Khiêm tốn là đức tính tốt mà mỗi chúng ta nên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng tại sao lại nói như vậy? Vậy khiêm tốn có biểu hiện như nào? Lợi ích của khiêm tốn đem lại là gì? Làm sao để có thể dạy con biết khiêm tốn? Hãy cùng tìm hiểu bài viết “Câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi khiêm tốn là gì” để có thể trả lời những câu hỏi trên nhé!
Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động đối với người khác một cách thật tâm và luôn nhận định vị trí của mình thấp để không ngừng học hỏi. Khiêm tốn giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức và được những người xung quanh yêu mến.
Hiểu một cách đơn giản, khiêm tốn chính là thái độ sống tích cực, luôn biết vị trí của mình và không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người khác. Những người khiêm tốn thường có lời nói, hành động rất chuẩn mực và được mọi người vô cùng yêu quý. Ngay từ nhỏ, con bạn đã cần phải được dạy dỗ để hình thành nên đức tính này.
Người khiêm tốn thường biết cách kiểm soát bản thân, hiểu rõ quy luật “nhân vô thập toàn”. Đối với trẻ nhỏ, đức tính khiêm tốn sẽ giúp các em có thể phát triển và hình thành nhân cách một cách hoàn hảo nhất. Vậy khiêm tốn có biểu hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở luận điểm tiếp theo nhé!
Một đứa trẻ khiêm tốn thường có cách ăn nói chừng mực, biết kính trên, nhường dưới, biết lễ phép với người lớn tuổi. Hiện nay, có rất nhiều học sinh có học lực khá giỏi, lại được sinh ra trong các gia đình có nền tảng kinh tế tốt. Tuy nhiên, cách ăn nói thì lại chưa thực sự đúng mực. Thiết nghĩ, đây là một thực trạng đáng buồn trong việc giáo dục con cái của các vị phụ huynh. Từ nhỏ, học sinh nên cần được rèn luyện “học ăn,học nói, học gói, học mở” để có thể phát triển nhân cách một cách hoàn thiện nhất.
Lời ăn tiếng nói hằng ngày của con trẻ sẽ thể hiện chúng là một đứa trẻ khiêm tốn hay tự cao, tự đại. Vì vậy, các ông bố bà mẹ đừng vì nuông chiều con, mà để cho các bé ăn nói tùy tiện, hàm hồ.
Người khiêm tốn thường học tập không ngừng nghỉ và luôn nhìn thấy những ưu điểm của người khác để học hỏi thêm. Trái với những người luôn đặt cái tôi của mình lên trên hết, luôn cho mình là trung tâm của vũ trụ, những người khiêm tốn, biết vị trí của mình ở đâu và luôn luôn hiểu rằng kiến thức là vô biên, cần phải trau dồi và học tập nhiều hơn nữa.
Người khiêm tốn thường có thể kiểm soát được toàn bộ hành vi của mình cũng như biết cách tự nhìn nhận bản thân. Họ hiểu rõ quy luật “nhân vô thập toàn”, không bị ảo tưởng về sức mạnh của chính mình, không bị xu hướng đám đông điều khiển. Họ luôn có lập trường và biết rõ bản thân còn thiếu sót những gì để có thể trau dồi thêm và trở nên phát triển hơn nữa.
Học sinh khiêm tốn thường không ngừng học tập thêm những ưu điểm của bạn bè. Dù có thành tích học tập tốt, trẻ cũng sẽ không bao giờ tự mãn mà luôn học hỏi thêm từ những người xung quanh để trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, các phụ huynh đừng nhầm lẫn rằng khiêm tốn là các em không cần ghi nhận lời khen của người khác dành cho bản thân mình nhé. Trẻ cần biết cách đón nhận lời khen, biết phát triển hơn nữa những điểm mạnh của mình đồng thời không ngừng học tập từ những người khác để có thể trở nên toàn diện hơn.
Không phải cha mẹ nào cũng biết cách để dạy cho con hiểu về đức tính khiêm tốn. Hãy tham khảo một số những phương pháp sau đây để việc dạy dỗ con em của bạn trở nên dễ dàng hơn nhé!
Nhiều bậc phụ huynh thường chú trọng dạy con phải khiêm nhường, nhưng lại quên mất dạt con đón nhận lời khen như thế nào. Người khiêm tốn là người biết vị trí của mình ở đâu chứ không phải là người không biết mình đã đạt được những thành công gì. Ví dụ, khi con đạt giải cao trong kỳ thi tiếng Anh cấp thành phố chẳng hạn. Con hoàn toàn được phép thừa nhận và tự hào về thành công của mình sau một quá trình dài nỗ lực phấn đấu. Tất nhiên, bạn phải giúp con hình thành suy nghĩ, để có được thành công đó, con đã phải nỗ lực rất nhiều, chăm chỉ và phấn đấu ngày đêm, đừng cho rằng đó là điều hiển nhiên. Thứ gì dễ chinh phục thì cũng dễ mất đi. Vui mừng với thành công của mình, biết đón nhận lời khen, lời chúc mừng của những người khác, không có nghĩa là ngủ quên trong chiến thắng. Để dạy con vừa khiêm tốn, vừa biết đón nhận lời khen đúng cách, phụ huynh cần dạy con những điều sau:
- Khi con được người khác khen ngợi về thành công của mình, đừng quên dạy bé nói lời cảm ơn và thể hiện thái độ vui mừng về thành công đó. Tuyệt đối đừng dạy con phủ nhận thành quả của mình, điều này không phải là khiêm tốn mà là vụng về và kém lịch sự.
- Con nên cười thật tươi, và trò chuyện một cách lễ phép với người lớn khi họ khen ngợi mình.
- Nhớ đề cập tới sự góp sức của các bạn khác nếu như đó là thành công của cả nhóm.
Phụ huynh nên nhớ khiêm tốn không có nghĩa phủ nhận thành công của mình mà là thái độ của trẻ khi đón nhận thành công đó ra sao. Nếu con đã thực sự nỗ lực cố gắng, con hoàn toàn xứng đáng đón nhận lời khen của người khác trong niềm vui, đúng không bạn?
Người khiêm tốn là người biết vị trí của mình đang ở đâu. Trẻ có thể rất xuất sắc ở lĩnh vực này nhưng còn rất nhiều lĩnh vực khác mà con cần học hỏi thêm.
Có không ít những học sinh cho rằng môn mình học giỏi là môn quan trọng, mà coi thường thành công của người khác. Để tránh trường hợp con mình có những suy nghĩ như vậy, các phụ huynh cần phải dạy cho con biết rằng, kiến thức là vô tận. Có rất nhiều nhân tài khác xung quanh cuộc sống của con, vì vậy, con cần phải nỗ lực và không ngừng học hỏi. Thành công của ai trong bất kỳ lĩnh vực nào, môn học nào cũng đều đáng được ghi nhận và học hỏi.
Hy vọng bài viết “Câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi khiêm tốn là gì?” chúng tôi có thể đem tới cho bạn thông tin hữu ích nhất.
>> Đọc thêm:
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022