Blog

Làm gì khi con bị điểm kém? Học cách xử lý của bố mẹ thông minh

22/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Vẫn biết con cái là niềm tự hào của bố mẹ thế nhưng không phải vì thế mà các bậc phụ huynh lại đặt kỳ vọng quá nhiều vào con em mình. Mỗi đứa trẻ sẽ có tư duy khác nhau bởi môi trường sống, môi trường học tập là khác nhau. Phải làm gì khi con bị điểm kém? Câu trả lời sẽ được làm rõ ở bài viết bên dưới, cùng tôi tham khảo ngay nhé.

1. Làm rõ nguyên nhân vì sao con lại bị điểm kém

Để đưa ra được cách xử lý khi con bị điểm kém thì trước hết bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại bị điểm kém, khi viết rõ nguyên nhân thì cách khắc phục mới thực sự hiệu quả.

Đừng hỏi con thường xuyên câu hỏi “Con đã học bài chưa?” ởi vì ngay cả khi con bạn đã học bài, thậm chí học rất lâu thì vẫn có nguy cơ nhận điểm kém như thường. Trẻ được điểm cao hay điểm thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ riêng là sự học tập chăm chỉ. Những nguyên nhân đó là gì chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ ở nội dung bên dưới.

1.1. Trẻ mắc chứng lo âu trước thi cử dẫn đến bị điểm kém

Không phải 1 hay vài đứa trẻ mà hầu hết mọi đứa trẻ đều mắc phải chứng lo âu trước mỗi đợt thi cử.

Tâm lý này cũng là hiện tượng bình thường, nó xảy ra vào thời điểm trước ngày thi cử hay làm bài kiểm tra vì tâm lý thành tích luôn tồn tại trong đầu chúng.

Trẻ mắc chứng lo âu trước thi cử dẫn đến bị điểm kém

Ngay cả những đứa trẻ tự tin về khả năng ôn tập của mình cũng mắc phải chứng này, biểu hiện sẽ khá rõ rệt nhưng thường chỉ mình các em học sinh biết. Khi mắc phải chứng lo âu trước thi cử, các bạn học sinh sẽ có cảm giác bồn chồn, hồi hộp và lo lắng. Ngoài ra còn có một số biểu hiện nghiêm trọng khác như buồn nôn, đau đầu hay nhịp tim tăng nhanh dễ bị ngất xỉu.

Nói chung đây là chứng bệnh rất khó điều hoà và khi con bạn mắc phải thì việc bị điểm kém cũng là điều dễ hiểu.

1.2. Phương pháp học tập của con chưa đúng đắn

Có rất nhiều bạn học sinh mắc phải vấn đề này trong học tập. Các bạn học hành rất chăm chỉ nhưng không hiểu sao không thu nạp được kiến thức trong đầu. 

Phương pháp học tập chưa đúng đắn chính là một cách giải thích cho việc con bị điểm kém.

Khi bố mẹ nhận được bài kiểm tra của con với điểm số thấp thì hãy cố gắng bình tĩnh và hạ cơn giận của mình xuống để cùng ngồi xuống trò chuyện với con. Bên cạnh đó bạn nên tìm hiểu những phương pháp học tập của con là gì? Cách học của con đã hiệu quả hay chưa để tìm cách khắc phục cho con.

1.3. Con đã nỗ lực hết sức nhưng may mắn chưa mỉm cười

Trước khi đưa ra lời trách móc, mắng mỏ nặng nề hay những hình phạt dành cho con thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao con bị điểm kém. 

Đôi khi con đã rất cố gắng ngồi bàn học hàng giờ nhưng kết quả vẫn không được như ý. Nếu chỉ nhìn vào điểm số mà đánh giá năng lực thì đó chính là cách dạy lỗi thời cần phải sửa đổi ngay bố mẹ nhé.

