Blog

Kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì để thăng tiến và thành công?

02/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhu cầu xây dựng nhà cửa, các công trình ở Việt Nam đang trên đà phát triển theo nền kinh tế, và để hoàn thành các công việc này, kỹ sư xây dựng là vị trí không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên vừa ra trường còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và cảm thấy mất phương hướng, không biết nên làm gì trước tiên. Vậy kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn sau khi ra trường, để có thể dễ dàng tìm được công việc như ý, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Lợi thế và khó khăn của kỹ sư xây dựng vừa mới ra trường

Sau khi bước ra khỏi giảng đường Đại học, bạn có đang cảm thấy mất phương hướng hay không? Đừng lo lắng! Chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn và tâm huyết với nghề, bạn sẽ biết được mình nên làm những điều gì sau khi ra trường. Để hiểu rõ hơn về công việc của mình, bạn cần biết được những lợi thế và khó khăn khi kỹ sư xây dựng vừa mới ra trường nhé!

Kỹ sư xây dựng vừa mới ra trường không tránh khỏi khó khăn

1.1. Kỹ sư xây dựng mới ra trường có lợi thế gì?

Đầu tiên, phải nói về lợi thế về sức khỏe. Các kỹ sư xây dựng mới ra trường đều là những người trẻ tuổi, có sức khỏe, không ngại lăn xả trong nhiều môi trường khắc nghiệt và khát khao tìm việc làm.

Hơn nữa, các bạn sinh viên ra trường nói chung hay kỹ sư xây dựng nói riêng đều sẵn sàng làm việc ở những vị trí nhỏ và thích ứng với môi trường làm việc nhanh chóng. Các bạn luôn năng động, sáng tạo và luôn đưa ra những suy nghĩ táo bạo để thể hiện bản thân, cũng như dễ dàng thay đổi bản thân để thích nghi với yêu cầu công việc.

1.2. Một số khó khăn của kỹ sư xây dựng mới ra trường

Trước khi biết được kỹ sư xây dựng mới ra trường làm gì, bạn nên tìm hiểu những khó khăn mà bản thân có thể gặp phải khi mới ra trường và lý do vì sao bản thân khó tìm việc như ý muốn.

1.2.1. Tay nghề còn trẻ

Tuy nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng tại các công ty, doanh nghiệp luôn lớn và nhu cầu nguồn lực của nước ta là không hề nhỏ, tuy nhiên các bạn trẻ mới ra trường khó có thể tìm được công việc như ý muốn của bản thân mình.

Tay nghề còn khá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm

Tất nhiên, đã gọi là “kỹ sư” thì công việc này cần tính chuyên môn cao và các nhà tuyển dụng thường khá e dè khi tuyển chọn những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Xét về kinh nghiệm là chưa đủ vì khi ngồi trên ghế nhà trường, các bạn chưa được thực hành, bươn chải quá nhiều mà chỉ chủ yếu học về lý thuyết.

1.2.2. Ít có sự ổn định

Trong giai đoạn vừa mới ra trường, các bạn thường ở độ tuổi từ 22 tới 25 tuổi và chưa có tư tưởng ổn định khi làm việc và chưa có định hướng rõ ràng trong bản thân mình. Khi gặp khó khăn, các bạn dễ nản lòng, chùn bước khiến việc thay đổi việc làm hay nhảy việc là không thể tránh khỏi.

Do đó, các doanh nghiệp không muốn mất quá nhiều công sức, thời gian đào tạo những người mới và không có ý định làm việc lâu dài với công ty, khiến họ cảm thấy cân nhắc giữa việc lựa chọn những ứng viên mới ra trường.

Doanh nghiệp cân nhắc về việc chọn sinh viên mới ra trường

Như vậy, ngành nghề nào cũng có thể gặp phải khó khăn khi ra trường và kỹ sư xây dựng cũng vậy. Để có thể định hướng nghề nghiệp và tìm được việc làm như ý, các kỹ sư nên tìm hiểu phần kế tiếp nhé!

2. Trả lời câu hỏi kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì?

Tuy có thể gặp phải những khó khăn khi tìm kiếm việc làm, tuy nhiên chỉ cần bạn có ý chí, quyết tâm theo đuổi đam mê của mình và chuẩn bị cho một quá trình xin việc hoàn hảo, bạn nhất định sẽ thành công.

2.1. Định hướng nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư xây dựng cần phải định hướng rõ ràng nghề nghiệp mà mình có ý định làm việc. Tốt nhất, bạn nên dựa vào năng lực chuyên môn của bản thân để có thể tìm được công việc phù hợp nhất.

Một số vị trí bạn có thể xem xét với ngành nghề kỹ sư xây dựng như: Kỹ sư công trình (xây dựng các công trình như bệnh viện, trường học, khách sạn…); kỹ sư dân dụng (xây dựng nhà ở); kỹ sư công trình ngầm đô thị; kỹ sư cầu đường (xây dựng cầu cống, đường sá…).

