Giáo viên giáo dục đặc biệt là gì và các thông tin cần biết về ngành
Giáo viên giáo dục đặc biệt là gì và các thông tin cần biết về ngành
Giáo viên có lẽ là một nghề không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, giáo viên giáo dục đặc biệt lại là một điều khá mới lạ với rất nhiều người. Vậy, theo bạn, giáo viên giáo dục đặc biệt là gì? Giáo viên giáo dục đặc biệt có điểm gì khác với giáo viên thông thường? Và trở thành giáo viên giáo dục đặc biệt liệu có khó hay không? Nếu như bạn đang quan tâm hay có những thắc mắc về giáo viên giáo dục đặc biệt thì cùng theo dõi bài viết dưới đây của vieclam123.vn nhé!
MỤC LỤC
Trước khi tìm hiểu về giáo viên giáo dục đặc biệt là gì thì bạn sẽ cần hiểu đúng về giáo dục đặc biệt.
Giáo dục đặc biệt có tên tiếng Anh là “Special education”. Đây là chương trình giáo dục được thiết kế và áp dụng cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt. Cụ thể hơn thì đối tượng học sinh của giáo dục đặc biệt chính là các em chậm phát triển về thể chất, tinh thần hay trí tuệ, bao gồm cả các em bị khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị,... Những vấn đề đó khiến cho các em khó có thể học tập và phát triển giống như những người bình thường khác và cần có những chương trình đặc biệt để đảm bảo sự phù hợp cho quá trình tiếp nhận tri thức của mình. Môi trường giáo dục truyền thống không thể đáp ứng được điều đó, vì thế mà sự ra đời của giáo dục đặc biệt mang tính thiết yếu để đảm bảo các em học sinh thuộc đối tượng trên được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình.
Hiện nay, giáo dục đặc biệt đang ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. Khi đối tượng giáo dục đặc biệt sẽ đòi hỏi những sự đáp ứng lớn hơn để đảm bảo về chất lượng cũng như hiệu quả đề ra.
Khi đã hiểu được giáo dục đặc biệt là gì thì bạn cũng đã phần nào lý giải được giáo viên giáo dục đặc biệt là gì.
Về cơ bản thì giáo viên giáo dục đặc biệt chính là những người thực hiện công tác giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt tri thức tới các em học sinh trong ngành giáo dục đặc biệt. Điểm khác biệt của giáo viên giáo dục đặc biệt đó chính là học sinh của các thầy cô sẽ là đối tượng đặc biệt, nhưng em học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận tri thức, tư duy cũng như các hoạt động khác trong học tập.
Khi ngành giáo dục đặc biệt đang ngày càng nhận được sự chú ý thì giáo viên giáo dục đặc biệt cũng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này rất lớn nhưng lại không đủ để đáp ứng. Vì thế mà đây sẽ là một việc làm cực kỳ tiềm năng cho các bạn ứng viên khi lựa chọn và theo đuổi nghề sư phạm nói chung.
Giáo viên giáo dục đặc biệt thực hiện những công việc gì? Đây chắc hẳn là điều mà khá nhiều bạn tò mò khi tìm hiểu về nghề đặc biệt này.
Cụ thể thì các công việc của giáo viên giáo dục đặc biệt có thể kể đến như sau:
Về cơ bản thì giáo viên giáo dục đặc biệt cũng giống như giáo viên thông thường, đều cần thực hiện công việc chuyên môn chính của mình đó là giảng dạy và truyền đạt tri thức.
- Cập nhật chương trình, chuyên đề giảng dạy theo từng năm học mới
- Thiết kế và soạn giáo án cho từng tiết dạy của bộ môn tương ứng
- Thực hiện việc đứng lớp để giảng dạy và truyền đạt tri thức
Bên cạnh các công việc về chuyên môn thì giáo viên giáo dục đặc biệt cũng đảm nhận các công việc hành chính liên quan.
- Lập danh sách về học sinh của từng lớp giảng dạy
- Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ của các em học sinh
- Đánh giá tiến độ và quá trình học tập của các em
- Trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tâm lý cũng như tình hình của học sinh khi có yếu tố ngoài ý muốn
- Nghiên cứu và bổ sung các phương pháp giáo dục đặc biệt hiệu quả
- Triển khai các phương pháp giảng dạy mới
- Tìm hiểu và nghiên cứu về tâm sinh lý của các đối tượng đặc biệt để có cách thức ứng xử sao cho phù hợp nhất
Về tổng quan thì công việc của giáo viên giáo dục đặc biệt cũng sẽ tương tự như giáo viên thông thường. Tuy nhiên, sẽ có những đầu việc khác biệt hoàn toàn bởi đối tượng tiếp nhận của giáo dục đặc biệt khác với giáo dục truyền thống.
Nhắc tới giáo dục đặc biệt nhiều người sẽ cảm thấy băn khoăn rất nhiều vì đối tượng cần làm việc khá đặc biệt. Tuy nhiên, bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, khó khăn và thuận lợi đều sẽ được đặt ra cho những người thực hiện. Với giáo viên giáo dục đặc biệt cũng sẽ như vậy.
