Ở Việt Nam, kỹ sư là một trong những vị trí được nhiều người mơ ước và là ngành nghề đem lại nền kinh tế cho nước nhà, cho bản thân. Hiện nay, có rất nhiều vị trí kỹ sư khác nhau, tùy theo từng lĩnh vực và chuyên ngành mà sẽ có tên gọi cụ thể. Vậy kỹ sư là gì? Trở thành kỹ sư có khó không? Cùng tìm hiểu các thông tin về kỹ sư qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Kỹ sư là gì? Kỹ là kỹ thuật, còn sư có nghĩa là thầy, do đó kỹ sư là những người có kỹ thuật chuyên môn cao hoặc kỹ sư có nghĩa là bậc thầy kỹ thuật. Đây là khái niệm chung chỉ những người làm các công việc trong ngành kỹ thuật, họ sẽ áp dụng, thực thi trong việc nghiên cứu, áp dụng các nghiệp vụ kỹ thuật, áp dụng công nghệ, phát minh máy móc để cuộc sống, khoa học đều có thể hoạt động bình thường.
Vì vậy, nói không ngoa khi kỹ sư chính là ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp nền kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống chung trong xã hội sẽ ngày càng có cơ hội phát triển, cải thiện và nâng cao hơn. Bạn cần phải được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp thì mới có thể trở thành kỹ sư và đảm nhận những vị trí cao nếu như bạn học lên cao như Tiến sĩ, Thạc sĩ hay giáo sư.
Sau khi đã biết được kỹ sư là gì, chúng ta cùng tìm hiểu để trở thành kỹ sư thì cần học bao lâu và học trường nào nhé!
Thông thường, bạn cần bỏ ra khoảng thời gian từ 4 tới 5 năm để đào tạo tại các trường chuyên môn thì mới có thể trở thành kỹ sư. Tùy vào chuyên ngành mà bạn theo học, các bạn sẽ được học các nội dung liên quan tới chuyên ngành của mình như cơ điện tử, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật ô tô, cơ khí điện tử, xây dựng,...
Nếu bạn học các hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao thì bạn sẽ học thêm nhiều bộ môn khác như tin học, ngoại ngữ, mỹ thuật công nghiệp… Thông thường, để chuyên ngành kỹ sư tại các trường đại học thường yêu cầu sinh viên có từ 22 điểm trở lên và theo các tổ hợp xét tổ như A01, A00, D00, D07…
Bạn có thể theo học một số ngôi trường đào tạo kỹ sư nổi tiếng như Đại học Xây dựng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp và Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội…
Sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học, Cao đẳng, kỹ sư có thể làm việc tại viện hóa sinh, viên chế tạo máy, sở nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất… Với những sinh viên có ngoại ngữ tốt và tài năng, cơ hội làm việc tại nước ngoài luôn rộng mở.
Hiện nay, ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ở nước ta vô cùng lớn, các nhà tuyển dụng luôn đưa ra yêu cầu tìm kiếm nhân lực chất lượng. Do đó, trong tất cả các ngành, sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ sư có tỷ lệ khá thấp.
Tuy nhiên, nước ta đang trong giai đoạn đô thị hóa, phát triển và có các bước tiến nổi bật trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là những công ty, doanh nghiệp trong ngành xây dựng, sản xuất càng khan hiếm nguồn nhân lực. Vậy nên bạn sẽ chẳng lo lắng sau khi ra trường bạn sẽ không tìm được việc làm.
Các nhóm ngành kỹ sư như kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật chế tạo, kỹ sư xây dựng công nghiệp, kỹ sư xây dựng thông tin và kỹ sư dân dụng luôn có nhu cầu tuyển dụng cao.
Kỹ sư QS (Quantity Surveyor) là nhóm ngành kỹ sư chịu trách nhiệm về khối lượng trong giai đoạn thanh toán, nhà thầu, thuộc nhóm ngành kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng. Kỹ sư QS có mức lương trung bình từ 7 triệu đồng đến 17,9 triệu đồng và có mức lương cao ngất tầm 15 triệu đến 30 triệu đồng.
