Blog

Những kỹ năng giúp bạn giải quyết vấn đề trong cuộc sống

18/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng của con người. Nó là chìa khóa giúp các bạn thành công trong cuộc sống. Hãy cùng Vieclam123.vn khám phá nhé.

1. Hiểu rõ được nguồn gốc sâu xa của vấn đề

Trong cuộc sống có rất nhiều điều khó khăn chúng ta gặp phải. Nhưng mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nếu như chúng ta có kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong kỹ năng giải quyết vấn đề thì phần hiểu rõ được nguồn gốc vấn đề là một điều cực kỳ quan trọng.

 Vì nếu như bạn không tìm được nguyên nhân gây ra lỗi sai của mình thì sẽ rất khó để sửa lỗi. Hãy đặt vấn đề như thế này, khi bạn thực hiện công việc trong 1 quá trình nhưng khi đi đến giữa giai đoạn của dự án thì bị rơi vào tình trạng bế tắc, không được như dự tính ban đầu khiến cho bạn cảm thấy băn khoăn không biết nên đẩy mạnh tiến độ dự án hay dừng lại. Tuy nhiên mình sẽ có lời khuyên cho bạn đây, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân vấn đề mà bạn đang gặp phải trong khi thực hiện dự án xem sao. Nguyên nhân nào khiến cho bạn bị đình trệ như vậy.

Có thể là do phương pháp làm việc hay do kế hoạch có vấn đề chăng? Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra kỹ năng giải quyết vấn đề cho bản thân mình. Vì nếu như bạn không tìm được nguyên nhân gây ra lỗi thì sẽ không thể nào cải thiện được vấn đề cả.

Bạn hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân để có giải pháp tốt xử lý triệt để được vấn đề đó và không gây ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả công việc nhé.

2. Khả năng phân tích được vấn đề, tình huống

Thực ra không phải ai cũng có năng lực để phân tích được vấn đề. Khả năng phân tích được vấn đề còn tùy thuộc vào năng khiếu bản thân, khả năng quan sát cũng như phải rèn luyện học hỏi nhiều thông tin, kiến thức đa dạng. Sau quá trình tìm hiểu được nguyên nhân thì công việc kế tiếp bạn phải thực hiện vào là phân tích tình huống, vấn đề. Sự phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ được bản chất vấn đề, tình huống hơn để từ đó mới biết được vấn đề đó đang sai ở đâu, sai như thế nào, sai có nghiêm trọng hay không để đưa ra những quyết định phù hợp để xử lý được tình huống vấn đề, tình huống một cách tốt nhất.

Kỹ năng phân tích vấn đề giúp các bạn học sinh có thể giải quyết được những vấn đề trong học tập cũng như cuộc sống. Ví dụ như khi bạn muốn làm được bài tập toán thì phải có được kỹ năng phân tích vấn đề để tìm hiểu được nguồn gốc, bản chất vấn đề và phân tích, mổ xẻ nó. Từ đấy các bạn mới có thể tìm ra được hướng giải, cách đi đúng cho bài toán của mình.

Kỹ năng phân tích vấn đề giúp các bạn sinh viên đi làm một cách tốt hơn. Ví dụ như các bạn được giao một dự án nếu như bạn có khả năng phân tích được vấn đề thì sẽ rất dễ dàng đưa ra được những kế hoạch cho dự án đó. Từ đấy công việc của các bạn sẽ được tiến triển thuận lợi và sẽ ghi được điểm trong mắt của sếp đấy!

3. Đơn giản hóa vấn đề và tình huống

Sau khi bạn phân tích vấn đề tình huống xong thì bạn đã biết được rõ nguyên nhân vấn đề ở đâu cần phải giải quyết vấn đề đó như thế nào thì bước kế tiếp bạn nên đơn giản, tối ưu hóa vấn đề đó. Có những vấn đề thực ra không lớn lắm nhưng bạn bị căng thẳng, stress trong công việc khiến cho bạn nghĩ vấn đề đó thật nghiêm trọng và to lớn. Khi bạn đơn giản hóa được vấn đề tình huống thì bạn sẽ thấy công việc đó dễ dàng thực hiện hơn, có động lực để làm việc hơn rất nhiều.

Bởi vì nếu như bạn càng làm vấn đề trở nên căng thẳng thì sẽ rất khó giải quyết và không biết cách giải quyết công việc thế nào sao cho thỏa đáng. Bạn có thể tự nhủ với bản thân mình rằng công việc này không quá khó mình có thể nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề để giải quyết nó, sự khó khăn trong vấn đề chỉ là những điều thử thách bản thân mình mà thôi. Thay vì việc bạn làm vấn đề trở nên nghiêm trọng và rắc rối hơn.

