Năng lực lãnh đạo và sự khác biệt của những nhà lãnh đạo tài ba chính là “lấy” được lòng nhân viên, khiến họ nguyện ý cống hiến hết sức mình để đạt được mục tiêu cao hơn. Nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng, khiến nhân viên cảm thấy tin tưởng và phát huy hết khả năng của mình.
Một số kỹ năng cơ bản mà một Leader cần có như:
Kỹ năng lập kế hoạch: người lãnh đạo cần phải vạch rõ con đường phía trước cần phải đi, nắm rõ những việc cần làm để đạt đến vạch đích. Có như vậy, người lãnh đạo mới xác định được hướng đi đồng thời có được lòng tin của nhân viên cấp dưới.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Một đội nhóm sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu tinh thần làm việc uể oải, chán chường, không biết rõ bản thân cần làm gì. Người lãnh đạo giỏi sẽ biết cách truyền cảm hứng cho nhân viên khiến họ có cùng chung mục tiêu và cùng nỗ lực từng ngày để thực hiện mục tiêu đó.
Kỹ năng phân chia công việc: Phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm hợp lý là một điều hết sức quan trọng. Mỗi cá nhân cần phải được nhận đúng công việc phù hợp với thế mạnh, kỹ năng của mình thì mới có thể làm tốt và làm nhanh được. Người lãnh đạo là người nắm được thế mạnh tiềm ẩn của từng thành viên để biết cách phân chia công việc cụ thể.
Bên cạnh việc thành thạo những kỹ năng kể trên, bản thân người lãnh đạo cũng cần có những phẩm chất nhất định để có được sự tôn trọng của các thành viên khác.
Thứ nhất, người Leader cần là người liêm chính, chính trực, công bằng. Khi đó, họ sẽ biết ghi nhận thành tích của từng thành viên dựa trên công sức họ bỏ ra và kết quả họ đạt được, sẽ không có bất kỳ sự thiên vị nào xảy ra. Chỉ khi vậy, những người năng lực mới cảm thấy “được ghi nhận” còn những người yếu hơn sẽ tự biết cố gắng nhiều hơn.
Thứ hai, người Leader cần thể hiện sự tự tin. Sự tự tin có thể toát lên từ phong thái làm việc, từ ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói, từ ánh mắt. Để làm được điều này, bản thân người Leader cần phải tin vào chính mình trước khi muốn người khác tin tưởng và làm theo ý bạn.
Thứ ba, người lãnh đạo cần phải là người có tư duy sáng tạo, đổi mới, linh hoạt. Leader sẽ cố gắng tìm ra những hướng đi mới cho tập thể. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng lắng nghe những góp ý, chia sẻ từ những thành viên khác để tìm ra phương án tối ưu.
Cuối cùng, dù làm việc dựa trên lý trí nhưng Leader cần phải là người có sự đồng cảm, thấu hiểu với các thành viên khác. Sự đồng cảm, thấu hiểu những khó khăn của nhân viên chính là cách đề người Leader kết nối chặt chẽ với nhân viên. Chỉ có sự kết nối chặt chẽ mới có thể giúp công việc được thực hiện một cách suôn sẻ, trôi chảy.
Leadership (sự lãnh đạo) và Management (sự quản lý) đều là những thuật ngữ rất quen thuộc, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều người vẫn thường lầm tưởng hai thuật ngữ này là một và không có sự khác biệt giữa chúng. Tuy nhiên, đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và bạn cần phải phân biệt rõ chúng khác nhau như thế nào.
Đầu tiên, Leadership là người lãnh đạo, nhiệm vụ chính của họ là dẫn dắt đội nhóm, truyền cảm hứng cho các thành viên để họ đạt mục tiêu một cách xuất sắc nhất.
Management là người quản lý một nhóm, nhiệm vụ của họ là lên kế hoạch, giám sát, đo lường, nhắc nhở, đôn đốc nhân viên cấp dưới hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
Thứ hai, nếu như Leader luôn cố gắng mang lại sự mới mẻ, sáng tạo, cách tân để đạt được kết quả tốt nhất thì Manager thực hiện công việc chính là giám sát, trông nom sao cho nhân viên hoàn thành đúng theo quy trình tiêu chuẩn đã được đề ra. Hay nói cách khác, Leader luôn tìm cách để thay đổi, còn Manager thì sẵn sàng thừa nhận hiện trạng. Leader làm mọi thứ trở nên đúng đắn trong khi Manager làm đúng theo mọi thứ. Leader là người hướng đến sự phát triển còn Manager hướng đến sự duy trì.
Thứ ba, Leader là người truyển cảm hứng bằng sự tin tưởng còn Manager dựa vào quyền lợi để điều hành, quản lý nhân viên. Leader luôn tìm hiểu vấn đề, đặt ra câu hỏi “tại sao” để công việc được hoàn thành một cách triệt để, còn Manager chỉ quan tâm công việc được thực hiện như thế nào và khi nào thì hoàn thành.
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Leadership là gì?”. Người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Không phải ai sinh ra cũng được “an bài” sẵn là nhà lãnh đạo. Các kỹ năng lãnh đạo có thể được trau dồi và cải thiện qua quá trình học hỏi, tự rèn luyện.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết từ Vieclam123.vn để cập nhật thêm những kiến thức mới nhé!
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023