Một trong những ngành hấp dẫn ứng viên nhất phải kể tới nghề cơ khí, bởi đây là ngành có tính ứng dụng cao và là kỹ sư lâu đời nhất. Theo học ngành cơ khí, bạn sẽ được học những kiến thức về chế tạo máy từ cơ bản tới chuyên sâu và lựa chọn phù hợp với những người yêu thích công việc sáng chế máy móc và tạo bước đệm cho nhánh kỹ sư khác.
Lương kỹ sư cơ khí trung bình từ 7 triệu đến 15,5 triệu đồng và có mức lương trung bình khoảng 17,4 triệu đồng.
Với những người không muốn theo đuổi giấc mơ bác sĩ, nhưng lại yêu thích làm việc trong y tế thì kỹ sư công nghệ sinh học chính là một lựa chọn tuyệt vời. Trong lĩnh vực kỹ sư y sinh, bạn sẽ được hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi bệnh, tạo nên các dụng cụ chăm sóc sức khỏe qua các kiến thức về hóa, toán, sinh…
Kỹ sư y sinh có mức lương trung bình từ 13 đến 16,7 triệu đồng, còn mức lương tham khảo khoảng 17,8 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư nông nghiệp là những người phát triển, thiết kế những công cụ, máy móc phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và chủ yếu được dùng trong chế biến, sản xuất, lưu trữ và thực hiện vận chuyển hàng hóa trong nông nghiệp. Trong ngành kỹ sư nông nghiệp, nhóm ngành kỹ sư thủy lợi cũng thuộc vào kỹ sư nông nghiệp. Lương của kỹ sư nông nghiệp trung bình từ 8,7 triệu cho tới 11,6 triệu đồng/tháng, còn mức lương tham khảo trung bình khoảng 12,4 triệu đồng.
Với kỹ sư luyện kim, bạn sẽ được làm việc ở ngành luyện kim như luyện đúc các chất kim loại đã tìm hiểu trước đó thành sản phẩm theo yêu cầu, hay chế tạo, nghiên cứu các máy móc phục vụ cho chế độ luyện kim.
Còn kỹ sư điện tử là những người làm công tác nghiên cứu các đồ dụng, thiết bị hay vật dung liên quan tới thiết bị điện tử. Đồng thời, những người kỹ sư nay co thiết kế trực tiếp và thực hiện sản xuất các thiết bị điện tử khác để những ngành nghề khác có thể hoạt động trơn tru nhất.
Kỹ sư xây dựng hiện nay được nhiều sinh viên lựa chọn bởi đây là công việc được tuyển dụng rất nhiều. Trong tâm trí mọi người, kỹ sư xây dựng luôn đóng vai trò quan trọng, và có một chỗ đứng nhất định. Những người kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng thường làm các công việc như quản lý các dự án xây dựng, khảo sát thực địa công trình. Ngoài ra, họ cũng sẽ thiết kế giám sát thi công, xây dựng kế hoạch, nghiệm thu công trình và tiếp nhận công trình.
Khác với những ngành kỹ sư kể trên, kỹ sư hạt nhân là công việc đòi hỏi phức tạp và trình độ cao, họ làm công việc nghiên cứu về hạt nhân và năng lượng bức xạ. Kỹ sư hạt nhân sẽ được mọi người đặc cách làm việc trong viện nghiên cứu, nhà máy điện về hạt nhân… Bởi vậy, đây là một công việc được nhiều người mơ ước và lựa chọn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kỹ sư là gì và những thông tin khác về vị trí này. Ngày nay, kỹ sư đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong phát triển nền kinh tế của đất nước. Mức lương và cơ hội việc làm ngành này vô cùng hấp dẫn, tùy theo lĩnh vực mà bạn sẽ làm việc tại môi trường khác nhau. Để trở thành kỹ sư thì ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần rèn luyện những kỹ năng mềm thiết yếu nhất nhé!
Kỹ sư trưởng là người điều hành, quản lý đội nhóm trong công ty, doanh nghiệp, vị trí này có tầm quan trọng đặc biệt trong doanh nghiệp. Truy cập bài viết bên dưới để biết được kỹ sư trưởng là gì và một số thông tin khác nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023