Blog

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Cha mẹ đã hiểu rõ nguyện vọng của con chưa?

29/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có một sự thật khiến nhiều bố mẹ phải ngỡ ngàng đó chính là con của họ cực kỳ ngoan ngoãn, vâng lời người lớn cho tới khi lên 3 tuổi. Sự thay đổi này giống như việc ai đó đạng đi đường thẳng rồi tự dưng quẹo trái hoặc quẹo phải mà không hề có xi nhan trước làm bạn phải phanh gấp. Liệu đây có phải là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 mà người ta vẫn thường nói?

Trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bất lực, lúc này bố mẹ cần hết sức bình tĩnh và tìm hiểu xem khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu và cần phải xử lý như thế nào để giúp con vượt qua giai đoạn này một cách thành công nhất. Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn những nguồn thông tin tuyệt vời, qua đó tin chắc bất cứ cha mẹ nào có con lên 3 cũng dễ dàng vượt qua được.

1. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Có vẻ như câu hỏi “Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?” vẫn luôn chiếm sự quan tâm của nhiều ông bố bà mẹ, nhất là những bậc phụ huynh lần đầu làm cha me. Bất cứ một công trình nghiên cứu nào muốn có giải pháp hữu hiệu thì các nhà nghiên cứu cần phải có sự am hiểu nhất định đối với vấn đề mà họ quan tâm. Bởi vậy muốn biết cách nào xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 đạt hiệu quả thì bố mẹ phải biết rõ khủng hoảng tuổi lên 3 là gì.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Giống như một giai đoạn phát triển không thể thiếu, mỗi bé trước khi trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, và đương nhiên cha mẹ sẽ phải đồng hành cùng con để trẻ vượt qua khủng hoảng một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Khủng hoảng tuổi lên 3 chính là một bước ngoặt tâm lý trong toàn bộ quá trình phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý cũng như là phát triển thể chất. Trẻ muốn khẳng định bản thân và khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh.

Cũng ở giai đoạn này thì trẻ lên 3 và bố mẹ ít hiểu nhau, những gì bé nghĩ sẽ không hoàn toàn giống với những gì bé hành động. Vậy nên đôi khi cha mẹ sẽ hiểu lầm và dẫn đến mâu thuẫn.

2. Những điều cần biết về giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3

Khái niệm khủng hoảng tuổi lên 3 đã nằm trong tay bạn, tuy nhiên với những thông tin ít ỏi đó thì chưa đủ để cha mẹ xử lý tốt khi trẻ khủng hoảng tuổi lên 3. Cần tìm hiểu thêm về hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3, những nguyên nhân và thời gian kéo dài khủng hoảng tuổi lên 3 là bao lâu. Quan sát phần thông tin bên dưới để đi tìm đáp án cho tất cả những thắc mắc vừa nêu nhé.

2.1. Hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì hay hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 cụ thể như thế nào đang là những thắc mắc lớn nhất của phụ huynh có con bước vào giai đoạn này. Khái niệm khủng hoảng tuổi lên 3 là gì bạn đã biết, vậy giờ hãy cùng tôi làm rõ hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 để đối chiếu với con mình ngay nhé.

Ở tuổi lên 3, trẻ có rất nhiều biểu hiện khác thường rất hay muốn thể hiện tính độc lập của bản thân vì vậy bé thường ngoan cố, có những phản ứng đối với những quyết định của chính mình.

Đây là độ tuổi mà khả năng nhận thức của trẻ bắt đầu phát triển một cách rõ rệt do vậy mà trẻ bắt đầu nhận thức được mọi sự vật, hiện tượng đang xảy ra, trẻ biết nhận diện giữa nam và nữ,… Theo đó mọi hành động của trẻ làm không ít bậc phụ huynh phải cuống cuồng lên vì các động muốn khẳng định cái tôi nhỏ bé của mình.

Hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3

Có thể, mỗi bé trải qua thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3 với những hành động và biểu hiện khác nhau, nhưng chung quy lại đều tập hợp ở những biểu hiện sau:

- Phản ứng tiêu cực: Với phản ứng tiêu cực này bé thường không chịu nói bé muốn làm gì, ăn gì, cần gì mà  muốn người lớn phải hiểu là nó muốn cái gì, bên cạnh đó bé nói “không” với mọi thứ ba mẹ yêu cầu như không chịu  ăn, không chịu uống, không chịu ngủ, không tự thay đổi, không cất đồ chơi, không tắt tivi,…

- Bướng bỉnh: Khi bé bướng bỉnh bé chỉ thích làm theo ý mình dù bé biết điều đó là không đúng, ba mẹ không thích, bản thân bé cũng không thích nhưng nhất quyết làm cho bằng được, chỉ vì tính hiếu thắng của bản thân như cố chấp đeo hai chiếc tất khác nhau, mặc quần áo dài khi trời nóng hoặc mặc quần áo ngắn khi ngủ phòng máy lạnh,….

- Chống đối: Khi bé có dấu hiệu chống đói bé sẽ làm trái lại lời dạy dỗ của ba mẹ và  thích làm những điều không được làm, khi không đạt được điều mong muốn, bé phản kháng bằng cách khóc lóc, gào thét, mè nheo để đạt được mục đích.

- Vô lễ với người lớn:  Trẻ có thái độ nói chuyện trống không với người lớn và còn có hành động vô lễ như giơ tay đánh, cấu véo, hét to,.. trước mặt người lớn.

- Hiếu thắng và ích kỷ: Bởi sự hiếu thắng nên khi chơi trò chơi nếu không thắng bé sẽ trở mặt và đánh bạn, còn khi có đồ chơi mới thì không muốn chia sẻ với ai chỉ muốn mọi thứ thuộc về mình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý thì khủng hoảng tuổi lên 3 đây là một hiện tượng bình thường và tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ bởi vậy mà trẻ có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo và càng không nên quát mắng và đánh trẻ vì điều này chỉ làm các bé thêm căng thẳng dễ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát thì sẽ trở nên hung dữ hơn.

Vậy phải chiều theo ý của con sao? Câu trả lời của tôi sẽ là “KHÔNG” bạn nhé.

Việc làm theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách hay nó chỉ giúp tiếp tay thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi của nó thôi.

Bởi vậy, tuy được cảnh báo khủng hoảng tuổi lên 3 là hiện tượng phổ biến và có tính tạm thời sẽ dần mất đi khi trẻ lớn nhưng không ít cha mẹ quá lo lắng sợ con hư nên đã ứng xử không khéo léo với con có thể gây ra chấn thương tâm lý cho bé.

Những dấu hiệu khủng hoảng của trẻ lên 3

Khi con rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3, nhiều bậc cha mẹ bị ảnh hưởng theo con như stress, buồn bực và lo lắng, khi con bị như vậy các bậc phụ huynh nên suy nghĩ tích cực hơn, đừng nên như vậy biểu hiện của các bạn không khác nào đang bắt con gánh chịu một áp lực lớn trong khi con mới là người cần được giúp đỡ để cân bằng tâm lý.

Mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều mong muốn được sự yêu thương nên cần phải biết cách để giúp con thoát khỏi tình trạng này chứ không phải là đề tình trạng của mình giống con.

2.2. Nguyên nhân khiến trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 là do đâu?

Cha mẹ đã thực sự hiểu rõ nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3 hay nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Mặc dù đã làm bố mẹ ít nhất 1 lần thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa thể trở thành bố mẹ thông thái hiểu rõ nguyên nhân khiến con rơi vào khủng hoảng tuổi lên 3 là gì. 

