Tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, ngoại tệ là một trong những yếu tố quan trọng mà bất kể người kế toán viên nào cũng cần phải có hiểu biết rõ ràng, đầy đủ để nhằm mục đích ghi chép sổ kế toán một cách chính xác. Qua đó, nhân viên kế toán sẽ phản ánh được đúng tất cả mọi nghiệp vụ có liên quan tới vấn đề ngoại tệ ở trong các doanh nghiệp hành chính này. Vậy nên nếu như chưa có hiểu biết sâu về kế toán ngoại tệ thì bạn chớ bỏ qua bài viết này, Hà My sẽ gửi đến bạn các kiến thức cơ bản nhưng quan trọng nhất xoay quanh ngoại tệ trong hoạt động kế toán. Hãy bắt đầu khám phá nhé!
MỤC LỤC
Nhiệm vụ hạch toán liên quan tới kế toán ngoại tệ của những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, đơn vị hành chính sẽ được triển khai thực hiện dựa vào những quy định sau.
Những nghiệp vụ mua và bán ngoại tệ mà đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán xong thì ngoại tệ sẽ được quy đổi thành đồng Việt Nam dựa vào tỷ giá mua và tỷ giá bán ở tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Ngoài ra cũng có thể quy đổi ngoại tệ dựa vào hợp đồng về việc quy đổi tỷ giá thanh toán.
Khi có phát sinh các khoản thu bao gồm thu viện trợ, thu hoạt động và các khoản chi, giá của nguyên vật liệu, dụng cụ công cụ, tài sản cố định dùng ngoại tệ để mua phục vụ cho doanh nghiệp, chi trả cho các dự án thì cần quy đổi ngoại tệ thành đồng Việt Nam để tính toán. Lưu ý, việc quy đổi cần dựa theo tỷ giá hối đoái của Bộ Tài chính và cần phải được công bố rõ ràng, đầy đủ ở chính thời điểm có phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Nếu không có bất cứ quy định rõ ràng nào liên quan đến tỷ giá thanh toán ngoại tệ thì đồng nghĩa rằng việc sử dụng tỷ giá từ thực tế cũng sẽ chính là tỷ giá trung bình chuyển khoản. Ở thời điểm có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế của các ngân hàng thương mại được tính theo công thức trung bình cộng giữa tỷ giá mua và bán chuyển khoản tại nơi đơn vị thường xuyên diễn ra các giao dịch và có sự quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam. Các trường hợp này thì kế toán viên khi ghi sổ kế toán sẽ phải lưu ý những khoản mục theo quy định bên dưới.
Những khoản về doanh thu, chi phí phục vụ cho các mảng sản xuất, dịch vụ, kinh doanh phát sinh ở trong kỳ là khoản mục đầu tiên mà kế toán viên cần lưu ý ghi vào sổ kế toán. Tiếp theo đó sẽ là những khoản doanh thu đạt được và những chi phí phục vụ cho các hoạt động phát sinh về kinh doanh, sản xuất, dịch vụ ở trong kỳ kế toán.
Giá trị của các vật liệu, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dụng cụ, tài sản cố định mua cùng nhưng tài sản khác được tính bằng ngoại tệ và sử dụng phục vụ chính cho các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất là khoản mục thứ 3 người kế toán viên sẽ phải chú ý ghi sổ kế toán.
Khoản mục thứ tư có liên quan đến Bên Nợ và Bên Có. Đây là hai trong những yếu tố không thể thiếu trong quy định về ngoại tệ. Trong đó, bên Nợ được ghi thành khoản mục sẽ gồm các TK về tiền, TK cần thu cùng với bên Có những TK phát sinh cần được trả bằng ngoại tệ; bên Có những TK cần thu và TK tiền cùng bên Nợ những TK phát sinh cần trả bằng ngoại tệ và tuân thủ quy định quy đổi thành Việt Nam đồng đúng chuẩn tỷ lệ đã được xác định rõ ở trên sổ kế toán đối với riêng biệt từng loại TK, phải liên quan tới một trong số ba phương pháp kế toán gồm bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, thực tế đích danh.
Khoản mục thứ 5 là mục cho phép doanh nghiệp hành chính được đánh giá lại đối với những khoản mục liên quan tới tiền tệ, những khoản có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính dựa vào tỷ giá chuyển khoản trung bình mua bán của ngân hàng thương mại ở thời điểm cuối kỳ, trong các hoạt động kinh doanh và sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể áp dụng đánh giá lại đối với những đơn vị có các giao dịch diễn ra thường xuyên. Lưu ý, khi thực hiện đánh giá lại, đơn vị không được phép thực hiện việc này tại những khoản mục tiền tệ và những loại có nguồn gốc ngoại tệ trong hoạt động liên quan tới dự án, tới hành chính, sự nghiệp.
Khoản mục thứ 5 cho biết doanh nghiệp hành chính cần thực hiện nhiệm vụ theo dõi nguyên tệ của những tài khoản TK 007 về ngoại tệ gồm Tiền gửi, tiền mặt. Việc này thực hiện tại sổ kế toán chi tiết.