Có 1 sự tiêu cực đang tồn tại ở nước ta đó chính là phụ huynh Việt Nam thường mắc bệnh thành tích. Nghĩa là chỉ cần nhìn vào số điểm mà con nhận được thì đã quy chụp ngay cho con năng lực tương ứng. 

Nhiều bố mẹ luôn tự hào về con khi con thường xuyên được điểm cao nhưng đâu ngờ điểm đó là do công sức của bạn ngồi cùng bàn, thế mới nói những gì mà bạn nhìn thấy trước mắt đôi khi chưa chắc phải là sự thật, cho nên bố mẹ đừng vội tin những số điểm đó nhé. 

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng khi con bị điểm kém mình phải đánh hay dùng những hình phạt với con ngay lập tức để con nhớ mà lần sau rút kinh nghiệm. Tuy nhiên rất ít có phụ huynh có thể bình tĩnh mà lắng nghe những lời tâm sự của con rằng tại sao con bị điểm kém như vậy.

Con đã nỗ lực hết sức nhưng may mắn chưa mỉm cười

Chúng ta là những phụ huynh yêu thương con cái nhưng không nên vì điểm số mà lại hành xử với con như vậy trong cơn tức giận được. Chúng ta hãy cùng ngồi xuống với con và tâm sự cùng con tại sao con bị điểm kém để tìm hiểu nguyên nhân vấn đề này đang nằm ở đâu? Để tìm ra cách khắc phục.

Nếu như con lười học bài nên không có kiến thức làm bài và con bị điểm kém thì bạn có thể phạt với những hình thức phù hợp chứ không nên dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Còn nếu như con đã nỗ lực học tập nhưng kết quả học vẫn chưa được cao, thì bạn hãy nhìn nhận sự nỗ lực học tập của con để đánh giá con là một người có kiến thức có sự chăm chỉ nhưng chưa đạt điểm cao mà thôi.

Năng lực học tập và sự tư duy ở mỗi đứa trẻ là khác nhau. Hơn thế nữa khi đi thi còn có tính chất may rủi nữa nên học tập chăm chỉ chưa quyết định được tất cả về vấn đề điểm số nên chúng ta không nên phê phán và trách móc con nặng nề. Đừng so sánh con mình với con người khác vì như vậy kết quả điểm số cũng đâu có thay đổi được gì. Ngược lại bạn đang làm tổn thương con mình rất nhiều.

1.4. Một vài nguyên nhân khác khiến con bị điểm kém

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên thì còn tồn tại một số nguyên nhân khác khiến con bị điểm kém. Bố mẹ hãy tìm hiểu ngay để có cách xử lý khi con bị điểm kém phù hợp nhất nhé.

Thứ nhất, con bị điểm kém là di bị mất hứng thú trong học tập. Sở dĩ không có hứng thú trong học tập 1 phần cũng là do trẻ không yêu thích môn học đó. Con không có niềm đam mê khi nghe thầy cô giảng bài, mặc dù có nghe cũng không tiếp thu được nhiều.

Thứ hai, con bị điểm kém là do chưa biết cách quản lý quỹ thời gian của mình. Phân chia thời gian học giữa các môn chưa hợp lý, thậm chí cũng có thể là do con do dự trong việc học tập của mình nên cũng dẫn đến việc bị điểm kém.

Thứ ba, điểm kém đến cũng có thể là do con chủ quan và tự tin thái quá. Con luôn nghĩ rằng mình có một bộ nhớ siêu phàm có thể ghi nhớ mọi thứ mà không cần phải ôn tập. Tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ trước khi bước vào phòng thi, còn sau đó thì mọi chuyện hoàn toàn được thay đổi.

Thứ tư, con bị ảnh hưởng bởi những đồ vật xung quanh như điện thoại, máy tính, tivi hay bạn bè xung quanh,... Những tác động này khiến trẻ không thể tập trung cho việc học và nhận điểm kém cũng là điều dễ hiểu.

Thứ năm, tài liệu không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân khiến con bị điểm kém, vậy nên cha mẹ cần chú ý điều này để con cải thiện được chất lượng học tập.

