Blog

Kỷ luật là gì? Ý nghĩa của kỷ luật với sự thành công của cá nhân

09/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kỷ luật là gì? Đây có lẽ là cụm từ được nhắc đến và được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về khái niệm của kỷ luật hay chưa? Đặc điểm và sự tác động của kỷ luật đối với mỗi cá nhân như thế nào? Tại sao kỷ luật lại trở thành yếu tố mang tính quyết định dẫn tới sự thành công của con người? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn về kỷ luật là gì để việc thi hành và áp dụng kỷ luật trở nên đúng đắn, hiệu quả hơn cho mình nhé!

1. Khái niệm kỷ luật và những thông tin cơ bản

1.1. Hiểu chính xác về kỷ luật là gì?

Kỷ luật khi được áp dụng với từng đối tượng khác nhau thì lại có sự định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì kỷ luật chính là những quy định, những khuôn khổ được đặt ra để con người thực hiện, tuân thủ nhằm tạo ra một sự thống nhất trong công việc, trong ứng xử, trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, giúp con người rèn luyện được tác phong nghiêm túc và đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân trong một tổ chức.

Kỷ luật là gì

1.1.1. Kỷ luật với tổ chức

Trong các cơ quan, tổ chức hay các doanh nghiệp, kỷ luật là hệ thống với những quy định, luật lệ được những người đứng đầu đề ra và được thống nhất bởi các thành viên có thẩm quyền trong tổ chức thông qua. Qua đó, những quy tắc xử sự chung đó sẽ được áp dụng với toàn bộ cá nhân hoạt động trong tổ chức và yêu cầu thực hiện nghiêm túc những luật lệ được đặt ra. 

Trên cơ sở đó kỷ luật đảm bảo sự trật tự, ổn định trong tổ chức cũng như tạo thành một chuẩn mực chung, mang đến sự công bằng giữa các cá nhân và là nền tảng để cá nhân phấn đấu và phát triển. Trường hợp cá nhân không tuân thủ sẽ phải chịu các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định đã đề ra.

1.1.2. Kỷ luật với cá nhân

Đối với cá nhân, kỷ luật chính là một đức tính, là sự quyết tâm rèn luyện của chính chủ thể cá nhân đó với việc hướng đến một tác phong nề nếp, khuôn khổ. Là tiền đề giúp cho cá nhân đạt được những mục tiêu đề ra, đồng thời có thể khắc phục, sửa chữa được những sai lầm của bản thân. 

Kỷ luật hướng cá nhân tới những điều tích cực hơn, tạo động lực để thúc đẩy cá nhân theo đuổi mục tiêu và trở thành người có chuẩn mực được coi trọng trong quá trình hợp tác với những cá nhân khác. Từ đó mang đến những thành công nhất định dựa trên sự nỗ lực và cố gắng rèn luyện của bản thân.

Kỷ luật với cá nhân và tổ chức

 1.2. Kỷ luật có những đặc điểm gì?

Nắm được khái niệm kỷ luật là gì vậy kỷ luật có những đặc điểm ra sao?

Những đặc điểm của kỷ luật có thể được kể đến như sau:

- Kỷ luật được xây dựng dựa trên thuần phong mỹ tục, các chuẩn mực đạo đức trong xã hội của một quốc gia.

- Kỷ luật có thể mang tính pháp lý hoặc không. Điều này dựa trên văn bản ghi chép kỷ luật. Kỷ luật sẽ mang tính bắt buộc khi những kỷ luật đó được quy định ở trong văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

- Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực riêng đều sẽ có những kỷ luật riêng được đặt ra. Vì thế các cá nhân sẽ cần thực hiện theo những kỷ luật chung và kỷ luật riêng khi hoạt động với từng vai trò khác nhau.

1.3. Khái niệm về tính kỷ luật

Kỷ luật là những quy định, khuôn khổ được đề ra cho cá nhân để thực hiện và tuân thủ thì tính kỷ luật chính là tính cách của cá nhân đó sau một quá trình được rèn luyện với việc tuân thủ đúng các quy định được đề ra. Nói cách khác thì tính kỷ luật chính là chỉ việc cá nhân có nề nếp, trật tự rõ ràng trong tác phong thực hiện công việc cũng như trong đời sống hàng ngày. 

Những biểu hiện về tính kỷ luật của một cá nhân có thể được kể đến như sau:

Tính kỷ luật là gì

- Khả năng làm chủ các hành vi của bản thân mà không bị tác động bởi cá nhân nào khác, đảm bảo đúng việc tuân thủ các quy định đề ra.

- Luôn cố gắng để rèn luyện, phấn đấu và đạt được mục tiêu do chính mình đề ra.

- Có ý chí mạnh mẽ, vững vàng, luôn đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc của tổ chức của bản thân dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

- Việc có tính kỷ luật và áp dụng không hề mang tính máy móc, điều này dựa trên sự rèn luyện để hướng tới những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa cho chính bản thân cá nhân đó.

- Tính kỷ luật sẽ được thể hiện thông qua chi tiết nhỏ nhất, đơn giản nhất và từ đó thấy được tính kỷ luật trong những công việc quan trọng.

- Luôn đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước.

2. Kỷ luật với sự phát triển của con người và xã hội

Vai trò và ý nghĩa của kỷ luật đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội ra sao? Khi đã thấu hiểu được kỷ luật là gì thì bạn sẽ phần nào nhận thức được ý nghĩa của kỷ luật với xã hội hiện nay.

Kỷ luật được đặt ra, yêu cầu mọi người phải tuân thủ và thực hiện những điều đó. Đây chính là cơ sở để giúp cho một tổ chức có thể hoạt động một cách ổn định, đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân trong tổ chức. Từ cơ sở đó, xây dựng một cộng đồng phát triển văn minh hơn, làm việc và ứng xử khoa học, lịch sự và có chừng mực hơn.