Cần thiết có một hoặc nhiều gợi ý ngay lúc này, và tất nhiên tôi sẽ giúp bạn liệt kê chúng, cùng theo dõi nhé:

Thứ nhất, khủng hoảng tuổi lên 3 là một giai đoạn nhỏ trong cả quá trình phát triển tự nhiên của con, giai đoạn này cần thiết xảy ra trong cuộc đời khiến trẻ nhận thức rõ ràng các vấn đề trong cuộc sống.

Thứ hai, đến khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ tự nhận thức được bản thân là một cá thể tách biệt và độc lập, khi đó con cũng biết rằng mình cũng có những quyền lực nhất định đối với những người xung quanh.

Nguyên nhân khiến trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

Thứ ba, khủng hoảng tuổi lên 3 càng trở nên nghiêm trọng khi trẻ sống trong một môi trường độc đoán, đầy sự kìm hãm từ người lớn. 

Việc cha mẹ, ông bà và những người lớn khác trong gia đình áp dụng cách dạy con theo cách cổ hủ, độc đoán, bảo vệ không cần thiết càng làm cho trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng liên tục.

Cha mẹ thông thái cần phải biết rõ nguyện vọng và khủng hoảng tuổi lên 3 của con mình, từ đó mới nắm bắt được cách xử lý sao cho vừa phù hợp lại hiệu quả. Sau khi tìm hiểu khái niệm khủng hoảng tuổi lên 3 thì hãy chuyển sang những thông tin hữu ích khác nhé.

2.3. Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?

Khi cha mẹ đã có một vốn kiến thức nhất định về khủng hoảng tuổi lên 3 là gì rồi, chắc chắn sẽ không ít người tò mò và muốn biết giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài trong bao lâu?

Thường thì giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ kéo dài từ nửa sau tuổi lên 3 cho đến nửa đầu của năm 4 tuổi. Tất nhiên trong quãng thời gian này thì mức độ khủng hoảng của trẻ sẽ có sự thay đổi mà không tuân theo một mức nào cụ thể.

Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?

Như vậy, giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 không quá dài, nên cha mẹ hãy dành thời gian, công sức để giúp con vượt qua nó một cách hiệu quả nhất nhé. Giờ thì bạn đã có đáp án chính xác cho câu hỏi “Trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?” rồi nhé, nếu có ai hỏi thì bạn có thể tự tin trả lời cho họ nghe về những gì mình biết.

3. Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 bạn đã biết?

Dựa theo những hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 của con, đồng thời qua những  nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3 tìm hiểu ở trên thì đã đến lúc bố mẹ phải đưa ra những cách xử lý khiến con trở nên ngoan ngoãn rồi.

Cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 3 chưa bao giờ là dễ, thậm chí khi xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 nhiều cha mẹ còn rơi vào trạng thái bất lực vì đôi khi lý thuyết không thể áp dụng vào thực tế.

Vẫn biết vậy nhưng không thể khoanh tay đứng nhìn con một mình đối diện với khủng hoảng đúng không? Những cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 dưới đây có thể giúp bạn thành công trong cách dạy con, cùng tham khảo và áp dụng ngay nhé:

3.1. Xử lý khi trẻ ngang ngạnh, chống đối

 Khi trẻ lên 3 nhiều  bé ở độ tuổi này thích nói "không" và liên tục vi phạm những điều bị ngăn cấm, vì vậy các bậc cha mẹ cần thiết lập những nguyên tắc trong gia đình, thống nhất với nhau điều gì bé có thể làm được và  điều gì không được phép, đặc biệt luôn kiên quyết, dứt khoát với quy định mình đã đặt ra.

Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cần nhất quán trong cách dạy con, tránh tình huống bố la mắng mà mẹ lại bênh vực cùng một hành vi sai trái của con mà lúc chấp nhận, lúc khác lại phản đối điều này làm con không sợ sự răn đe này.

Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3

3.2. Xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 khi trẻ khóc lóc và ăn vạ

Khi không đạt được điều mong muốn, bé phản kháng bằng cách ném đồ đạc, gào khóc, mè nheo, lăn ra ăn vạ, nếu các bậc cha mẹ càng dỗ dành thì bé càng ăn vạ, càng chú ý thì bé càng làm tới.