2. Ảnh hưởng của việc cha mẹ cáu gắt khi thấy con bị điểm kém

Có thể bạn chưa biết, những ảnh hưởng của việc cha mẹ thường xuyên cáu gắt khi con bị điểm kém cũng khiến cách xử lý khi con bị điểm kém giảm hiệu quả đáng kể. Kinh nghiệm của các bậc phụ huynh đi trước chính là điều tra làm rõ những hậu quả của việc cha mẹ cáu giận khi con mình bị điểm kém rồi mới đưa ra phương án xử lý cho phù hợp.

2.1. Cha mẹ cáu gắt khiến con bị ảnh hưởng tâm lý và cơ thể

Cha mẹ cáu gắt khiến con bị ảnh hưởng tâm lý và cơ thể

Khi chỉ cần thấy con bị điểm kém một chút thôi bố mẹ chúng ta rất dễ nổi nóng và dễ đánh chửi con, điều này thật không tốt chút nào. 

Khi bạn không cần nghe con giải thích tại sao con bị điểm kém mà đã đánh và mắng chửi con tức là bạn đã khiến con bị tổn thương cả tâm lý lẫn cơ thể rồi. Đặc biệt phụ huynh còn rất hay đem con ra so sánh với những người bạn học cùng lớp hay cùng lứa tuổi con. Hiện tượng này chính là “con nhà người ta’’ mà mọi người vẫn hay nhắc tới. 

Con sẽ cảm thấy chạnh lòng khi bạn làm như vậy. Và khi bạn đánh con con sẽ cảm thấy sợ hãi và cảm thấy áp lực với việc học tập. Có rất nhiều bạn học sinh còn bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều với việc cha mẹ áp đặt điểm số và thành tích học tập.

2.2. Con cảm thấy chán ghét với việc học khi cha mẹ nổi cáu vì điểm kém

Hầu hết tất cả đứa trẻ khi bị cha mẹ mắng mỏ hay đánh đòn đều sẽ có tâm lý sợ hãi. Khi học tập bé không những không yêu thích môn học mà còn thấy sợ và thấy ghét khi phải học. 

Vì vậy cha mẹ không nên áp đặt con quá nhiều về vấn đề học tập và điểm số. Tại sao chúng ta không suy nghĩ được rằng khi đánh con cũng không thể thay đổi được kết quả học tập của con mà còn khiến con ghét học tập hơn.

2.3. Cha mẹ cáu giận sẽ khiến con có những suy nghĩ tiêu cực

Cha mẹ cáu giận sẽ khiến con có những suy nghĩ tiêu cực

Khi cha mẹ đánh con sẽ khiến con có suy nghĩ tiêu cực như tự tử hay bỏ nhà ra đi. Vì bố mẹ khi đánh sẽ kèm theo những câu mắng mỏ nặng nề hay thậm chí là xúc phạm con. Khiến cho con có suy nghĩ tiêu cực mà làm những điều dại dột. 

Bố mẹ hãy thật chú ý đến vấn đề khi con bị điểm kém mà nổi nóng đánh con nhé! Bố mẹ nên làm những người bố mẹ thông thái và khôn ngoan chứ đừng nên là những bố mẹ cực đoan và quá nghiêm khắc với con!

3. Cha mẹ nên làm gì khi con bị điểm kém?

3.1. Cha mẹ hãy suy nghĩ tích cực khi con bị điểm kém

3.1.1. Bố mẹ hãy nghĩ rằng con bị điểm kém không có nghĩa là kém cỏi

Khi con bị điểm kém những môn học trong chương trình như môn học xã hội hay môn học tự nhiên thì không có nghĩa là con kém cỏi. Con bạn có thể có khả năng học tốt những lĩnh vực khác ví dụ như nghệ thuật. Chúng ta có thể thấy rất nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới họ có quá trình học tập trên trường chưa chắc tốt thậm chí trong số đó còn có nhiều người phải bỏ học giữa chừng để theo đuổi đam mê của mình.

