Blog

Giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán và các thông tin

19/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tài sản ròng là một giá trị có một tầm quan trọng đối với doanh nghiệp. Để có thể đưa ra những quyết định về quản lý và hiểu được rõ về giá trị của tài sản ròng thì cần phải biết cách tính cụ thể. Vậy, hãy cùng đi đến bài viết sau đây của vieclam123.vn để tìm hiểu về giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán cùng với những thông tin khác liên quan nhé!

1. Khái niệm của giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Đầu tiên, trước khi đi tìm hiểu về khái niệm của tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán thì chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm về tài sản ròng. Tài sản ròng là một trong những yếu tố được rất nhiều các chủ doanh nghiệp hay các nhà đầu tư quan tâm. Từ các giá trị tài sản ròng trong doanh nghiệp thì có thể đánh giá một cách chi tiết nhất về tình hình kinh tế cũng như là tiến độ kinh doanh của một tổ chức.

Giá trị tài sản ròng khi nhìn vào thì qua đó sẽ phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Điều này sẽ không khẳng định được rằng doanh nghiệp có lợi nhuận lớn thì sẽ có được giá trị tài sản ròng cao mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

 Khái niệm của giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Để có thể tính được giá trị tài sản ròng thì sẽ được lấy kết quả từ tất cả tài sản đang sở hữu của doanh nghiệp mà trừ đi những khoản nợ chưa được thanh toán. Hay dễ hiểu hơn thì giá trị tài sản ròng chính là những giá trị còn lại sau khi đã được trừ đi các khoản nợ. 

Đối với giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán thì giá trị tài sản ròng sẽ là kết quả  của tài sản trừ các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải trả. Và giá trị này trên bảng cân đối Kế toán sẽ không được thể hiện một cách trực tiếp mà cần phải tính dựa trên những chi tiêu có trong bảng cân đối Kế toán. Khi đó thì giá trị tài sản ròng mới có thể được tính trên bảng cân đối Kế toán của doanh nghiệp.

2. Tính giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán chuẩn xác nhất

2.1. Vai trò của giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Mặc dù rằng giá trị tài sản ròng sẽ không được thể hiện một cách chi tiết trên bảng cân đối Kế toán nhưng nó vẫn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Từ giá trị tài sản ròng đã được tính thì doanh nghiệp sẽ biết được rất nhiều thông tin quan trọng và số liệu này sẽ được thể hiện thông quan báo cáo tài chính.

Thông tin giá trị tài sản ròng sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá về năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp bất kỳ. Chính từ thông tin này thì các nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định đầu tư hoặc quyết định về việc vay vốn.

Vai trò của giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Chủ doanh nghiệp hoặc những người cấp cao trong một tổ chức có thể căn cứ thông tin về giá trị tài sản ròng để nắm bắt về các tình hình nợ phải trả của doanh nghiệp. Thông qua đây họ sẽ có thêm những thông tin để đưa ra những giải pháp và kế hoạch để tiến hành đầu tư cho doanh nghiệp của mình.

Trong trường hợp mà giá trị tài sản ròng bị âm thì điều này cũng khẳng định là các nhà đầu tư trong doanh nghiệp sẽ bị lỗ và cần phải đưa ra những giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng này.

Để có thể tính được giá trị tài sản ròng thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bảng cân đối Kế toán. Tất cả số liệu để tính giá trị tài sản ròng sẽ được tính trên bảng cân đối Kế toán. Do vậy nếu muốn tính được giá trị tài sản ròng thì thông tin trên bảng cân đối Kế toán cần phải chính xác tuyệt đối.

2.2. Mẹo tính giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Như vậy, từ phần phân tích trên thì chúng ta đã biết được rằng giá trị của tài sản ròng sẽ không được nằm trên bảng cân đối Kế toán mà nó sẽ được tính dựa vào những chỉ tiêu có trong bảng. Công thức để tính giá trị tài sản ròng sẽ được tính bằng công thức như sau:

Tính giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Giá trị tài sản ròng bằng tổng của “Tổng tài sản” trừ đi “tổng nợ phải trả” trên bảng cân đối Kế toán.

Từ công thức trên, để có số liệu tính tài sản ròng thì chúng ta sẽ phải lấy số liệu từ hai tiền tố tài sản và nợ phải trả sẽ nằm ở trên bảng cân đối Kế toán doanh nghiệp.

