Đường mạch nha có nhiều công dụng tuyệt vời, đặc biệt tốt cho sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, mạch nha cũng là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất bia và kẹo. Hương vị dẻo quánh của mạch nha khiến trẻ em cho đến người già đều thích. Vậy đường mạch nha là gì? Mạch nha có công dụng gì? Có nên sử dụng đường mạch nha? Cùng tìm hiểu thông tin về đường mạch nha qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Đường mạch nha còn gọi là mạch nha hay kẹo mạch nha, là loại mật dẻo được sản xuất từ các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, lúa mạch,... Đây là loại đường không dai, có tính dẻo, màu vàng đậm bắt mắt, vị ngọt thanh tao và có mùi thơm của lúa nếp thoang thoảng. Tại Việt Nam, có một địa danh là nơi sản xuất mạch nha ngon và nổi tiếng nhất là Làng Thi Phổ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Mạch nha được tinh chế từ mộng lúa già và nếp, sau đó đem phơi nắng cho khô, giã thành bột mầm. Nấu xôi từ gạo nếp, đổ ra cho nguội, sau đó trộn với bột mộng lúa đã làm trước đó theo tỷ lệ là 1:5, 1 bột và 5 xôi. Cuối cùng, hỗn hợp được mang đi nấu chín, lọc và cô đặc nhiều lần cho đến khi tạo được một hỗn hợp đặc sánh, có màu vàng sậm đẹp mắt.
Sau khi biết được đường mạch nha là gì, chúng ta cùng tìm hiểu công dụng của đường mạch nha đối với sức khỏe và trong công nghiệp sản xuất bia, kẹo nhé!
Đường mạch nha là sản phẩm vừa bổ, vừa ngon, đồng thời là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất bia, mứt kẹo. Đường mạch nha có công dụng giúp cho kẹo nhiều tơ, dai hơn, không bị chảy nhão do hút ẩm, không bị lại đường. Mạch nha cũng là nguyên liệu cần thiết giúp các nhà sản xuất bia đảm bảo chất lượng bia tốt mà vẫn hạ được giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, đường mạch nha còn có công dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác, đóng vai trò là nguyên liệu bổ sung quan trọng.
Ngoài sản xuất bia, kẹo, bánh và làm các món ngon khác thì mạch nha còn đóng vai trò như một vị thuốc, có nhiều công dụng mà nhiều người không ngờ tới. Mạch nha có vị ngọt mặn, tính ôn, không độc nên được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.
Rễ non mạch nha lên mầm vào năm 1972 đã được chúng minh là trị viêm gan cấp và mạn tính rất tốt. Cụ thể, sử dụng rễ non mạch nha trong nhiệt độ thấp, cho lên mầm, sau đó sấy khô tán bột tạo nên siro, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml sau bữa ăn. Chức năng gan sẽ được phục hồi sau khi bệnh nhân uống liên tục trong vòng 31 ngày, tuy nhiên nên uống kèm thêm vitamin B viên hoặc thêm men.
Ngoài ra, đối với phụ nữ sau sinh, đường mạch nha có tác dụng rất tốt, giúp các mẹ bỉm chữa được các bệnh như tắc sữa, sữa quá nhiều hoặc đau căng vú. Mỗi ngày, bệnh nhân nên sử dụng từ 100 – 200g mạch nha, sắc với nước uống, giúp phụ nữ thuyên giảm.
Nếu bạn cảm thấy ngực quá nhiều sữa, muốn thôi cho con bú và vú đang căng tức thì có thể thực hiện như sau: Sử dụng mạch nha tán bột 120g, sắc uống với nước, ngày uống 4 lần với nước sôi nóng và mỗi lần uống 15g. Ngoài ra, nếu sản phụ cảm thấy đau tức vú, tắc sữa thì có thể sắc dịch của mạch nha nửa rán, nửa sống, mỗi lần từ 30 – 60g và ngày dùng 2 lần.
Cồn mạch nha có tác dụng trị nấm đặc biệt hiệu quả. Bạn thực hiện như sau: Lấy 40g mạch nha sống, ngâm vào 100ml cồn 75% trong vòng 1 tuần, bôi vào da ngày 2 lần vào sáng và tối, có kết quả sau 4 tuần.
Nếu bạn thường xuyên bị chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng hay khó tiêu thì có thể dùng 10g mạch nha và 10g sinh sơn tra sắc uống lấy nước. Để trị rối loạn tiêu hóa và bổ tỳ, bạn nấu 10g mạch na, 10g bạch linh, 10g bạch truật, 10g đảng sâm, 6g thảo quả, 3g can khương, 3g cam thảo, 6g trần bì. Nếu bị chướng bụng, khó tiêu, nên sử dụng mạch nha kết hợp với thần khúc, sơn tra và kê nội cân để trị.
Để nấu đường mạch nha, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có bột mộng của các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa nếp, gạo nếp hoặc lúa mạch mỳ đã có mầm, cùng với mộng lúa đã già.