Con không được điểm cao trong học tập thì con sẽ có khả năng phát triển bản thân ở những lĩnh vực khác. Nên bố mẹ đừng quá đặt nặng vấn đề học tập làm gì. Đừng chê bai con là “đồ bã đậu’’ hay “ngu dốt’’ vì cách nói như vậy thật nặng nề và con sẽ cảm thấy bị tổn thương. Chỉ cần con có nỗ lực, sự chăm chỉ và quyết tâm trong mọi việc thì chắc chắn làm gì trong tương lai con cũng thành công.

Cha mẹ hãy suy nghĩ tích cực khi con bị điểm kém

3.1.2. Chia sẻ và thông cảm cho con khi con bị điểm kém

Khi con bị điểm kém lúc đó con có tâm trạng rất buồn nên cha mẹ hãy cố gắng động viên an ủi con chứ đừng đánh mắng con nhé. Hãy suy nghĩ tích cực rằng có thể con của mình chưa gặp may mắn trong học tập. Hay do con mất bình tĩnh khi làm bài mà con mới bị điểm kém. Hãy là những người cha người mẹ biết chia sẻ và quan tâm với con. Có như vậy con mới cảm nhận được sự cảm thông và bao dung từ bố mẹ để từ đấy nỗ lực và cố gắng hơn trong học tập.

3.2. Nên cho con có thời gian vui chơi và giải trí

Khi con bị điểm kém có rất nhiều khả năng là do con bị quá áp lực với việc học. Con phải chịu đối mặt với việc học tập quá nhiều, không có thời gian để vui chơi khiến đầu óc của con lúc nào cũng phải làm việc không ngơi nghỉ. Bạn hãy cho con đi du lịch hoặc đi chơi dã ngoại để con có nhiều thời gian vui chơi hơn. Có như vậy tâm trạng của con mới tốt lên và có động lực để học tập tiếp được. Không phải lúc nào con ở trong nhà và cố gắng học tập chăm chỉ cũng có thể đem lại được kết quả học tập tốt. Nên bạn hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho con để con được vui chơi giải trí và thư giãn nhé!

3.3. Dạy cho con những phương pháp học tập hiệu quả

Phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp cho con có được thành tích tốt trong học tập. Nếu như con bị điểm kém có rất nhiều khả năng xuất phát từ phương pháp học tập chưa đúng đắn. Vậy nên phụ huynh có nhiệm vụ phải hướng dẫn con học tập với phương pháp tốt.

Phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp học tập sau:

- Phương pháp học tập theo sơ đồ tư duy: Phương pháp này đang là phương pháp học hiệu quả bậc nhất cho các bạn học sinh. Phương pháp này giúp các bạn tổng hợp và ghi nhớ được kiến thức. Các bạn học sinh khi học theo phương pháp này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Các phụ huynh nên tìm hiểu về phương pháp học theo sơ đồ tư duy để hướng dẫn cho con biết cách tổng hợp và ghi nhớ kiến thức.

- Phương pháp học chọn lọc thông tin: Khi học sinh bị tiếp cận quá nhiều kiến thức sẽ dẫn đến tình trạng bị loãng kiến thức. Vì vậy mà phụ huynh cần phải giúp con xác định những kiến thức chủ yếu và quan trọng nhất để cho con học tập hiệu quả. Tránh tình trạng bị nhồi nhét kiến thức cho con. Vì nếu như con học quá nhiều con không thể nào ghi nhớ cũng như hiểu được hết kiến thức.

- Phương pháp học sâu và thường xuyên ôn luyện: Khi con học một bài học nào đó thì bạn hãy cố gắng cho con tìm hiểu vấn đề đó thật sâu một chút. Vì có như vậy con mới có thể tìm hiểu được vấn đề đó có nhiều thông tin hơn. Việc ôn luyện lại những kiến thức đã học giúp con nhớ được kiến thức một cách nhuần nhuyễn.

