Blog

Executive Chef là gì? Bếp trưởng điều hành làm những công việc gì?

19/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong các nhà hàng, khách sạn hay trong bộ phận bếp, Executive Chef là người có vị trí “quyền lực” nhất, là người quản lý những công việc trong bếp. Để trở thành Executive Chef, bạn cần phải có những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết. Vậy Executive Chef là gì? Công việc của Executive Chef là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về Executive Chef qua bài viết dưới đây nhé!

1. Executive Chef là gì? Mô tả công việc vị trí bếp trưởng điều hành

1.1. Executive Chef là gì?

Executive Chef có nghĩa là bếp trưởng tổng, hay bếp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động trong bếp, là người đứng đầu trong bộ phận bếp. Về cơ bản, bếp trưởng sẽ làm các nhiệm vụ như: Quản lý và quản sát nhân viên, lên menu, làm chủ chất lượng, không gây hại lao động, điều hành hoạt động kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng dẫn nhân viên bếp hoạt động sao cho hiệu quả.

Tìm hiểu Executive Chef là gì

Để có thể “leo” lên chức vụ bếp trưởng, họ cần phải có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức vững nghề và có kỹ năng quản lý tốt và vị trí này ngày càng được các khách sạn, nhà hàng săn đón với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.

1.2. Executive Chef làm những gì?

Khi đã hiểu rõ Executive Chef là gì, có thể thấy rằng đây là vị trí cao nhất trong bếp, quản lý toàn bộ nhân viên bếp và các món ăn, huấn luyện các bộ phận bếp làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Để rõ hơn công việc cụ thể của bếp trưởng, chúng ta cùng tìm hiểu phần dưới đây nhé!

1.2.1. Đảm bảo chất lượng của món ăn và điều hành công việc trong bếp

Executive Chef là người quản lý, hướng dẫn các nhân viên trong bếp như phụ bếp, bếp phó, các bếp trưởng chuyên môn và những bộ phận liên quan thực hiện đúng nghiệp vụ và chế biến các món ăn cho thực khách. Bếp trưởng cũng là người cần phải đảm bảo các nhân viên làm đúng các bước khi chế biến, đảm bảo chất lượng và an toàn beek sinh thực phẩm. Với những khách sạn, nhà hàng hạng sang, bếp trưởng cần đích thân kiểm tra kỹ càng món ăn trước khi chuyển chúng đi cho khách hàng.

Đảm bảo chất lượng của món ăn và điều hành công việc trong bếp

Bên cạnh đó, Executive Chef sẽ phân công những công việc cho nhân viên trong bếp, thông báo và phổ biến quy định, thông tin của cấp trên cho các nhân sự trong bếp, đảm bảo nhân sự thực hiện đúng quy trình chế biến món ăn.

1.2.2. Quản lý sản phẩm trong bếp và đảm bảo an toàn vệ sinh

Với những thực phẩm, hàng hóa mua vào, Executive Chef cần là người thực hiện kiểm duyệt, đồng với kiểm tra những loại gia vị, thực phẩm tồn trong kho để bổ sung cho ngày tiếp theo và hướng dẫn nhân sự bảo quản phù hợp. Những món đồ, nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, bếp trưởng sẽ trực tiếp hủy bỏ.

Đặc biệt, bếp trưởng cần chú ý tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm cả vệ sinh cá nhân của các thành viên trong bếp, đảm bảo đồng phục bếp đúng quy định, các dụng cụ sử dụng trong gian bếp cũng cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ca làm việc. Tiêu chuẩn vệ sinh của các thành viên bếp và không gian bếp cần đảm bảo đúng quy tắc, không ảnh hưởng tới chất lượng món ăn.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong bếp

1.2.3. Quản lý tài sản được giao và nhân sự trong bếp

Theo định kỳ, bếp trưởng cùng với kế toán hoặc những bộ phận liên quan sẽ kiểm kê công cụ, dụng cụ, máy móc, tài sản bên trong gian bếp và cần theo dõi việc sử dụng, bảo quản các công cụ, máy móc, tài sản này.

Bếp trưởng là người quản lý các nhân sự trong bếp, huấn luyện và tuyển chọn nhân viên mới, đảm bảo các nhân viên thực hiện đúng nghiệp vụ. Các nhân viên trong bếp, bếp trưởng cũng cần hướng dẫn nghiệp vụ, đưa ra những nội quy phù hợp với địa điểm, công việc, cũng như các thủ tục hành chính, chính sách cho nhân viên trong bộ phận bếp.

Ngoài ra, bếp trưởng còn có nhiệm vụ sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và điều động nhân viên làm việc, xoay ca linh hoạt, sắp xếp ngày nghỉ phép của nhân viên. Hàng ngày, cần tổ chức họp với các trưởng ca, bếp phó và bếp chủ đạo mỗi ngày, tìm ra những giải pháp giúp chất lượng món ăn nâng cao chiều lòng khách hàng.