2.2.1. Tính tổng tài sản 

Khi đã hoàn thiện được bảng cân đối Kế toán và có đầy đủ những số liệu về tài sản, nguồn vốn thì để tính được tổng tài sản thì bạn cần tính tổng của các yếu tố sau đây:

- Các tài sản ngắn hạn, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền và các tài khoản tương đương về tiền.

- Tài sản dài hạn, những tài khoản phải thu dài hạn, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư, tài sản cố định và một số tài sản dài hạn khác.

Khi bảng cân đối Kế toán có những yếu tố kể trên thì Kế toán viên sẽ cần phải tổng hợp lại tổng các tài sản đó lại với nhau. Đây sẽ là một phần yếu tố để tính tài sản ròng cho doanh nghiệp.

2.2.2. Tính tổng nợ phải trả

Muốn tính được tổng nợ phải trả thì bạn sẽ cần tổng hợp từ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn với nhau. Trong đó tổng nợ ngắn hạn sẽ được tính từ thuế, các khoản phải trả người lao động, khoản phải nộp nhà nước, chi phí trả ngắn hạn. Còn với nợ dài hạn thì sẽ được tổng hợp từ các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn, phải trả người bán,...

Cách tính giá trị tài sản ròng cực chuẩn

Như vậy, từ tổng tài sản và tổng nợ phải trả đã được tổng hợp từ bảng cân đối Kế toán thì lúc này việc tính giá trị tài sản ròng là cực kỳ dễ dàng. Bạn chỉ cần lấy giá trị của tổng tài sản trừ đi giá trị tổng nợ phải trả là đã có được giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp thì giá trị tài sản ròng sẽ là âm nếu như tài sản nhỏ hơn nợ phải trả và đây là điều không tốt cho doanh nghiệp.

2.3. Điều cần lưu ý về giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Giá trị tài sản ròng là một chỉ số vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Chính vì điều này cho nên tính giá  trị tài sản ròng chính xác là một điều vô cùng quan trọng.

Một khi đã tính giá trị tài sản ròng trong doanh nghiệp thì những số liệu sẽ cần phải được lấy từ bảng cân đối Kế toán và nó sẽ không thể hiện ở trên đó. Những doanh nghiệp cần áp dụng các phần mềm Kế toán chuyên dụng để từ đó tính giá trị tài sản ròng một cách nhanh hơn và chính xác hơn.

Điều cần lưu ý về giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán

Các doanh nghiệp cần phải thông qua giá trị tài sản ròng được tính trên bảng cân đối Kế toán từ đó đưa ra những quyết định tình hình tài chính cho doanh nghiệp của mình. Nếu như tài sản ròng mà âm thì nghĩa là doanh nghiệp hoạt động không tốt cho nên cần phải có những thay đổi để vực lại nền kinh tế.

Trong trường hợp mà giá trị tài sản ròng dương thì đây là một tín hiệu tốt nhưng doanh nghiệp cũng không được chủ quan mà cần phải đưa ra thêm những chiến lược hoạt động hiệu quả hơn từ đó tăng thêm nguồn thu về tải sản và giảm bớt được tối đa về các khoản nợ.

Giá trị tài sản ròng bảng cân đối Kế toán và các thông tin

Mong ước giá trị tài sản ròng dương luôn là điều mà các doanh nghiệp luôn luôn ước ao. Bên cạnh đó đây còn là thông số mong ước của cá nhân cũng như là chính phủ. Đây là chỉ tiêu quan trọng và cần được tính toán cẩn thận trên bảng cân đối Kế toán. Chính vì thế mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, Kế toán viên cần phải nắm được điều này để kiểm soát chỉ tiêu tài sản ròng cho thật hợp lý.

Vậy là thông tin về giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối Kế toán đã được bật mí đến cho bạn ở bài viết trên. Mong rằng qua đây bạn biết cách tính giá trị này từ bảng cân đối Kế toán của doanh nghiệp và đưa ra được những phương án hợp lý để tăng giá trị tài sản ròng.

Khóa sổ Kế toán là gì

Sau mỗi kỳ Kế toán thì việc khóa sổ Kế toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải làm của mỗi Kế toán viên. Vậy để hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của khóa sổ Kế toán thì bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Khóa sổ Kế toán là gì

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022