Do đó các bậc phụ huynh nên đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác, nếu bé vẫn gào khóc, bố mẹ có thể phớt lờ đi sự mè nheo, ăn vạ đó và hãy tập trung vào công việc của mình để trẻ dần nhận thức được rằng việc ăn vạ không có tác dụng và sẽ không khóc lóc, mè nheo nữa.

3.3. Khi trẻ làm trái ý cần xử lý như thế nào?

Trường hợp trẻ thích làm trái ý mình các bậc phụ huynh có thể vận dụng phương pháp tương tự như của bé, nếu bé liên tục kéo ghế qua lại gây tiếng ồ thì các bậc cha mẹ nên tỏ ra vui vẻ, yêu cầu bé tiếp tục kéo ghế nhiều hơn nữa, lúc đó bé sẽ không còn cảm thấy hào hứng với trò phá phách của mình nữa và sẽ dừng lại.

3.4. Cha mẹ thông minh và cách xử lý khi trẻ không chịu nghe lời

Khi con trẻ không chịu nghe lời mình thay vì ra lệnh bắt ép con phải nghe cho bằng được thì các bậc phụ huynh hãy khéo léo cho bé quyền lựa chọn để bé không chống cự, ví dụ như khi con không chịu uống sữa, các bậc phụ huynh có thể khéo léo cho con lựa chọn là: “ Con có thể uống nửa ly sữa nếu thấy không ngon thì lần sau sẽ mua cho con loại sữa khác” hoặc "Con muốn mặc bộ quần áo xanh hay màu đỏ?" khi được quyền tự chọn bé sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng.

Cha mẹ thông minh và cách xử lý khi trẻ không chịu nghe lời

3.5. Bạn sẽ làm gì khi con đòi làm mọi việc?

 Khi trẻ lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về khả năng của mình và nảy sinh nguyện vọng tự làm mọi việc và  muốn chứng tỏ mình có thể làm được, nhiều phụ huynh lo lắng vì con còn quá nhỏ nên không cho con làm việc nên con dễ dàng trở chứng. 

Các bậc phụ huynh nên biết rằng đây là cơ hội rất tốt để khuyến khích trẻ tự lập bằng cách để trẻ tự mặc quần áo, tự xúc ăn, tham gia phụ giúp việc nhà theo khả năng của bé như lấy rổ rá cho mẹ, giúp mẹ nhặt rau, lấy nước cho bố,... thay vì cấm đoán bé. 

Việc định hướng của phụ huynh,  dần dần bé sẽ ngày càng làm tốt hơn công việc được giao và sẽ hình thành thói quen tự lập và sẽ không cứng đầu nữa, bên cạnh đó việc phân tích đúng sai của người lớn không phải đứa trẻ nào cũng ngay lập tức chấp nhận, vì vậy phụ huynh cần phải kiên nhẫn và nghiêm khắc đồng thời cho bé thời gian để bé hiểu đó là những điều không được phép làm.

3.6. Khi trẻ đòi mua đồ chơi có nên chiều theo hay không?

Trẻ ở độ tuổi này có xu hướng đòi mua những món đồ mà trẻ thích nếu luôn đáp ứng thì trẻ mặc nhiên nghĩ rằng cứ đòi là sẽ được nhưng nếu không được mua thì sẽ ăn vạ cho bằng được cho đến khi được đáp ứng.

Chính vì thế mà các bậc phụ huynh nên có thái độ dứt khoát, trừ trường hợp món đồ trẻ yêu cầu phù hợp thì có thể mua cho bé để khuyến khích con một điều gì đó. Khi làm như vậy con trẻ sẽ hiểu và biết cách trân trọng các món quà có được nhờ sự đã cố gắng từ chính bản thân mình.