Dạy cho con những phương pháp học tập hiệu quả

3.4. Cho con học gia sư nêu thường xuyên bị điểm kém

Nếu như con đang gặp tình trạng học kém hoặc cha mẹ quá bận không có nhiều thời gian dành cho con vậy thì phương pháp học gia sư chính là lựa chọn hàng đầu mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Thầy cô gia sư sẽ giúp con có được những kiến thức bổ ích, đồng thời cũng sẽ giải đáp những thắc mắc hay câu hỏi của học sinh ngay lập tức. Thầy cô cũng sẽ là người giúp con vượt qua được chướng ngại mất gốc để củng cố kiến thức và đạt điểm cao. 

Bạn có thể thông qua website Vieclam123.vn của chúng tôi để tìm kiếm gia sư cho con. Đây là website mà bạn có thể đăng tin miễn phí để tìm gia sư cho con mình. Không những miễn phí, bố mẹ còn có thể đăng tin không giới hạn, đăng cho tới khi nào tìm được gia sư ưng ý thì thôi.

3.5. Thấy con bị điểm kém cha mẹ đừng đổ lỗi cho con

Thực tế thì con cũng đã bị điểm kém rồi cho nên bố mẹ có đổ lỗi cũng chẳng thay đổi được gì. Điều quan trọng lúc này chính là việc giúp con cải thiện được những điểm yếu mình đang mắc phải, đó mới chính là cách xử lý khi con bị điểm kém hữu hiệu nhất.

Bố mẹ hãy nhẹ nhàng phân tích, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của việc con nhận điểm kém là gì, sau đó gợi ý những phương án hiệu quả thay vì cứ trách móc và đổ lỗi cho con.

Nếu như cha mẹ không thể tạo động lực cho con thì cũng đừng làm chúng bị áp lực căng thẳng. Khoa học đã chứng minh rằng khi trẻ bị căng thẳng thì sẽ có ảnh hưởng tới trí nhớ, càng căng thẳng nhiều thì kiến thức cũng khó mà ở yên trong đầu được.

Thấy con bị điểm kém cha mẹ đừng đổ lỗi cho con

3.6. Hãy dừng việc so sánh con với những đứa trẻ khác

Bạn biết đấy mỗi một người sinh ra và lớn lên là một cá thể riêng biệt, họ sở hữu những đặc điểm riêng để phân biệt với người khác. Nếu bạn cứ thực hiện việc so sánh con mình với những người khác thì chắc chắn bạn sẽ nhận về hậu quả khôn lường.

Không một đứa trẻ nào muốn bản thân kém cỏi hơn người khác, mặc dù sự thật đúng là như vậy thì cha mẹ cũng không nên đưa ra những lời so sánh sắc bén làm tổn thương tới tâm hồn của trẻ.

Khi bố mẹ so sánh con với người khác, không những không có tác dụng mà điều đó còn vô tình làm tâm hồn của trẻ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

Vậy nên dù thế nào thì bố mẹ cũng hãy nhớ điều này, đừng bao giờ so sánh con mình với những người kể cả là anh,chị, em ruột trong nhà hay là những đứa trẻ cùng trang lứa khác nhé.

Vậy là bạn đã biết phải làm gì khi con bị điểm kém rồi đúng không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp tất cả các phụ huynh cải thiện được kết quả học tập của con mình. Mong rằng mỗi đứa trẻ sẽ được đào tạo trong môi trường tốt nhất để luôn tìm thấy niềm cảm hứng cho việc học tập, từ đó trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Tổng hợp những điều giáo viên không được làm

Trong quy định của bộ luật Giáo dục thì giáo viên không được làm những gì? Tìm hiểu những thông tin này phụ huynh sẽ phần nào yên tâm khi gửi con trẻ đến trường. Cùng tôi theo dõi bài viết về những điều giáo viên không được làm dưới đây ngay nhé.

Những điều giáo viên không được làm

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022