Bếp trưởng sẽ đánh giá kết quả và thành tích của các nhân sự trong bếp và thực hiện các khóa huấn luyện, đào tạo chéo giữa các cơ sở, tạo điều kiện để nhân sự phát huy trình độ tối đa và thăng chức cho nhân viên xứng đáng, hỏi ý kiến nhân sự về những quy tắc, góp ý món ăn mới. Đây cũng là vị trí nhận order từ bộ phận nhà hàng, chế biến, nấu món trực tiếp và giao việc, giám sát nhân viên trong bếp nấu nướng, chế biến món ăn.

Quản lý tài sản được giao và nhân sự trong bếp

1.2.4. Tham gia kinh doanh và một số công việc khác

Executive Chef sẽ là người làm việc với các bộ phận khác để lập chiến lược, lên ý tưởng thực đơn, tăng trưởng ý tưởng kinh doanh và các chương trình ưu đãi, khuyến mãi với các bộ phận như Ban giám đốc, phòng Sales truyền thông, giám đốc bộ phận ẩm thực.

Với những người tiêu dùng tiềm năng hay khách hàng cũ, bếp trưởng cần thiết lập mối quan hệ và tư vấn thực đơn đúng khẩu vị, giá cả, mong muốn của khách hàng. Những khách hàng có ý kiến đóng góp thì bếp trưởng cần lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đó và thảo luận với các bộ phận như giám đốc nhà hàng, quản lý nhà hàng.

Những khách hàng có khiếu nại, phản hồi không tốt về bếp, Executive Chef cần trực tiếp đứng ra xử lý. Đồng thời, vị trí này sẽ thực hiện các công việc được giao phó bởi cấp trên, phối hợp làm việc với các bộ phận khác, nhập cuộc họp với bộ phận ẩm thực và bộ phận khác.

Phối hợp làm việc với các bộ phận khác

Executive Chef cũng là người báo cáo lại thu chi về thực phẩm cho bộ phận kế toán, lập báo cáo với tiền, kế hoạch làm việc trong kỳ tới cho giám đốc khách sạn, nhà hàng.

2. Làm thế nào trở thành Executive Chef? Mức lương và cơ hội việc làm

Để trở thành Executive Chef đúng nghĩa, bạn cần có bằng cấp như Cử nhân, Cao đẳng, Trung cấp chuyên ngành chế biến món ăn, thực phẩm hoặc bạn cũng có thể có những kinh nghiệm, bằng cấp tại các nhà hàng, khách sạn lớn.

Bên cạnh đó, tiếng Anh giao tiếp tốt với vị trí này sẽ là lợi thế. Bếp trưởng cũng cần có các kỹ năng như sáng tạo, cởi mở, biết thưởng thức món ăn, chế biến món ăn theo quy chuẩn; điều hành, tổ chức và giám sát công việc. Executive Chef cũng là người biết sử dụng máy tính để giao tiếp và làm việc qua email.

Kỹ năng cần có của Executive Chef

Vậy Executive Chef có mức lương bao nhiêu và cơ hội nghề nghiệp thế nào?

Với vị trí bếp trưởng, bạn sẽ nhận được một mức thu nhập hấp dẫn, trung bình từ 10 cho đến 30 triệu đồng một tháng. Với những bếp trưởng dày dặn kinh nghiệm và làm việc ở nhà hàng, khách sạn quy mô lớn thì mức lương có thể lên tới 30 đến 50 triệu hoặc cao hơn.

Với vị trí Executive Chef, bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình nhiều cơ hội làm việc ở khách sạn, nhà hàng với mức lương hấp dẫn. Do đó bạn đừng lo lắng nếu muốn theo đuổi ngành bếp nhé!

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Executive Chef là gì và những thông tin về vị trí bếp trưởng trong khách sạn, nhà hàng. Đây là vị trí rất quan trọng, chất lượng món ăn và cách làm việc của nhân viên phần lớn đều ảnh hưởng bởi vị trí Executive Chef. Hầu hết những người theo đuổi nghề bếp đều mong muốn có thể thăng tiến lên vị trí này. Để trở thành Executive Chef, bạn cần rèn dũa những kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất cần thiết nhé!

Phụ bếp là gì?

Phụ bếp là một vị trí quan trọng trong nhà hàng, khách sạn, hầu hết đều là những người mới vào nghề bếp và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực nấu nướng. Vậy phụ bếp là gì? Công việc của phụ bếp là gì? Truy cập bài viết bên dưới để hiểu thêm thông tin về phụ bếp nhé!

Phụ bếp là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023