Blog

Kế toán sản xuất là gì? Bản mô tả công việc của kế toán sản xuất

17/06/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành kế toán luôn là một trong những lĩnh vực vô cùng “hot” hiện nay. Một trong những công việc kế toán được nhiều người lựa chọn có thể kể đến công việc kế toán sản xuất, đây là công việc có sự đa dạng và cơ hội phát triển cao. Kế toán sản xuất là gì? Mô tả công việc của kế toán sản xuất như thế nào? Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu nhé.

1. Kế toán sản xuất là gì?

Kế toán sản xuất tên tiếng anh production accountant là người làm công việc tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất để có thể phân tích, tính toán các sản phẩm của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành. Trong quá trình sản xuất phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về chi phí như chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất, hao mòn tài sản cố định, lương nhân công, chi phí về tổ chức quản lý nhiệm vụ của kế toán sản xuất là tổng hợp trực tiếp hoặc gián tiếp tất cả chi phí để từ đó tính toán giá thành của sản phẩm.

Kế toán sản xuất là gì?

Kế toán sản xuất đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí và biết được dòng tiền của họ đang đi đâu. Nhiệm vụ của kế toán sản xuất còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp:

  • Tập hợp phân chia các loại chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện định mức và dự toán các chi phí sản xuất

  • Tính toán chi phí sản xuất, giá thành của sản phẩm sau khi hoàn thành.

  • Đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm chi tiết từng mặt hàng

  • Cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho các bộ phận có liên quan.

Tham khảo ngay: Danh sách những mẫu cv kế toán được sử dụng nhiều nhất trên Vieclam123.

2. Mô tả công việc kế toán sản xuất

Công việc của kế toán sản xuất rất đa dạng cùng tìm hiểu về nghiệp vụ cụ thể mà họ cần thực hiện là gì nhé.

Mô tả coog việc kế toán sản xuất

2.1. Công việc quản lý công tác kế toán

Kế toán sản xuất là người theo sát quá trình sản xuất để cung cấp kịp thời nguyên vật liệu và theo dõi chi phí công nợ thanh toán cho bên sản xuất. Đồng thời kế toán sản xuất phải thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, làm việc với bên cung cấp để giải quyết kịp thời các chi phí phát sinh không ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn quá trình sản xuất. 

Đồng thời công việc quản lý công tác kế toán còn là tính toán khấu hao sản xuất từ đó làm cơ sở để có thể định giá được giá thành chính xác sau khi sản phẩm được hoàn thiện. Việc tính toán được giá thành phải dựa trên các chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, khấu hao sản xuất và các vấn đề phát sinh khác đảm bảo mức giá thành của sản phẩm phải đáp ứng được đầy đủ tiêu chí và yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp. Quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động tư liệu lao động và đối tượng lao động.

Kế toán sản xuất cũng thực hiện những nghiệp vụ liên quan đến kế toán quy trình xử lý giấy tờ và đảm bảo các số liệu kế toán phải được bảo mật để tránh để lộ những thông tin về sản phẩm trước khi ra thị trường. Quy trình lưu trữ, ghi chép các thông tin chi tiết từng ngày về chi phí phát sinh thực hiện trên máy tính và các phần mềm quản lý phải đảm bảo được sự chính xác thông tin để ban lãnh đạo có thể theo dõi về định mức và tiến độ.

2.2. Công tác quản lý kho hàng 

Công việc quản lý kho hàng không chỉ là nhiệm vụ của các nhân viên trực thuộc bộ phận kho mà kế toán sản xuất cũng phải hỗ trợ việc tổ chức sắp xếp kho hàng sao cho hợp lý, phân loại các sản phẩm, nguyên liệu và kết hợp với bộ phận kho để quản lý các công tác xuất nhập kho hàng. Kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất kho hàng, kiểm soát được số lượng tồn kho. 

Tham gia vào công tác đào tạo nhân viên kho hàng, đề xuất những quy định quản lý kho hàng với ban lãnh đạo. Theo dõi thủ kho trong việc bảo quản sản phẩm, cấp phát các vật tư. Kế toán sản xuất cũng là người chịu trách nhiệm trong việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và giám sát tình hình vệ sinh kho hàng sạch sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kết hợp với các bộ phận khác thực hiện làm việc với các nhà quản lý sản xuất để kiểm kê vật tư, các sản hiện đang được sản xuất trên dây chuyền.\

Công tác quản lý kho

Kế toán sản xuất tham gia phân chia công việc cho thủ kho và phó kho sao cho đảm bảo 