Điều thuận lợi đầu tiên của giáo viên giáo dục đặc biệt đó chính là được tạo điều kiện trong quá trình học tập và giảng dạy. Ngay từ khi xác định lựa chọn chuyên ngành giáo dục đặc biệt tại các trường sư phạm thì sinh viên theo học cũng được hỗ trợ tốt nhất để đảm bảo việc theo nghề và hành nghề sau này.
Đến khi ra trường và thực hiện công tác chuyên môn thì giáo viên giáo dục đặc biệt cũng được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, tạo điều kiện tốt cho quá trình giảng dạy, để thầy cô có thể gắn bó và yêu nghề hơn.
Hầu hết các em học sinh thuộc đối tượng đặc biệt thường rất ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng. Vì vậy mà các em thường rất ngoan, tạo điều kiện rất tốt cho giáo viên trong quá trình truyền đạt, giảng dạy.
Mặc dù quá trình tiếp nhận sẽ có thể gặp chút khó khăn, thế nhưng, điều này vẫn sẽ giúp giáo viên có thể hỗ trợ cũng như thuận lợi hơn khi các em biết nghe lời và áp dụng đúng những điều được hướng dẫn.
Với giáo viên giáo dục đặc biệt thì khó khăn trong nghề chắc chắn là có. Và cụ thể thì một số khó khăn nhất định có thể kể đến như:
Bởi vì các em học sinh thuộc đối tượng đặc biệt, chưa được quan tâm kịp thời. Điều này dẫn đến kỹ năng học tập và khả năng giao tiếp gặp nhiều hạn chế. Do vậy mà đây sẽ là khó khăn của giáo viên đặc biệt khi truyền tải tri thức tới các em học sinh của mình.
Cùng với đó, việc thay đổi tâm sinh lý ở các em học sinh đặc biệt cũng rất khó nắm bắt. Giáo viên sẽ khó khăn khi đưa ra các phương pháp giảng dạy cũng như tiếp cận với các em sao cho hiệu quả nhất. Trong nhiều trường hợp, các em học sinh sẽ có tâm lý chống đối và không muốn tiếp cận với ai, vì thế mà giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ cần phải biết cách xử lý để tránh xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn.
Thực tế thì nhiều phụ huynh thường không công nhận con mình là trẻ khuyết tật và khiến các em bị đưa vào môi trường không phù hợp. Điều này gây trở ngại về chính tâm lý của các em học sinh, đến khi các em được đến đúng môi trường thì rất khó để giáo viên giáo dục đặc biệt có thể tiếp cận cũng như dạy dỗ. Hơn hết, việc này cũng khiến các em không được hưởng đúng chế độ, chính sách của mình và góp phần dẫn đến những khó khăn khi áp dụng kiến thức sau đó trong cuộc sống.
Giáo viên giáo dục đặc biệt mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng đây vẫn là một nghề cao quý và có những đóng góp thiết thực cho xã hội, đặc biệt là với các em học sinh thuộc đối tượng đặc biệt. Vậy, làm gì để trở thành giáo viên giáo dục đặc biệt?
Để trở thành giáo viên giáo dục đặc biệt thì bạn sẽ cần có bằng cấp, chuyên môn sư phạm. Tức là được đào tạo bài bản các kiến thức chuyên ngành về giáo viên giáo dục đặc biệt.
Cụ thể thì đó là kiến thức về phát triển tâm sinh lý của trẻ đặc biệt, phương pháp tổ chức và giáo dục trẻ, cách thức giảng dạy với từng đối tượng trẻ đặc biệt như trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị hay trẻ chậm phát triển về trí tuệ,...
Các kỹ năng cần thiết của giáo viên giáo dục đặc biệt gồm có:
- Kỹ năng về việc tổ chức và quản lý trong dạy học
- Kỹ năng quan sát và nắm bắt các vấn đề tâm lý, sự thay đổi của trẻ
- Kỹ năng giải quyết và ứng xử các trường hợp bất ngờ của trẻ đặc biệt
- Kỹ năng về việc trị liệu, chăm sóc các bệnh lý cơ bản của trẻ đặc biệt để kịp thời xử lý
Bên cạnh các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng thì tố chất cũng là điều cần quan tâm để trở thành một giáo viên giáo dục đặc biệt.
- Có lòng yêu trẻ và yêu thích công việc giảng dạy
- Có sự kiên nhẫn và chịu được áp lực của công việc
- Có tinh thần trách nhiệm, công bằng và đạo đức tốt
- Có ý thức rèn luyện tốt và tấm lòng trong sáng
- Luôn tận tụy với nghề và có niềm đam mê với công việc
- Chủ động trong việc cập nhật và trau dồi bản thân để hỗ trợ hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy
- Có khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt, không chỉ với các em học sinh mà với cả phụ huynh
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về giáo viên giáo dục đặc biệt. Hy vọng bài viết đã giúp bạn làm rõ về giáo viên giáo dục đặc biệt là gì cũng như thông tin cơ bản về nghề để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn, định hướng phù hợp nhất cho bản thân với nghề nghiệp trong tương lai.
Cách quản lý trường mầm non như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023