Định hướng nghề nghiệp cho bản thân

2.2. Kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì? Xác định nơi làm việc

Bạn có biết rằng, không phải địa phương nào cũng tuyển dụng vị trí kỹ sư xây dựng quá nhiều hay không? Thông thường, những tỉnh thành đang phát triển như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Long An, Phú Quốc, Đà Lạt… thường có nhu cầu tập trung tuyển dụng vị trí này vô cùng cao, đặc biệt là những nơi có ngành công nghiệp hay các khu du lịch phát triển. Vì vậy, nếu ở địa phương của bạn không có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng thì bạn cần phải chấp nhận đi xa địa phương nơi mình sinh sống để tìm việc.

2.3. Ứng tuyển vào công ty phù hợp

Khi ứng viên đã lựa chọn được nơi bạn muốn làm việc, bước tiếp theo bạn cần phải tìm kiếm một doanh nghiệp để bản thân có thể làm việc. Với sự phát triển của internet, bạn có thể tìm kiếm việc làm tại mạng xã hội, các website tuyển dụng như vieclam123.vn, sau đó gõ từ khóa “kỹ sư xây dựng + vị trí bạn muốn làm việc”.

Kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì

Bạn nên đọc kỹ mô tả công việc do nhà tuyển dụng đưa ra, khi thấy bản thân phù hợp với công việc, bạn có thể ứng tuyển ngay. Còn nếu thấy yêu cầu quá cao, bạn có thể tìm công ty khác và đừng vội nản lòng vì chắc chắn kiên trì sẽ thành công. Hoặc để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm, bạn nên lựa chọn những vị trí hỗ trợ công việc hay công việc chuyên môn liên quan tới kỹ sư xây dựng.

Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị một bản CV xin việc thật hoàn chỉnh, nhấn mạnh kỹ năng và trình độ của mình, thể hiện bản thân sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Sau đó, bạn hãy gửi CV online của mình tới email của nhà tuyển dụng mà bạn lựa chọn.

2.4. Tham gia phỏng vấn

Khi đã nộp CV và ứng tuyển thành công, nhà tuyển dụng sẽ trao cho bạn một cơ hội phỏng vấn. Đây chính là lúc mà cánh cửa việc làm đang chờ đón bạn, do đó bạn cần chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo bản thân thật tự tin trong buổi phỏng vấn, đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, chứng minh bản thân luôn cầu tiến, có tinh thần học hỏi và đam mê với nghề để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Trong công cuộc xây dựng các cơ sở hạ tầng giúp nước ta ngày càng đi lên và thêm đổi mới, ngành xây dựng là một trong những ngành chủ chốt trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, bạn cần chứng minh được bản thân sẽ làm được những gì, làm thế nào để hoàn thiện tốt công việc và định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Tham gia phỏng vấn với tâm thế tự tin

2.5. Yêu và tâm huyết với nghề

Kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì để thành công? Tất nhiên không thể thiếu việc yêu nghề và luôn theo đuổi đam mê, chứng minh được sự nhiệt huyết của bản thân thì bạn mới có thể trụ vững trên con đường của bản thân. Và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn, để “nếm mật ngọt” thì cần phải vượt qua chông gai, khó khăn, thử thách với nghề.

Hãy luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng và luôn tự tin vào bản thân mình để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và khiến họ “quên đi” bạn là người không có nhiều kinh nghiệm. Trong trường hợp bạn phỏng vấn không thành công thì đừng vội nản lòng, hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi lần phỏng vấn, có như vậy bạn mới có thể gặt hái thành công.

Những bạn mới ra trường luôn có khả năng thích ứng môi trường tốt và tinh thần nhiệt huyết, đồng thời các bạn có sự nhạy bén, năng động, sáng tạo, đây chính là ưu thế giúp bạn thành công. Vì vậy, hãy luôn giữ cho bản thân thật tích cực và yêu nghề nhé!

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì để thành công. Sinh viên mới ra trường không thể tránh khỏi những khó khăn, thử thách, tuy nhiên bạn hãy nắm bắt cơ hội, tự tin thể hiện bản thân mình và năng động, nhiệt huyết với nghề, sẽ chẳng ai có thể “quật ngã” được bạn. Hãy thử sức với các công việc phù hợp, dù ở vị trí không cao, đây sẽ là bước đệm để bạn học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới, trở thành một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp sau này! Chúc bạn thành công!

Kỹ sư kết cấu là gì?

Trong ngành xây dựng, vị trí kỹ sư kết cấu đóng vai trò vô cùng quan trọng, là người đảm bảo cho kết cấu của các công trình xây dựng đạt chuẩn. Truy cập bài viết dưới đây để biết được kỹ sư kết cấu là gì và những thông tin về vị trí này nhé!

Kỹ sư kết cấu là gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023