- Bước 1: Làm mộng lúa nếp
Bạn lấy nếp ngâm nước trong thời gian 1 ngày, sau đó rửa sạch lại với nước để loại bỏ nước chua, tiếp theo ngâm thêm 7 – 8 ngày. Khoảng thời gian này, bạn cần tưới nước đều đặn giống như ủ mạ lúa.
Khi đã đủ thời gian, bạn đem mộng ra, loại bỏ hết trấu, rửa sạch lại với nước và cho mộng héo bằng cách ủ lại. Tiếp đến, bạn xé tời mộng héo, đem ra phơi nắng cho thật giòn, khô, cuối cùng xay thành bột hoặc đem giã nhỏ.
- Bước 2: Làm đường mạch nha
Để chế biến đường mạch nha, bạn lấy gạo nếp đem đồ xôi. Sau khi nguội, trộn xôi với bột mộng lúa nếp theo tỷ lệ là 5 xôi, 1 bột mộng. Khi đã trộn đều tay, bạn cho thêm nước lã vào theo đúng tỷ lệ là 2kg gạo cho một 1 lít nước. Trộn xong, bạn cho vào chảo gang, cho thêm bột mầm, đổ nước sền sệt, khuấy đều tay và khuấy nhuyễn khi nấu trên bếp.
Tiếp theo, bạn nấu hỗn hợp này trong thời gian từ 6 đến 7 tiếng, đổ vào bao gai hoặc dụng cụ nào đó có thể ép lấy nước, tạo thành tinh chất nếp. Khi đã lọc sạch tinh chất đã ép, bạn cho hỗn hợp vào nồi và nấu đến khi đặc lại. Khi nấu, khoảng 4 đến 5 tiếng, bạn sẽ thu được mạch nha với vị ngọt thanh, chất dẻo và thơm mùi gạo nếp.
Có thể thấy, mạch nha có nhiều công dụng thần kỳ trong y học, có khả năng chữa bệnh, chứa nhiều vitamin C, vitamin B, chất lên men tốt cho sức khỏe. Do đó, đường mạch nha có thể sử dụng để làm nên những món bổ dưỡng và ngon miệng. Bạn có thể làm thành kẹo, làm bánh, nấu chè,...
Dưới đây là một số món ăn làm từ đường mạch nha mà bạn có thể thử:
- Sữa mạch nha: Sữa mạch nha được tạo nên từ hỗn hợp bột mì, lúa mạch và sữa nguyên kem, tạo nên một loại cháo bột, sau đó phơi khô đến khi hỗn hợp thành bột mịn. Sữa mạch nha là loại sữa thơm ngon, giúp người lớn và trẻ sơ sinh bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, có tác dụng chữa các bệnh như cải thiện tuần hoàn máu, mất ngủ và làm đẹp da…
- Làm kẹo đậu mè, đậu phộng: Bạn chỉ cần mua mạch nha sẵn có tại các cửa hàng làm bánh hay sàn thương mại điện tử. sau đó bỏ ra ngoài và đun nóng đường mạch nha. Tiếp theo, bạn chỉ cần trộn chung với các loại hạt ngũ cốc, hạt mè để tạo thành các món kẹo, mùi vị đặc biệt thơm ngon và hấp dẫn.
- Phết lên bánh quế và bánh tráng ăn liền: Bạn nướng bánh quế, bánh tráng và đun nóng mạch nha, sau đó phết mạch nha đều lên bánh quế hoặc bánh tráng, cho thêm một số gia vị như dừa nạo sợi, đậu phộng, ít hạt mè (hạt vừng) và bạn chỉ cần gấp bánh lại thưởng thức. Cách ăn này được nhiều người thích thú và lựa chọn nhất, độ giòn tan của bánh kết hợp với vị ngọt của mạch nha tạo nên một món ăn thơm ngon, mùi vị khiến bạn nhớ mãi không quên.
- Làm kẹo Nougat (kẹo hạnh phúc): Đây là món kẹo đang hot hiện nay, đặc biệt là vào các dịp Tết. Bạn có thể sử dụng đường mạch nha thay cho đường cát, đường hạt. Vẻ ngoài của kẹo Nougat đẹp mắt, thơm ngon và hấp dẫn người nhìn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được đường mạch nha là gì và những thông tin khác về đường mạch nha. Có thể thấy, đường mạch nha có nhiều công dụng tuyệt vời, là một nguyên liệu quan trọng trong y học và tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Tuy vậy, nếu bạn bị mắc các bệnh như đái tháo đường, hạ đường huyết sau bữa ăn, mắc bệnh celiac hay thiếu hụt sucename-isomaltase bẩm sinh (CSID) thì nên hạn chế sử dụng đường mạch nha.
Vỏ trấu là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất công nghiệp hay trong y học. Vậy vỏ trấu là gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu thông tin về vỏ trấu nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023