3.7. Khi trẻ vô lễ với người lớn bố mẹ cần làm gì?

Khi ở độ tuổi lên 3 các em chưa được dạy hoàn thành một câu có đầu có đuôi mà chỉ nói những từ các em biết được, bởi vậy mà khi không hài lòng vì một điều gì đó các bé sẽ sử dụng được những từ ngắn gọn để cãi lại, nói tục, giơ tay đánh, cào hoặc nói vô lễ với người lớn.

Điều này xảy ra thì trước tiên các bậc phụ huynh phải hết sức bình tĩnh, không nên đánh mắng bé mà nên bày tỏ thái độ nghiêm khắc, yêu cầu trẻ dừng hành động và lời nói đó lại, nếu trẻ không chịu nghe thì có thể xử phạt bằng cách không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho trẻ nghe. 

Vừa đánh vừa xoa như vậy nó cũng có thể là một cách dạy trẻ hay nhưng cũng tùy trường hợp và đặc biệt là các bậc phụ huynh nên nhất quán trong cách dạy con là cách bố mẹ giúp con dần hạn chế hành động cùng lười nói vô lễ với người lớn.

Khi trẻ vô lễ với người lớn bố mẹ cần làm gì?

3.8. Khi trẻ mong muốn sở hữu

Trẻ lên ba thường muốn mọi thứ xung quanh thuộc về mình, cái gì cũng cho là của con, không cho ai đụng vào, không muốn chia sẻ cho ai cả nhất là trò chơi của bé và người thân, điều này các bậc phụ huynh nên nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu cái nào là của bé, cái nào là của bạn, cái nào là của chung.

Không phải đứa trẻ nào cũng trải qua khủng hoảng tuổi lên ba, có một số trẻ bước vào năm thứ ba của cuộc đời một cách êm đềm, phẳng lặng, điều này phụ thuộc vào cảm xúc, tính cách của từng trẻ, bởi vì mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt.

“Yêu thương nhưng nghiêm khắc” đặt cho con những giới hạn cần thiết là cách giúp con phát triển được sự tự lập, tự tin và luôn có động lực vươn lên trong cuộc sống.

4. Tâm sự của phụ huynh có con lên 3

Một phụ huynh tâm sự rằng: Tôi trải qua ít nhất 6 tháng căng thẳng với tuổi lên 3 của cậu con trai lớn, trước đó tôi luôn nghĩ khủng hoảng tuổi lên 3 là một điều hơi vớ vẩn, bởi 3 tuổi không có lý do gì mà bé lại bị khủng hoảng cả mà với 3 tuổi thì chắc chắn sẽ có các trị được nếu thực sự con tôi bị như vậy.  Nhưng sự thật bất ngờ cơn khủng hoảng tuổi lên 3 là có thật và nó đến bất ngờ như một cơn lốc với mức độ tàn phá nặng nề không kém.

Khi con trai tôi tròn 3 tuổi, bé cũng bắt đầu đi học ở trường mầm non  cũng chính vì có nhiều thay đổi diễn ra đột ngột nên tôi không kịp nhận ra sự biến chuyển tâm lý của bé, tôi nghĩ rằng sự thay đổi của con là do bé phải làm những thứ mình không thích như phải đến trường, phải tự ngủ, phải tự bước đi không còn được mẹ bế như trước.

Đang là một đứa trẻ lành tính, ngoan ngoãn, con trai tôi bỗng trở nên ương ngạnh, có biểu hiện chống đối, thậm chí hỗn với người lớn, tôi nhớ một lần hai mẹ con đang nấu nướng trong bếp thì tôi cảm thấy mệt và muốn con lên lầu nghỉ ngơi, tôi đề nghị bé cùng lên nhà nhưng thằng bé nhất quyết không chịu.