Đơn giản hóa vấn đề khiến cho công việc của bạn cũng như cuộc sống nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều. Bạn có thể tìm hiểu một số kỹ năng giải quyết vấn đề để làm đơn giản hóa được tình huống vấn đề ở một số nguồn thông tin hữu ích như đài báo, đọc sách. Dưới đây Vieclam123.vn sẽ mách bạn một số mẹo để làm đơn giản hóa vấn đề nhé!

- Kỹ năng giải quyết vấn đề 1: Bạn nên loại bỏ những điều không cần thiết trong công việc hay cuộc sống:

Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều khi đưa ra quyết định. Bạn nên chọn ra đâu là công việc quan trọng nhất đối với bản thân mình để tập trung vào công việc đó và hãy không cần quan tâm những điều khác nữa. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu như bộ óc của chúng ta một căn phòng và những kiến thức, công việc của chúng ta là những hành lý.

Một căn phòng chỉ có thể đựng được hành lý một cách có giới hạn, chúng ta càng cố gắng sắp xếp thêm nhiều hành lý thì căn phòng càng chật và trở nên chật chội. Vậy tại sao chúng ta không chọn những thứ quan trọng với bản thân như những kiến thức vấn đề chúng ta xem trọng nhất để ghi nhớ. Và chúng ta nên bỏ những vấn đề không mấy quan trọng đi để có thể tập trung giải quyết được những vấn đề chính nhé!

- Kỹ năng giải quyết vấn đề 2: Dành thời gian thư giãn cho bản thân nhiều hơn:

Sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng và vất vả bạn nên thưởng cho mình một chuyến đi chơi du lịch để có thể thoải mái được đầu óc. Có như vậy mọi muộn phiền stress của bạn sẽ được giảm đi và bạn sẽ thấy thư giãn hơn, cảm thấy mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều đấy!

- Kỹ năng giải quyết vấn đề 3: Nên tập thể dục nhiều hơn:

Khi cuộc sống của chúng ta quá bận rộn với công việc nơi công sở thì chúng ta không có nhiều thời gian dành riêng cho bản thân mình như những hoạt động tập thể dục thể thao. Tập thể dục thể thao giúp bạn có được sức khỏe dẻo dai để có đủ sức lực chinh phục những công việc, kiến thức mới mẻ. Và nó còn có lợi ích khác đó chính là khi bạn mệt mỏi, áp lực với công việc thì nó sẽ giúp bạn cân bằng được cảm xúc và cảm thấy dễ chịu thư giãn hơn rất nhiều.

4. Lật ngược lại vấn đề, tình huống

Phương pháp lật ngược lại vấn đề không phải ai cũng sử dụng trong công việc. Vì nó mang tính chất đảo ngược và khi áp dụng cũng khá khó khăn nếu như chúng ta không thường xuyên áp dụng nó. Những phương pháp lật ngược vấn đề đã được khoa học công nhận được những lợi ích của nó từ rất lâu rồi. Có thể là trước đây bạn đã từng sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề đó nhiều lần và đã thành công nhưng trong vấn đề này thì phức tạp hơn và bạn cũng áp dụng phương pháp đó nhưng không đem lại hiệu quả.

Vậy thì bạn hãy thử lật ngược vấn đề đó xem sao? Bạn hãy mạnh dạn thay đổi phương pháp cũng như phân tích hậu quả của vấn đề sau đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Thông thường người ta hay đi theo con đường thẳng đó là đi từ khởi đầu đến điểm kết thúc và khi chỗ nào có vướng mắc thì cứ khắc phục dần. Nhưng bạn cũng có thể áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề bằng phương pháp lật ngược vấn đề là nhìn từ kết quả để suy ra nguyên nhân xem như vậy mới có thể tìm ra được nguyên nhân gốc rễ sự việc và có cách khắc phục, cải thiện triệt để được.

5. Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau

Một người có thể bao quát và nhìn nhận được vấn đề từ nhiều phía thì mới có khả năng trở thành lãnh đạo, người tài được. Chúng ta không nên buộc mình trong một khuôn khổ cố định mà hãy nhìn nhận vấn đề từ nhiều mặt khác nhau thì bạn mới có thể tìm hiểu được mâu thuẫn vấn đề đang nằm ở đâu được. Đó chính là cái nhìn tổng quát nhất để bạn có thể biết được mình đã làm được những công việc gì, những gì chưa làm được để từ đó mới biết được vấn đề đang nằm ở đâu. Kỹ năng nhìn nhận vấn đề không thể thiểu được ở những người làm vị trí cao được vì đó là tố chất tiên quyết cần có. Một người lãnh đạo cần bao quát được những vấn đề về tiến độ công việc cũng như là chăm sóc được những chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên thì từ đó nhân viên mới thực hiện tốt công việc và tạo ra năng suất trong công việc.

6. Lựa chọn giải pháp tối ưu nhất

Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả đó là hãy chọn cho mình giải pháp tối ưu nhất. Sau khi nhìn nhận cũng như đánh giá và đưa ra những giải pháp cho vấn đề thì bước quyết định quan trọng tiếp theo thực sự quan trọng đó chính là lựa chọn giải pháp tối ưu. Một người đưa ra được những được quyết định tốt nhất chính là người có khả năng làm được việc lớn và vĩ đại. Nếu như bạn phải đứng trước nhiều sự lựa chọn mà bạn lựa chọn sai thì kết quả sẽ trở nên tồi tệ. Bạn hãy nhìn nhận lại vấn đề phát sinh ra từ đâu để tìm được lựa chọn sáng suốt nhất.

7. Tự đặt ra mục tiêu cho bản thân

Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng bao gồm cả phương pháp tự đặt ra mục tiêu cho bản thân. Khi bạn lựa chọn được giải pháp cho vấn đề thì điều cần làm tiếp theo chính là đề ra mục tiêu cho bản thân mình. Khi muốn thực hiện được công việc gì thành công bạn đều phải đặt ra đích đến, mục tiêu thì mới có thể có phương hướng rõ ràng làm việc có động lực để giải quyết vấn đề được.

Trong học tập các bạn học sinh nếu như không tự đặt ra mục tiêu cho cá nhân mình thì các bạn sẽ không có phương hướng, mục tiêu học để làm gì, tại sao phải học khi các bạn không có mục tiêu gì. Vậy nên các bạn nên đề ra những mục tiêu để thực hiện để từ đó có phương pháp học tập hiệu quả và có động lực vươn đến những mục tiêu tốt đẹp đó.

Trong công việc các bạn cũng phải đặt mục tiêu trong công việc của mình như thế nào thì mới có thể theo đuổi và duy trì được công việc đó. Ví dụ bạn đặt ra mục tiêu trong công việc của mình là ký kết được dự án, hợp đồng với đối tác để thu lại được nhiều tiền hoa hồng cho mình hơn. Đấy cũng chính là cách bạn đặt ra mục tiêu trong công việc để dễ dàng hoàn thành được những mục tiêu hơn.

8. Thực hiện công việc

Tất cả mọi công việc chuẩn bị đã được hoàn tất chỉ còn bước quan trọng nhất chính là thực hiện công việc. Công việc có hoàn thành xuất sắc hay không cũng phụ thuộc vào bước thực hiện công việc rất nhiều. Đây là bước quan trọng rất lớn vì có thể có những vấn đề nảy sinh ở đây cần được giải quyết. Bạn nên chỉ động tìm những phương pháp để đối phó với những phát sinh này. Chỉ có thể chủ động đối phó với những vấn đề xảy ra thì bạn mới có thể nắm chắc được thành công trong tay được.

9. Đánh giá lại kết quả của vấn đề

Sau tất cả quá trình từ việc tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phát sinh lỗi trong quá trình thực hiện công việc cho đến quyết định lựa chọn dự án, thực hiện.. thì bạn cần bước cuối cùng là đánh giá lại kết quả của vấn đề. Việc đánh giá tổng kết lại kết quả của vấn đề sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về toàn bộ vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng không thể thiếu bước này được. Nhờ có bước này mà chúng ta có thể rút ra được nhận định cả quá trình thực hiện chúng ta đã làm đúng hay chưa? Có làm tuân thủ các bước không?

Bạn hãy rèn luyện những kỹ năng trên thật nhuần nhuyễn thì mới có thể tự trau dồi cho bản thân mình kỹ năng giải quyết vấn đề được. Đừng bao giờ chủ quan nghĩ mình đã có những dự tính kỹ càng và chu toàn thì kết quả sẽ luôn được như mong đợi vì có thể có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình bạn làm việc.

>> Xem thêm

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022