2.3. Kết hợp với các bộ phận khác

Công việc của kế toán kho cần thực hiện cập nhật số liệu chính xác, đúng thời gian quy định trên hệ thống, cung cấp các thông tin cho bộ phận liên quan đặc biệt là phòng khách hàng, kinh doanh phục vụ công tác sản xuất và kịp thời cung ứng vật tư. Lập phiếu xuất vật tư phục vụ trong sản xuất, phối hợp với bộ phận kho để giải quyết các vấn đề liên quan 

Khi xảy ra vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc sản xuất ở bộ phận nào cần chỉ đạo để giải quyết kịp thời đúng quy định đảm bảo quá trình sản xuất. Tại các doanh nghiệp hàng tháng sẽ có bộ phận kế toán lương, tuy nhiên các kế toán kho cần hỗ trợ để xác nhận lại bảng lương bên bộ phận sản xuất sao cho chính xác. Cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết để bộ phận kế toán lương có thể đảm bảo trung khớp công nợ cho các nhân viên sản xuất. 

Kế toán sản xuất là bộ phận có thể đảm nhận nhiều công việc đa dạng khác nhau. Vì vậy người làm công việc này luôn phải sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác khi có sự chỉ đạo từ cấp trên đảm bảo hỗ trợ các bộ phận hoàn thành công việc của mình theo đúng chuyên môn. 

2.4. Lập báo cáo định kỳ

Kế toán sản xuất hàng tháng sẽ phải thực hiện báo cáo công việc cụ thể chi tiết để ban lãnh đạo có thể theo dõi được tiến độ công việc và các nhiệm vụ hoàn thành hoặc chưa hoàn thành.

Một số báo cáo mà kế toán sản xuất cần thực hiện:

Báo cáo doanh thu: Đây là báo cáo về tiền lợi nhuận, chi phí nhận được khi thực hiện việc mua bán, cung cấp của doanh nghiệp. Toàn bộ doanh thu dựa vào việc sản xuất ghi chi tiết trong báo cáo.

Báo cáo chi phí sản xuất: Trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều khoản cần chi tiêu và sử dụng đảm bảo cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả những khoản chi phí sản xuất được kế toán thực hiện đầy đủ trong báo cáo.

Báo cáo hàng tồn kho: Báo cáo này cần kết hợp với bộ phận kho tiến hành kiểm kê và đưa ra báo cáo cụ thể về các mặt hàng sản phẩm còn tồn.

Báo cáo công nợ phải thu và báo cáo nợ cần trả

Báo cáo giá thành sản phẩm: Có lẽ đây là loại báo cáo quan trọng đối với kế toán sản xuất. Sau khi đã tính toán trừ hao tất cả các chi phí sản xuất cần đưa ra cho cấp trên một báo cáo đầy đủ chi tiết giá thành sản phẩm. 

3. Yêu cầu công việc của kế toán sản xuất

Nếu muốn ứng tuyển vị trí kế toán sản xuất các ứng viên cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Yêu cầu công việc kế toán sản xuất

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành kế toán hoặc kế toán sản xuất. Các chứng chỉ về kế toán.

  • Kinh nghiệm: Làm những công việc liên quan trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên.

  • Có kiến thức chuyên môn kế toán và nghiệp vụ. Am hiểu về thuế, chuẩn mực tài chính kế toán.

  • Kỹ năng: Các kỹ năng về tin học văn phòng, thành thạo sử dụng phần mềm quản lý kế toán. Các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,...

  • Trung thực, nhanh nhẹn, chịu được áp lực từ công việc và luôn sẵn sàng lắng nghe học hỏi.

  • Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của bạn đặc biệt là các chứng chỉ tiếng Anh.

4. Mức lương của kế toán sản xuất

Lương của kế toán nói chung và kế toán sản xuất nói riêng là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi ứng tuyển vị trí này. Cũng giống như các công việc khác, nhân viên sẽ đều có mức lương chính, lương cố định và các khoản phụ cấp khác. Trung bình lương cả các kế toán sản xuất sẽ ở khoảng 6 đến 8 triệu. Đây là mức lương không cao nhưng có thể nói là phù hợp với khối lượng công việc và đủ để ổn định. Bên cạnh mức thu nhập này thì nhân viên kế toán sản xuất cũng nhận được những chế độ thưởng định về, lễ, tết tuỳ thuộc vào quy mô một công ty. Tổng thu nhập có thể lên đến 15 triệu hoặc còn cao hơn nữa. 

Trên đây là mô tả chi tiết công việc kế toán sản xuất của vieclam123.vn. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn có thêm những thông tin quan trọng để có những quyết định nghề nghiệp sáng suốt. 

 

 

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023