Ban đầu, bé phản đối bằng lời nói:

“Không, con không lên nhà đâu”

“Mẹ ở đây với con”

Lúc đó tôi chỉ nghĩ là chỉ là thằng bé nó nói vậy thôi và tôi cũng mệt nên tôi để nó chơi dưới nhà còn tôi lên phòng nghỉ ngơi

Tôi cũng không ngờ được là vì không được thỏa mãn ý muốn mà thằng bé bắt đầu khóc, vừa khóc vừa gào: “Mẹ đâu rồi, mẹ xuống đây, mẹ ở đây với con”.

Sau 30 phút con gào khóc không ngừng, tôi bắt đầu mất kiên nhẫn, một phần vì mệt mỏi vì nghén, phần vì nhức đầu, phần vì quá thất vọng cậu con trai bỗng dưng nổi cơn điên tôi đã phạt con bằng những vết roi. Thằng bé vừa khóc vừa lấy tay đỡ từng nhát quất, miệng không ngừng khóc và cứ hét là đau, nhưng lúc đó, tôi như không kiểm soát nổi cơn nóng nảy trong người , sau trận đòn mặt con đỏ, mắt sưng húp, mông hằn những vết roi khi thắng bé ngủ tôi chỉ biết ôm nó mà khóc.

Nhưng đó chỉ mới là lần đầu và còn rất nhiều lần sau đó nữa thằng bé như trở thành một con người khác hẳn nó bắt đầu cứng đầu khủng khiếp luôn nói trống không và luôn có thái độ chống đối với vợ chồng tôi, nhiều khi nó nhất quyết không chịu ăn cơm vì hôm đó không có trứng cuộn cho nó, bắt buộc tôi phải vào nấu cho nó ăn hay là không chịu đánh răng và thay đồ mỗi sáng, không chịu đến lớp lấy lý do là ốm, không chịu ngủ nếu không được nằm cạnh mẹ, khi bị bắt lên giường, thằng bé nhất quyết không nằm xuống, nó cứ ngồi im trong đêm, buồn ngủ thì gà gật cho đến khi nó không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và gục hẳn vào người tôi mới thôi.

Nhiều lần, tôi hỏi chồng: “ Con bị thế này giờ làm như thế nào bây giờ”, tôi thực sự cảm thấy thật sự bế tắc, chẳng nhẽ mỗi lần con phản kháng chống đối thì đánh con ư? Đây là một điều không thể, vì mỗi lần đánh con, càng đánh tôi càng xót và chỉ làm cho thằng bé sẽ trở nên khó bảo hơn thôi. Nếu mắng con nó chỉ có tác dụng trong chốc lát rồi đâu lại vào đó  thôi hay phạt con, đây là cách tốt nhất nhưng phạt bằng cách nào? 

Tâm sự của phụ huynh có con lên 3

Bạn có thấy bóng dáng của mình ở đâu đó trong câu chuyện này? Nếu vậy hãy thay đổi phương pháp, thay đổi cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 3 bằng những bí quyết mà vieclam123.vn vừa nêu trên nhé. 

Một khi bố mẹ hiểu được nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3 thì đương nhiên tự khắc biết mình phải làm gì khi trẻ khủng hoảng tuổi lên 3. Hãy trở thành bố mẹ thông thái để cùng con vượt qua tất cả những giai đoạn khó khăn trong hành trình của trẻ bạn nhé.

Mong rằng những thông tin về khái niệm khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu hay cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 3 vừa rồi sẽ hữu ích đến bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của vieclam123.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay ho trong cuộc sống và công việc bạn nhé.

Cha mẹ sẽ làm gì khi con bị điểm kém?

Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, giai đoạn khủng hoảng đã qua nhưng con sẽ gặp phải những vấn đề khác trong cuộc sống. Tất cả những vấn đề đó có thể làm ảnh hưởng tới việc học tập và khiến con thường xuyên bị điểm kém. Vậy bạn đã biết mình cần phải làm gì khi con bị điểm kém hay chưa? Theo dõi những bí quyết ở bài viết này để tích luỹ thêm kinh nghiệm nhé.

Làm gì khi con bị điểm kém?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022