Vai trò của kỷ luật

Từ việc tuân thủ dựa trên yếu tố bắt buộc, con người dần dần được uốn nắn và nhận thức rõ hơn về tính kỷ luật. Qua đó có sự chủ động rèn luyện cho bản thân để có được một lối sống lành mạnh, nề nếp. Qua đó, thúc đẩy động lực phát triển được những mục tiêu đã đề ra.

Nếu không có kỷ luật, cá nhân dần trở nên buông thả hơn, sống không có tổ chức, vô kỷ luật. Vì thế rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội, có những hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng tới chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Điều này sẽ khiến cho cá nhân dần trở nên thụt lùi, sống không có mục đích và lý tưởng.

Nghĩ tới một tương lai xa hơn, nếu như sự vô kỷ luật đó được lan truyền qua những cá nhân khác thì sẽ tạo nên một xã hội vô kỷ luật và rộng hơn nữa chính là một quốc gia không có kỷ cương. Một đất nước như vậy liệu có đủ để phát triển và tồn tại một cách vững chắc hay không?

Chính vì thế mà kỷ luật không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà còn là tiền đề cho sự phát triển hưng thịnh của một đất nước. Kỷ luật giúp cá nhân sống có chuẩn mực, có mục đích, có sự nâng cao về vấn đề tự nhận thức. Từ đó mới tạo nên một cộng đồng văn hóa, một xã hội có khuôn khổ và một quốc gia ổn định dựa trên việc tuân thủ pháp luật. 

Tạo động lực thúc đẩy cá nhân

Hơn hết, kỷ luật sẽ là yếu tố khiến mỗi cá nhân phải biết rèn luyện chính mình. Đặc biệt là những người đứng đầu trong một bộ máy quản lý nhà nước. Họ sẽ cần phải là người làm gương cho những cá nhân khác noi theo, qua đó giúp bộ máy nhà nước vững mạnh hơn, đủ uy tín và đủ sự tin tưởng để có thể điều hành một quốc gia, dân tộc phát triển.

Một cách tổng quát, kỷ luật không chỉ tạo nên sự thành công của một con người, một tập thể mà còn là yếu tố mang tính quyết định tới sự phát triển của một quốc gia, đất nước.

3. Rèn luyện tính kỷ luật như thế nào?

Tính kỷ luật không phải tự nhiên mà có, đây chính là kết quả của một quá trình rèn luyện và tuân thủ các kỷ luật của một cá nhân. Việc rèn luyện tính kỷ luật sẽ cần thực hiện trong một thời gian dài và bắt đầu dựa trên sự nhận thức của chính cá nhân đó.

3.1. Tự nhận thức được tầm quan trọng của kỷ luật

Để có tính kỷ luật, cá nhân phải tự nhận thức được vai trò của kỷ luật trong hành trình thực hiện của mục tiêu ra sao.

Rèn luyện tính lỷ luật như thế nào

Việc này sẽ bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu mình cần đạt được là gì, những yếu tố nào sẽ giúp mình đạt được mục tiêu đó. Các yếu tố này chính là yêu cầu đặt ra với bản thân của cá nhân thay vì là các yếu tố mang tính bên ngoài. Bởi khi bản thân bắt buộc phải thực hiện thì bạn sẽ được rèn luyện với việc tuân thủ những yêu cầu đó. Qua đó mới hình thành được nề nếp cho chính mình.

3.2. Duy trì nhận thức một cách có ý thức

Mọi điều bạn thực hiện đều cần dựa trên sự nhận thức có ý thức. Tức là bạn biết được mình làm điều này để làm gì và ý thức được bản thân sẽ cần nỗ lực để thực hiện như thế nào. Trường hợp hành động theo vô thức thì sự tự chủ của bạn sẽ không cao và rất dễ từ bỏ hay đi lệch khỏi quỹ đạo đã đề ra khi gặp trường hợp ngoài ý muốn.

3.3. Quyết tâm áp dụng các kỷ luật

Sự quyết tâm chính là điều mấu chốt để bạn tuân thủ kỷ luật. Bởi hàng ngày sẽ có rất nhiều cám dỗ khiến bạn từ bỏ hay ngừng việc tuân thủ, áp dụng kỷ luật cho mình. Tuy nhiên, nếu như có sự quyết tâm từ chính ý chí của mình thì bạn sẽ có thể theo đuổi nó đến cùng.

3.4. Sự can đảm

Dựa trên sự tự nhận thức của bản thân

Tại sao lại là can đảm? Việc thực hiện kỷ luật vốn dĩ không hề đơn giản và dễ dàng. Bạn cần phải có sự can đảm để theo đuổi nó đến cùng, can đảm để có thể từ chối và vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn và đạt được mục tiêu trên hành trình bản thân đã đề ra.

Kỷ luật là yếu tố khiến con người ta phải đi theo một khuôn khổ, phép tắc nhất định và rèn con người ta biết thế nào là đúng, sai, phải, trái. Giúp chúng ta có động lực phát triển để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì thế mà kỷ luật luôn cần được nhận thức một cách chính xác và theo nghĩa tích cực hơn để xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ và một quốc gia hòa bình, ổn định và phát triển.

Trên đây chính là những thông tin về kỷ luật. Mong rằng, qua đây, các bạn đã hiểu được kỷ luật là gì cũng như vai trò, lợi ích của kỷ luật đối với cá nhân, cộng đồng, xã hội và quốc gia.

Đạo đức là gì? Ý nghĩa của đạo đức với sự phát triển của xã hội

Đạo đức là gì? Vai trò của đạo đức với việc định hướng con người và xã hội ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết về đạo đức ngay sau đây nhé!

Đạo đức là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023