Phía đơn vị chỉ cần phản ánh đầy đủ, rõ ràng và chính xác những khoản chênh lệch về tỷ giá hối đoái.
Các chênh lệch này sẽ phát sinh ở trong kỳ đối với những nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ, áp dụng ở các dự án và hoạt động hành chính. Ngoài ra còn khoản chênh lệch được tính đến khác đó là chênh lệch tỷ giá hối đoái xuất phát từ việc đánh giá lại về số dư ngoại tệ vào cuối kỳ tại những khoản mục mang nguồn gốc ngoại tệ và những TK gồm 111, 112, 131 hay 331 và nhiều tài khoản khác. Chúng đều thuộc vào hoạt động dịch vụ, kinh doanh, sản xuất.
Tài khoản ngoại tệ được sử dụng cho hoạt động kế toán là TK 431. Đây được gọi là tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tài khoản này được dùng như thế nào? Kế toán viên muốn dễ dàng xử lý kế toán ngoại tệ dễ dàng, nhanh chóng thì nhất định phải hiểu rõ các khía cạnh nội dung kiến thức xoay quanh. Tiếp tục cập nhật các thông tin mà My sẽ chia sẻ ngay tiếp theo đây nhé.
Tài khoản 431 được sử dụng chủ yếu ở những đơn vị, doanh nghiệp hành chính sự nghiệp. Khi đó, nó sẽ phát huy công dụng chính là phản ánh con số chênh lệch về tỷ giá hối đoái trong việc đánh giá lại số dư của những khoản mục tiền tệ, đánh giá lại số dư đối với những khoản mục có gốc ngoại tệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở thời điểm cuối của kỳ kế toán.
Kết cấu của tài khoản 431 gồm hai phần: Bên Nợ và Bên Có. Trong đó, các phần này có đặc điểm và nội dung biểu hiện riêng.
Bên nợ thể hiện sự chênh lệch khoản mục lỗ tỷ giá hối đoái tại phạm vị của kỳ phát sinh nghiệp vụ kinh tế, tính bằng ngoại tệ cũng như của các hoạt động khác bao gồm dự án, hành chính. Ngoài ra, bên Nợ cũng thể hiện sự chênh leehcj về tỷ giá từ quá trình đánh giá lại đối với con số ngoại tệ dư ra vào thời điểm cuối năm tài chính, cùng với đó đánh giá lại cả những khoản mục tiền mang gốc ngoại tệ từ trong kinh doanh, sản xuất.
Thực hiện kết chuyển đối với con số chênh tỷ giá từ quá trình đánh giá lại về lãi tỷ giá hối đoái và những khoản mục tiền mang gốc ngoại tệ. Điều này cũng được triển khai trên đối tượng chính là các hoạt động sản xuất kinh doanh và kết chuyển vào TK 531.
Tương tự, việc kết chuyển áp dụng ở đối tượng là con số chênh lệch về tỷ giá, thực hiện do nhờ việc đánh giá lại số dư về ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính của những mục tiền tệ, mang gốc ngoại tệ vào TK 515. Áp dụng đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Bên Có sẽ thực hiện hoạt động kế toán ngoại tệ ở những phương diện sau đây:
- Sự chênh lệch về tỷ giá vì lý do đánh giá lại bằng ngoại tệ trong kỳ đang diễn ra nghiệp vụ kinh tế của dự án, hành chính.
- Sự chênh lệch tỷ giá từ công cuộc đánh giá lại những mục tiền gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất.
- Kết chuyển đối với con số chênh về tỷ giá, bắt nguồn từ hoạt động đánh giá lại các khỏn mục tiền gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính, trong kinh doanh sản xuất và đưa vào TK615.
- Số dư ở bên Nợ và số dư ở bên Có.
Như vậy, bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích về kế toán ngoại tệ. Có thể đối với các kế toán mới ra trường, mảng kiến thức này có phần khó khăn trong quá trình nhận biết, áp dụng vào thực tế nhưng đây cũng là nghiệp vụ nhất định bạn phải thông thạo để áp dụng thực hiện trong công việc. Vì thế, đừng ngại ngần tích lũy mọi thông tin kiến thức liên quan đến kế toán ngoại tệ. My đã phần nào giúp bạn giải quyết, xử lý những lo ngại này qua bài viết trên đây, rất mong sẽ đem lại cho bạn một sự hỗ trợ thật sự cần thiết.
Bạn hiểu như thế nào về kế toán ngân hàng thương mại? Đây cũng là một mảng kiến thức mà người hành nghề kế toán cần phải biết khi hoạt động nghề nghiệp. Nếu bản thân bạn nhận thấy mình còn chưa thực sự nắm được kiến thức xoay quanh nghiệp vụ này thì đọc ngay bài viết bên dưới để kịp thời củng cố kiến thức bạn nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023